Chớ ảo tưởng blockchain, tiền mã hóa là an toàn tuyệt đối

Thế Lâm |

Vài năm trước đã có không ít ý kiến bày tỏ trên các diễn đàn, trong những cuộc mạn đàm khi công nghệ blockchain mới được manh nha tại Việt Nam, cho rằng công nghệ chuỗi khối trong các dự án tiền mã hóa có tính bảo mật tuyệt đối.

Đó chính là sự ngộ nhận, đúng hơn là từ những người, đối tượng hiểu biết về công nghệ blockchain một cách nửa vời, không tới nơi tới chốn; hoặc chỉ nhằm "rêu rao" quảng bá cho các dự án tiền số, các cuộc ICO (phát hành lần đầu) tiền ảo… Đây chính là một trong những tác động tiêu cực vì khiến người dùng ỷ lại vào công nghệ blockchain và trở nên chủ quan.

Nhưng tới thời điểm này có thể thấy, các sàn giao dịch tiền số, các dự án GameFi (game online có kèm phát hành mã tiện ích token), dự án tiền mã hóa, chính là tâm điểm tấn công của hacker.

Vì sao trở thành tâm điểm thì đã quá rõ.

Đơn cử, một cuộc tấn công của hacker vào game Axie Infinity, có thể lấy cắp được lượng tiền mã hóa trị giá tới 615 triệu USD, tương đương hơn 14.000 tỉ đồng.

Các cuộc tấn công của hacker vào các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… trong hàng chục năm qua, nếu lấy cắp dữ liệu, thông tin hay các tài sản khác để bán, cũng khó lấy được lượng tiền có giá trị hàng trăm triệu USD như vậy.

Theo một báo cáo từ CertiK – công ty chuyên về bảo mật blockchain, trong tháng 4.2022, ít nhất đã xảy ra 31 vụ tấn công của hacker nhằm đánh cắp tiền mã hóa, lấy cắp hơn 370 triệu USD. Hacker đã tấn công khai thác các lỗ hổng trong các giao thức của các dự án, hoặc lừa người dùng để chiếm đoạt tài khoản.

Như vậy có thể thấy, ngay trong công nghệ blockchain do chính con người tạo ra không phải là không có lỗ hổng. Đúng hơn cần khẳng định rằng, chẳng có công nghệ nào là bảo mật, an toàn tuyệt đối. Vả lại, công nghệ nào cũng do con người sáng tạo, vận hành, khai thác và sử dụng, đó chính là những kẽ hở tạo ra những đường dẫn tới lỗ hổng. Mặt khác, người dùng các game hay dự án tiền số cũng có thể trở thành đường dẫn nhanh nhất để hacker xâm nhập và chiếm đoạt tài sản.

Nhìn vào con số mất mát, có thể thấy tin tặc đang gia tăng tấn công các dự án blockchain vì khả năng có thể đánh cắp được số tiền lớn. Mặt khác, nhiều dự án blockchain như GameFi, các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi), dự án tiền số… trong giai đoạn mọc lên như nấm này đang chưa chú trọng nhiều vào vấn đề bảo mật, trở thành “miếng mồi béo bở” cho hacker.

Cũng theo CertiK, năm 2021 tin tặc đã tấn công lấy cắp tổng cộng hơn 1,3 tỉ USD tiền mã hóa. Trong khi đó, chỉ mới có 4 tháng đầu năm 2022, tin tặc đã tấn công và lấy cắp số tiền mã hóa trị giá lên đến hơn 1 tỉ USD. Số tiền mã hóa lấy cắp được, hacker chuyển vào máy trộn Tornado Cash để tẩu tán.

Hầu hết các vụ việc như vậy, khổ chủ khó có thể lấy lại được ngoài một số trường hợp chuộc lại từ chính hacker, thành ra mức thiệt hại thường rất nặng nề, thậm chí một số dự án nguy cơ phá sản.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

“Kỳ lân” công nghệ Việt và nỗi ám ảnh bị mất dữ liệu, tiền mã hóa

Thế Lâm |

Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam mới nhất vừa được phát hành, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” và đều là doanh nghiệp có hoạt động lõi thuộc lĩnh vực dịch vụ công nghệ số.

Lòng tham hơn 14.000 tỉ đồng của hacker và sự bất cẩn của doanh nghiệp

Thế Lâm |

Sau vụ Axie Infinity bị hack một lượng tiền mã hóa lên tới 615 triệu USD, CEO của doanh nghiệp Sky Mavis vận hành game này tại Việt Nam là Nguyễn Thành Trung, thổ lộ rằng đã cảm thấy “tức giận vì hacker quá tham lam”.

Tiền mã hóa, game NFT “lùa gà” và bài học rơi thẳng đứng từ Bitcoin

Thế Lâm |

Tính từ thời điểm ngày 9-10.11, khi giá Bitcoin đạt đỉnh trên 68.000 USD đến nay, đồng tiền số này đã mất giá hơn 15%. Thậm chí vài ngày trước, Bitcoin được cho rằng “rơi thẳng đứng”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

“Kỳ lân” công nghệ Việt và nỗi ám ảnh bị mất dữ liệu, tiền mã hóa

Thế Lâm |

Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam mới nhất vừa được phát hành, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” và đều là doanh nghiệp có hoạt động lõi thuộc lĩnh vực dịch vụ công nghệ số.

Lòng tham hơn 14.000 tỉ đồng của hacker và sự bất cẩn của doanh nghiệp

Thế Lâm |

Sau vụ Axie Infinity bị hack một lượng tiền mã hóa lên tới 615 triệu USD, CEO của doanh nghiệp Sky Mavis vận hành game này tại Việt Nam là Nguyễn Thành Trung, thổ lộ rằng đã cảm thấy “tức giận vì hacker quá tham lam”.

Tiền mã hóa, game NFT “lùa gà” và bài học rơi thẳng đứng từ Bitcoin

Thế Lâm |

Tính từ thời điểm ngày 9-10.11, khi giá Bitcoin đạt đỉnh trên 68.000 USD đến nay, đồng tiền số này đã mất giá hơn 15%. Thậm chí vài ngày trước, Bitcoin được cho rằng “rơi thẳng đứng”.