Bài 1: Video trực tuyến đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?

Quang Lộc |

Trong vài tháng qua, đã có những thay đổi đáng kể và những hành vi mới trong việc tiêu thụ Video trực tuyến ở tất cả các loại hình. Báo cáo nghiên cứu “VIDEO ĐÃ THAY ĐỔI CÁCH CHÚNG TA NHÌN THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?” là một cuộc khảo sát người tiêu dùng đánh giá xem xét kỹ tác động của đại dịch COVID-19 đối với thói quen và quan điểm tiêu dùng video trực tuyến. Báo cáo này dựa trên phản hồi của hơn 5.000 người tiêu dùng ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Scandinavia, Singapore, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên và xem tối thiểu một giờ video trực tuyến trở lên mỗi ngày.

Khảo sát này được thực hiện bởi trung gian thứ 3 có quyền truy cập dữ liệu tệp khách hàng tại các quốc gia Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Vùng Scandinavia, Singapore, Hàn Quốc, Vương Quốc Anh và Mỹ, ước tính có khoảng 500 người tại mỗi quốc gia tham gia khảo sát. Khảo sát được thực hiện trong năm 2020-2021.

Người tham gia khảo sát xã hội học trả lời nhiều câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau để xác định xem họ đã xem bao nhiêu video trực tuyến mỗi ngày, loại video họ xem, các công cụ giao tiếp họ sử dụng, các hoạt động xã hội họ thực hiện trên môi trường trực tuyến, các khóa học tập trực tuyến mà họ tham gia và cách họ xem thói quen sử dụng video trong tương lai và theo dõi xu hướng phát triển.

Video trực tuyến được sử dụng ngày càng phổ biến cho mục đích cá nhân cũng như sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh. Trong báo cáo này, kết quả được chia ra để xem xét kỹ lưỡng tập trung vào hành vi tập trung vào hành vi của người tiêu dùng chủ yếu xoay quanh nhu cầu giao tiếp và giải trí, và các tác động kinh doanh có thể ảnh hưởng do sự dịch chuyển nhanh chóng từ làm việc trực tiếp sang làm việc tại nhà. Dưới đây là một số điểm nhấn của báo cáo:

MỘT SỐ ĐIỂM NHẤN CỦA BÁO CÁO:

•    Đại dịch COVID-19 đã kéo theo dịch vụ streaming không chỉ gói gọn trong phạm vi giải trí và cập nhật tin tức mà giờ đây nó còn là phương tiện trao đổi thông tin quan trọng và kết nối với mọi người.

•    Người sử dụng giờ đây xem và tiêu thị nội dung video trực tuyến trung bình 4 tiếng mỗi ngày, con số này tăng gấp 4 lần so với năm 2020.

•    Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những cách thức làm việc trao đổi nội dung hoàn toàn mới, thay đổi toàn diện cách mọi người tương tác từ truyền thống lên môi trường mạng Internet, sử dụng mạng xã hội, các phương thức họp trực tuyến và một số phương thức khác.

•    Xu hướng xem nội dung Video trực tuyến sẽ còn tiếp tục phát triển ngay cả khi đại dịch kết thúc

•    Trong mùa dịch, 1/3 số người tham gia trả lời đều cho rằng làm việc từ nhà là phương án lựa chọn ưu tiên số 1

•    88% người trả lời cho rằng Video giúp tháo gỡ khó khăn khi phối hợp làm việc và giúp cải thiện hiệu quả tại công sở.

•    Video trực tuyến cho phép người dùng có thể cùng lúc thực hiện các hoạt động hằng ngày.

• Phần lớn người dùng toàn cầu đều cảm thấy có sự gắn kết với người thân, bạn bè và đồng nghiệp khi giao tiếp trực tuyến

Người xem tiêu thụ nội dung số nhiều gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái

