Khi Internet cho chúng ta công cụ “giết người vô hình“

Huyên Nguyễn |

Theo kết quả khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội, 78,1% người sử dụng mạng xã hội đã trở thành nạn nhân của những phát ngôn gây thù ghét trên môi trường này.

Ngày càng nhiều người bị "ném đá giấu tay"

Ngày 12.4, tại Hà Nội, Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông đồng tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”.

Hội thảo là diễn dàn mở chính thức đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp” với sự tham gia của hầu hết các cơ quan chủ quản của Việt Nam, các doanh nghiệp, các học giả trong nước và quốc tế.

Cũng tại đây, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp cung cấp nền tảng mạng xã hội cùng thảo luận để tìm ra các giải pháp khả thi, hướng tới xây dựng một môi trường mạng xã hội an toàn và công bằng cho người sử dụng.

Theo thống kê của Chương trình nghiên cứu Internet & Xã hội, Việt Nam đang có hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm 37% dân số, đây là tỷ lệ cao so với mức độ trung bình toàn cầu là 31%. Trung bình mỗi ngày một người Việt Nam vào mạng xã hội khoảng 2 giờ 18 phút.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Phạm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học VPIS, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn khẳng định: Mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi rộng lớn cho công dân toàn cầu tự do kết nối và chia sẻ. Tuy nhiên, nó cũng trở thành công cụ miễn phí và vô hình mà bất cứ ai có thể sử dụng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo  lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng và đang tạo nên một thách thức lớn không chỉ tại Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Đông đảo các đại biểu tham dự Hội nghị (Ảnh: HN)

Hiện chưa có khái niệm đầy đủ về "hate speech" (phát ngôn gây thù ghét). Nhưng có thể tạm hiểu là phát ngôn chế nhạo, phỉ báng, quấy rối, khuyến khích những người có thái độ căm ghét, hay xúi giục tấn công người khác ngoài đời thực về giới tính, sắc tộc, tôn giáo hay khuyết tật.

Phát ngôn gây thù ghét (hate speech) ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở Việt Nam với rất nhiều trường hợp nằm ngoài sự điều hỉnh của luật pháp Việt Nam và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội, 78,1% người sử dụng mạng xã hội đã trở thành nạn nhân của những phát ngôn gây thù ghét trên môi trường này.

Internet đang cho người ta công cụ là "hòn đá vô hình" để ném đá người khác. Nhiều người từng bắt gặp việc bị lập các tài khoản Facebook giả bằng thông tin, hình ảnh về gia đình con cái của họ với mục đích để bôi nhọ danh dự cá nhân.

Những hệ quả khôn lường

TS Phạm Hải Chung (giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền) đã đưa ra một vài dẫn chứng vụ thể liên quan tới vấn đề này. Theo TS Phạm Hải Chung, hiện nay, điện thoại thông minh có kết nối Internet giúp mọi người có khả năng kết nối với cả thế giới. Nhiều người còn nhớ clip cảnh sát khu vực vào khám nhà và nhổ nước bọt vào mặt dân. Nhờ chiếc điện thoại ghi lại hết những gì xảy ra, công bằng đã được trả lại cho người dân sau đó.

Ngược lại khi bức tranh không hoàn thiện, hay bị sắp đặt có thể khiến xã hội tạm thời hiểu sai cả một vấn đề lớn. Khi chiếc điện thoại thông minh giơ lên, từ chuyện một hoa hậu có dáng ngủ chưa đẹp, cô giáo mắng học sinh, cán bộ phanh áo khi tiếp dân, nhà sư lỡ lời, bác sĩ gác chân khi trực, hay hình ảnh bảo vệ cõng cán bộ trời mưa… đều có thể trở thành “tâm bão”.

Bởi đám đông vốn tư duy chủ yếu bằng hình ảnh và cảm tính. Một bức ảnh bị cắt góc thì chỉ thấy một mảng tối của vấn đề và góc nhìn của người chụp. Báo chí và cư dân mạng từng lên án vụ việc "con đánh cha tại Hải Dương", hay vụ "siêu xe lắp biển xanh tại Cần Thơ"... nhưng đều là thông tin giả. Điều đó cho thấy không chỉ cá nhân mà cả các tổ chức đều có thể là nạn nhân của những phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội.

Sẽ có những người lợi dụng đám đông trên mạng xã hội để tấn công cá nhân, các đơn vị, tổ chức trong cả kinh doanh, cạnh tranh và chính trị.

TS Phạm Hải Chung (giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền) cho rằng những điều lưu giữ trên Internet có thể tồn tại mãi mãi và gây áp lực khiến nhiều người bị tổn thương, thậm chí có thể dẫn tới tự tử (Ảnh: HN)

Phát ngôn gây thù hận thường lan tỏa nhanh và thường xuyên trên mọi nền tảng thông tin, đặc biệt mạng xã hội. Khi Internet cho chúng ta công cụ giết người vô hình, mà không có một bộ lọc pháp lý vừa đủ, kịp thời, thì chính cá nhân chúng ta, hay doanh nghiệp đang và có thể sẽ là nạn nhân của "hate speech".

Nguy hiểm hơn, những điều lưu giữ trên Internet có thể tồn tại mãi mãi và gây áp lực khiến nhiều người bị tổn thương, thậm chí có thể dẫn tới tự tử. Vì vậy, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội là cần thiết để giúp những người sử dụng, doanh nghiệp có thể được bảo vệ.

 

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

“Sập bẫy tình” qua mạng xã hội, nhiều chị em ngậm quả đắng

Trường Sơn |

Dù liên tục bị cơ quan công an “sờ gáy”, nhưng tình trạng lừa đảo qua các mạng xã hội vẫn tiếp diễn và ngày có thêm nhiều nạn nhân mới bị các đối tượng lừa tình, lừa tiền. Thường các đối tượng người nước ngoài hoặc giả danh người nước ngoài lợi dụng sự cả tin của một số phụ nữ đã dẫn dụ họ vào những cái bẫy rất tinh vi để lừa chuyển tiền thanh toán cước vận chuyển, tiền thuế, phí Hải quan vào các tài khoản do chúng tạo ra nhằm chiếm đoạt.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Giảng viên Việt là nhà khoa học nữ duy nhất Châu Á đạt giải thưởng sáng tạo

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM là nhà khoa học nữ duy nhất toàn Châu Á nhận được Giải thưởng Sáng tạo xuất sắc nhất của Quỹ Toàn cầu Hitachi năm 2022.

Thái Lan sắp thu phí du lịch của du khách quốc tế

Thanh Hà |

Thái Lan có kế hoạch thu phí du lịch với người nước ngoài, ngoại trừ người nước ngoài có giấy phép lao động và giấy thông hành biên giới.

“Sập bẫy tình” qua mạng xã hội, nhiều chị em ngậm quả đắng

Trường Sơn |

Dù liên tục bị cơ quan công an “sờ gáy”, nhưng tình trạng lừa đảo qua các mạng xã hội vẫn tiếp diễn và ngày có thêm nhiều nạn nhân mới bị các đối tượng lừa tình, lừa tiền. Thường các đối tượng người nước ngoài hoặc giả danh người nước ngoài lợi dụng sự cả tin của một số phụ nữ đã dẫn dụ họ vào những cái bẫy rất tinh vi để lừa chuyển tiền thanh toán cước vận chuyển, tiền thuế, phí Hải quan vào các tài khoản do chúng tạo ra nhằm chiếm đoạt.