Bộ Công an: Tỉnh táo trước lời mời đầu tư lợi nhuận hơn 20%/năm

Vân Trường |

Bộ Công an vừa đưa ra khuyến nghị giúp người dân tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi các lời mời gọi "việc nhẹ lương cao", đầu tư lãi suất khủng tràn lan thời gian qua.

Thời gian gần đây, theo ghi nhận từ các hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, hình thức lừa đảo trực tuyến gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt là xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử và công ty lớn với mức thù lao hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản người dân.

Theo đó, ghi nhận của hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656 do VNCERT/CC quản lý cho thấy, nhiều người dân đã phản ánh nhận được các tin nhắn tuyển cộng tác viên qua iMessage, Facebook, Zalo… với mức thù lao hấp dẫn cho người dùng.

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu tìm việc của nhiều người, các đối tượng đã giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Ngày 1.7, trên Cổng thông tin bocongan.gov.vn, trả lời thắc mắc của người dân liên quan đến hành vi sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo, Bộ Công an nêu rõ, đây là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

"Cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng thường lợi dụng lòng tham, ham muốn kiếm tiền một cách dễ dàng hay tâm lý e ngại đối với việc liên quan đến vi phạm pháp luật để hù dọa người dân", Bộ Công an cho biết.

Vì vậy, theo Bộ Công an, người dân cần tỉnh táo trước các lời mời gọi việc nhẹ lương cao, chiết khấu hoa hồng cao, mời tham gia các kênh đầu tư lợi nhuận lớn hơn 20% một năm. Đồng thời, hết sức cảnh giác đối với các cuộc gọi, thông báo tự xưng là người trong cơ quan pháp luật.

Để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ Công an khuyến cáo người dân chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức thông qua phương tiện truyền thông về các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới.

“Nếu nhận được thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật thì phải đến Cơ quan công an, văn phòng luật sư hoặc người hiểu biết pháp luật để trao đổi, cung cấp thông tin. Cơ quan công an không đưa ra các yêu cầu qua điện thoại mà sẽ có văn bản, quyết định gửi đến công dân trong trường hợp công dân có liên quan đến vụ việc cần giải quyết”, Bộ Công an thông tin thêm.

Vân Trường
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công an lý giải việc nhiều người cả năm chưa nhận được căn cước công dân

Việt Dũng |

Thay đổi tạm trú, thường trú, sai dữ liệu, sai địa chỉ... là một số nguyên nhân được Bộ Công an chỉ ra khi người dân chưa nhận được căn cước công dân gắn chip.

Lừa đảo ra nước ngoài "việc nhẹ lương cao" rồi đòi tiền chuộc

THANH TUẤN |

Gia Lai – Chỉ trong thời gian ngắn, Cơ quan công an 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum nhận được nhiều đơn thư phản ánh của các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Ngoài việc bị mất tài sản giá trị lớn, các nạn nhân còn bị lừa sang Campuchia làm việc, buộc phải nộp tiền để chuộc người về.

Bắt băng nhóm lừa đảo trên mạng do đối tượng người nước ngoài cầm đầu

Việt Dũng |

Hà Nội - 6 thanh niên trong đường dây mạo danh Shopee tuyển cộng tác viên, chia hoa hồng do nhóm người Trung Quốc cầm đầu, để lừa đảo 40 nạn nhân, chiếm đoạt 5 tỉ đồng.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bộ Công an lý giải việc nhiều người cả năm chưa nhận được căn cước công dân

Việt Dũng |

Thay đổi tạm trú, thường trú, sai dữ liệu, sai địa chỉ... là một số nguyên nhân được Bộ Công an chỉ ra khi người dân chưa nhận được căn cước công dân gắn chip.

Lừa đảo ra nước ngoài "việc nhẹ lương cao" rồi đòi tiền chuộc

THANH TUẤN |

Gia Lai – Chỉ trong thời gian ngắn, Cơ quan công an 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum nhận được nhiều đơn thư phản ánh của các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Ngoài việc bị mất tài sản giá trị lớn, các nạn nhân còn bị lừa sang Campuchia làm việc, buộc phải nộp tiền để chuộc người về.

Bắt băng nhóm lừa đảo trên mạng do đối tượng người nước ngoài cầm đầu

Việt Dũng |

Hà Nội - 6 thanh niên trong đường dây mạo danh Shopee tuyển cộng tác viên, chia hoa hồng do nhóm người Trung Quốc cầm đầu, để lừa đảo 40 nạn nhân, chiếm đoạt 5 tỉ đồng.