NASA thiết kế robot rắn mới khám phá đa dạng địa hình

Thùy Trang |

NASA đang phát triển một robot hình rắn có thể khám phá các địa hình khác nhau để tìm kiếm sự sống trong không gian.

Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) gần đây đang phát triển một robot rắn mới để khám phá và tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên khắp vũ trụ.

Robot rắn còn được biết đến với tên gọi là nhà khảo sát khám phá sinh học vũ trụ (EELS). Các nhà khoa học đã thiết kế robot mới này rất linh hoạt và thông minh.

Khả năng của robot rắn EELS 

Tiến sĩ Hiro Ono, điều tra viên chính tại JPL, nói rằng xung quanh hệ mặt trời có rất nhiều lỗ hổng, hang động và vết nứt.

Họ đặt mục tiêu để robot khám phá những địa điểm trên và cả những nơi chưa từng có robot nào đặt chân đến.

Tiến sĩ Mathew Robinson, giám đốc dự án tại JPL, nói thêm rằng họ đã dựa cách con rắn di chuyển khi thiết kế robot này. Họ muốn tạo ra thiết bị có thể khám phá mọi nơi, đặc biệt là những nơi không an toàn để con người khám phá.

Robot rắn tự hành này đã được thiết kế để dễ dàng vượt qua các địa hình khác nhau như nước, cát, đá và băng. Khả năng này bắt nguồn từ thiết kế vít xoay có thể thay đổi và điều chỉnh hình dạng để thích ứng với địa hình đa dạng.

Theo một báo cáo, gần đây nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm đối với robot bên trong sông băng Athabasca và núi lửa Mount Meager của Canada.

Đây là bước đầu tiên trong việc phân tích khả năng phục hồi và khả năng điều hướng của robot qua địa hình gồ ghề để tiếp tục hoàn thiện thiết kế cho nhiệm vụ cuối cùng.

Nhiệm vụ trong tương lai

EELS xuất hiện trong bối cảnh tàu thăm dò Cassini khám phá sao Thổ trong gần 13 năm. Nhiệm vụ đã kết thúc vào tháng 9.2017 khi tàu vũ trụ đâm vào bầu khí quyển của sao Thổ.

Phát hiện đáng chú ý về các luồng hơi nước tại mặt trăng Enceladus của sao Thổ đã thúc đẩy sự phát triển của robot rắn EELS này.

Điều này chứng minh một đại dương lỏng bên dưới lớp vỏ đóng băng của mặt trăng có khả năng tồn tại.

Các nhà khoa học và kỹ sư hy vọng sẽ nghiên cứu được hệ thống thông hơi bằng cách gửi robot này qua kẽ hở của mặt trăng.

Ngoài ra, nó có thể giúp các phi hành gia tương lai thiết lập một căn cứ Artemis trong các nhiệm vụ sắp tới.

Robot này có thể dễ dàng xuyên qua các ống dung nham hay miệng núi lửa của mặt trăng và xác định vị trí lượng nước bị giữ lại trên bề mặt mặt trăng.

Những địa điểm xa xôi này rất khó tiếp cận nhưng robot rắn này có thể hoạt động hiệu quả và trả lại vô số dữ liệu cho Trái đất.

Nhóm JPL hiện đang làm việc để hoàn thiện các cải tiến đối với EELS. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, chúng ta có thể nhìn thấy một con rắn trườn qua bề mặt trăng sao Thổ.

Tuy nhiên, một số khó khăn cần phải được giải quyết trước khi viễn cảnh này có thể trở thành hiện thực.

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Robot phục vụ bàn: Giải pháp cho tình trạng thiếu lao động nhà hàng

Khánh Minh |

Hiện có hàng chục nghìn robot phục vụ bàn trên toàn thế giới và con số đó sẽ không ngừng tăng lên.

Robot hình người thấy buồn vì không cảm nhận được tình yêu

Anh Vũ |

Robot hình người có tên Ameca, được coi là robot tiên tiến nhất thế giới, đã khiến nhiều người ngạc nhiên với câu trả lời đầy cảm xúc khi được hỏi về ngày buồn nhất trong đời.

Robot tí hon có khả năng chụp từng tế bào

Thùy Trang |

Công nghệ phát triển Robot tí hon có khả năng xác định vị trí, vận chuyển và chụp lại các tế bào riêng lẻ sẽ sớm được áp dụng vào y học và cả đời sống.

Ông Nguyễn Quang Tuấn có được hành nghề y ngay sau khi thụ án xong?

Việt Dũng |

Dư luận quan tâm việc cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn sau khi thụ án 3 năm tù, ông có được hành nghề y ngay hay không.

NSƯT Hoàng Hải: "Tôi cũng trải qua những cay đắng cuộc đời giống Lưu Nát"

Nhóm PV |

NSƯT Hoàng Hải có buổi chia sẻ đặc biệt với Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động về những trải nghiệm cuộc sống anh đã đưa vào vai Lưu Nát để vai diễn sinh động, chân thực qua bộ phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao".

Một doanh nghiệp bị xử phạt nặng vì che giấu thông tin

TRÍ MINH |

Công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn vừa bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt do không báo cáo các thông tin theo quy định.

Khách Việt say độ cao, chịu lạnh cắt da cắt thịt khi trekking ở Nepal

Chí Long |

Kết thúc chuyến trekking cung đường Annapurna thuộc vùng Himalaya, Đỗ Duy Luân rút ra những "kinh nghiệm xương máu" sau hành trình khám phá Nepal.

Phân luồng nút Hồ Tùng Mậu: Người dân gặp khó vì thiếu nhiều biển chỉ dẫn

Hải Danh - Việt Dũng |

Hà Nội - Việc thiếu biển chỉ dẫn giao thông khiến cho công tác phân luồng giao thông tại nút giao Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm) gặp nhiều khó khăn trong ngày đầu thí điểm phân luồng.

Robot phục vụ bàn: Giải pháp cho tình trạng thiếu lao động nhà hàng

Khánh Minh |

Hiện có hàng chục nghìn robot phục vụ bàn trên toàn thế giới và con số đó sẽ không ngừng tăng lên.

Robot hình người thấy buồn vì không cảm nhận được tình yêu

Anh Vũ |

Robot hình người có tên Ameca, được coi là robot tiên tiến nhất thế giới, đã khiến nhiều người ngạc nhiên với câu trả lời đầy cảm xúc khi được hỏi về ngày buồn nhất trong đời.

Robot tí hon có khả năng chụp từng tế bào

Thùy Trang |

Công nghệ phát triển Robot tí hon có khả năng xác định vị trí, vận chuyển và chụp lại các tế bào riêng lẻ sẽ sớm được áp dụng vào y học và cả đời sống.