Công nghệ mới sẽ ảnh hưởng tới dạy - học ngoại ngữ như thế nào?

Bích Hà |

Các chuyên gia dự báo, trong tương lai các sản phẩm trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong khả năng dịch ngôn ngữ, lái xe, thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp và thậm chí là viết các bài luận, viết sách và viết báo.

Trước tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, học gì để tương lai không bị robot thay thế, bị trí tuệ nhân tạo vượt xa, đang là băn khoăn của nhiều học sinh trong việc học tập và lựa chọn nghề nghiệp.

Bước tiến bộ vượt bậc của trí tuệ nhân tạo

Gã khổng lồ Google vừa khiến cả thế giới kinh ngạc khi “trình làng” dòng sản phẩm tai nghe có khả năng phiên dịch tới 40 loại ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt.

Một thí nghiệm nhỏ đã được thực hiện ngay trong buổi giới thiệu sản phẩm vào đầu tháng 10: Người nói tiếng Thụy Điển dùng tai nghe Pixel Buds và chiếc điện thoại Pixel. Khi người đối diện nói tiếng Anh, đôi tai nghe đang trên tai ngay lập tức dịch sang tiếng Thụy Điển.

Sau đó, khi người nói tiếng Thụy Điển đáp lại và ấn vào tai nghe trên tai mình, trợ lý ảo Google Assistant đã lập tức dịch sang tiếng Anh và phát qua loa ngoài để người kia nghe được.

Nhanh chóng, dịch ngay tức thì, không có độ trễ. Đây là tính năng độc đáo rất hữu ích khi đi du lịch nước ngoài. Sự phát triển của công nghệ này được Google hứa hẹn: “Có lẽ trong tương lai, chúng ta sẽ không cần học ngoại ngữ, không cần phiên dịch, mà vẫn có thể giao tiếp trôi chảy với chiếc tai nghe tuyệt vời này”.

Không cần học ngoại ngữ vẫn có thể giao tiếp. Thông tin này giống như vị cứu tinh cho rất nhiều người không giỏi, thậm chí là không biết ngoại ngữ. Sự phát triển của công nghệ này ngoài tạo nên giá trị thương mại còn là kết quả của cuộc đua hết sức gay cấn giữa các hãng công nghệ lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Sự ra đời của sản phẩm cũng góp phần xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ, hữu ích với các hoạt động như đi dự các hội nghị, nghe các diễn giả thuyết trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đi du lịch.

Tuy nhiên, ngay sau sự kiện công bố tai nghe “phiên dịch” Pixel Buds, nhiều người đã bày tỏ băn khoăn, lo lắng trước sự phát triển của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo sẽ đe dọa tới nhiều nghề nghiệp, có nguy cơ bị cạnh tranh trong cuộc cách mạng 4.0. Đó là giáo viên dạy ngoại ngữ, thông dịch viên và hướng dẫn viên - những ngành nghề vẫn được xem là hot trong thời điểm hiện tại.

Dịch tiếng nói bao gồm 3 bài toán rất thách thức trong trí tuệ nhân tạo là nhận dạng tiếng nói - chuyển từ âm thanh sang văn bản; dịch máy - chuyển văn bản từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích; tổng hợp tiếng nói - chuyển văn bản ở ngôn ngữ đích sang tiếng nói. Liệu sự tiến bộ của công nghệ này có ảnh hưởng đến việc dạy và học ngoại ngữ. Con người có cần thiết phải học ngoại ngữ khi đã có những thiết bị tân tiến có khả năng nhận dạng và dịch ngôn ngữ?

Trước thông tin này, cô Đặng Thị Anh Phương (giáo viên dạy tiếng Anh Trường THPT Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đưa ra cảnh báo: “Chúng ta chỉ nên xem nó là sản phẩm hỗ trợ, chứ đừng nên xem nó thay thế hoàn toàn việc học. Sản phẩm công nghệ dù có hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế việc học ngoại ngữ của con người được. Bởi ngoài việc có thêm kiến thức, chúng ta còn có hiểu biết về đất nước, văn hóa của một đất nước khác thông qua việc học ngôn ngữ. Hơn nữa, nếu phụ thuộc vào công nghệ quá sẽ khiến chúng ta ngày càng thụ động hơn”.

Theo cô Anh Phương, sản phẩm tai nghe phiên dịch này chỉ có thể giúp con người trong tình huống đặc biệt nào đó. Ví dụ như công việc của các doanh nhân, chính trị gia, thường xuyên phi họp hành, tiếp xúc với người nước ngoài.

Về lâu dài con người vẫn rất cần học và biết thêm ngoại ngữ, ít nhất giúp chúng ta làm chủ được hoạt động giao tiếp của mình.

Robot sẽ thay thế giáo viên?

Chủ đề tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang “nóng” trên nhiều diễn đàn quốc tế trong thời gian gần đây. Nhiều chuyên gia thừa nhận rằng công nghệ đang làm chủ thế giới và robot đang dần thay thế công việc của con người, thậm chí sự thay thế này còn rất hiệu quả.

Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông-Nam Á đang bị đe dọa, trong đó 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành.

Không chỉ có ngành dệt - may mà ngay cả ngành sư phạm cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Gần đây nhiều trường đại học trên thế giới bắt đầu mua robot giảng dạy tiếng Anh. Như vậy, có thể tương lai không xa robot sẽ thay thế thế cho giảng viên tiếng Anh.

Ngoài ra, nhiều phần mềm, thiết bị dịch thuật cũng được đưa ra thị trường với giá cả khá hợp lý. Thậm chí trong một số ngữ cảnh thông thường, các thiết bị phiên dịch còn có lợi thế hơn con người. Vì vậy, ngay cả giáo viên Anh văn cũng có khả năng bị cạnh tranh công việc trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi cuộc sống của con người. Google sẽ phủ sóng wifi toàn thế giới giúp sự giao tiếp giữa con người - thế giới ảo nhanh chóng.

Xe chạy đã không cần đến tài xế, nhiều nhà máy trên thế giới chỉ có robot làm việc... Thậm chí, dự báo trong tương lai tại Mỹ có khoảng 40 ngành nghề bị thay thế bởi robot, máy móc, trí tuệ nhân tạo.

Đơn cử hồi tháng 3 năm nay, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã phê duyệt ứng dụng hệ thống robot có tên Yomi giúp các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Tại Trung Quốc một số bệnh viện cũng sử dụng robot để phẫu thuật, hay cấy ghép răng.

Học gì để không thất nghiệp?

Ngày 20.7 vừa qua, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “Mô hình Đại học 4.0 - Nền tảng giáo dục thế kỷ 21”. Tại đây các chuyên gia đã bàn luận sôi nổi về xu hướng đào tạo đại học sao cho thích nghi với cuộc cách mạng 4.0.

Nhiều đại biểu đưa ra dự đoán, với đà phát triển, thì 10 năm sau, các sản phẩm trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong khả năng dịch ngôn ngữ, lái xe, thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp và thậm chí viết sách, viết báo.

Tuy nhiên, không đợi đến 10 năm, 20 năm, mà chỉ 3 tháng sau thế giới đã xuất hiện sản phẩm có thể thay thế con người trong việc dịch thuật. Vậy học ngành nào để không bị robot, các sản phẩm trí tuệ nhân tạo thay thế trong tương lai?

Về điều này, TS Lê Thẩm Dương (ĐH Ngân hàng TPHCM) cho rằng: “Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, các bạn trẻ phải tự hướng nghiệp, ai “khôn thì người đó sống”. Chúng ta nên xác định trước trong thời đại hội nhập hiện nay không có cửa ổn định. Không phải chỉ xin một công việc rồi tuyên bố tôi có nghề rồi an nhàn tận hưởng. Sẽ không lâu đâu khái niệm về công việc mà bạn đang biết sẽ mất đi, thay vào đó là một người làm nhiều việc, tức là phải đào tạo mình trở thành một người đa năng, biết làm nhiều việc”.

Ông cũng đưa ra lời khuyên, đã đến lúc các trường cần vạch ra chiến lược đào tạo những con người đa năng. Phải đào tạo để giúp học viên có phương pháp vừa làm vừa học, chứ không chỉ giữ tư duy, học một lần rồi áp dụng mãi.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.