Từ “phát trực tuyến - Streaming” thường được liên kết chủ yếu với các nền tảng video trực tuyến như Netflix, Amazon và Disney +. Khi mọi người trên toàn thế giới buộc phải ở nhà trong đại dịch, video trực tuyến đã đóng một vai trò hoàn toàn mới như một nguồn giải trí, tương tác xã hội và thông tin hàng đầu. Trên thực tế, thời lượng xem ngày xem video trực tuyến trung bình toàn cầu khoảng 4 giờ 3 phút mỗi ngày là một sự gia tăng đáng kể so với mức trung bình một giờ được đo lường trong nghiên cứu State of Online Video 2019 chỉ sáu tháng trước. Trên thực tế, hơn 85% người trên toàn cầu hiện xem video trực tuyến tới 6 giờ mỗi ngày. Đặc biệt, người dân ở Ấn Độ xem video trực tuyến nhiều nhất với trung bình 5 giờ 16 phút mỗi ngày, tỷ lệ phần trăm lớn nhất (7,1%) xem hơn 12 giờ mỗi ngày. Giờ xem trung bình thấp nhất là ở Hàn Quốc, tiếp theo là Pháp và Anh.

Có một mối tương quan giữa độ tuổi và giờ xem. Các thế hệ cũ, những người lớn tuổi sử dụng video trực tuyến ít nhất. Các yếu tố hành vi liên quan đến tuổi tác như những người trẻ tuổi có xu hướng thích tham gia nhiều lớp học trực tuyến hơn, trò chuyện video với bạn bè và chơi nhiều trò chơi điện tử hơn là lý giải cho số giờ xem video cao hơn ở độ tuổi này.

Người xem dành bao nhiêu giờ một ngày để xem video?
Người xem dành bao nhiêu giờ một ngày để xem video?
Việc sử dụng video trực tuyến của người tiêu dùng tăng trưởng mạnh

Với sự gia tăng đáng kể về số giờ xem mỗi ngày, không có gì ngạc nhiên khi có hơn 70% số người cho biết lượng thời gian họ xem video trực tuyến đã tăng lên trong hai tháng qua. Mức tăng lớn nhất là ở Ấn Độ và mức tăng thấp nhất là ở Hàn Quốc.

Thời gian xem video thay đổi ra sao trong 2 tháng qua
Thời gian xem video thay đổi ra sao trong 2 tháng qua
Video đã giúp bạn duy trì các hoạt động thường ngày thế nào?
Video đã giúp bạn duy trì các hoạt động thường ngày thế nào?

Sự gia tăng của việc sử dụng video trực tuyến không phải là xu hướng ngắn hạn

Với sự gia tăng đáng kể trong việc tiêu thụ video trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, điều gì sẽ xảy ra khi các hành vi bình thường mới được thiết lập? Dữ liệu dưới đây cho thấy một số bằng chứng cho thấy việc học trực tuyến sẽ vẫn phổ biến ngay cả khi đại dịch kết thúc

Ảnh 5: Các khóa học nào trong các khóa học trên đây bạn sẽ tham gia trong những năm tới
Các khóa học nào trong các khóa học trên đây bạn sẽ tham gia trong những năm tới

Ngoài việc tham gia các lớp học trực tuyến, hầu hết mọi người tin rằng việc học dựa trên video sẽ tiếp tục và ngày càng phổ biến. Thực tế ở Singapore, 92% người được hỏi mong đợi điều đó xảy ra.

Bạn sẽ kỳ vọng người xem tham gia khóa học trực tuyến như thế nào sau đại dịch COVID-19?
Bạn sẽ kỳ vọng người xem tham gia khóa học trực tuyến như thế nào sau đại dịch COVID-19?

Và một lần nữa, có sự nhất quán giữa các độ tuổi.

Bạn sẽ kỳ vọng người xem tham gia khóa học trực tuyến như thế nào sau đại dịch COVID-19?
Bạn sẽ kỳ vọng người xem tham gia khóa học trực tuyến như thế nào sau đại dịch COVID-19?
Phần lớn người dùng cảm thấy gắn kết hơn khi nói chuyện qua Video

Trong COVID-19, 89% người dùng sử dụng video (các phần mềm họp trực tuyến) để giao tiếp. Trò chuyện trực tuyến qua video phổ biến nhất ở Ấn Độ, nơi phần lớn người dân (65%) sử dụng nó nhiều lần trong ngày.

Figure 8: Trong suốt đại dịch, bạn sử dụng video trực tuyến thường xuyên ở mức nào để nói chuyện với gia đình và bạn bè?
Trong suốt đại dịch, bạn sử dụng video trực tuyến thường xuyên ở mức nào để nói chuyện với gia đình và bạn bè?
Hầu hết mọi người từ 18-24 tuổi trò chuyện trực tuyến qua video mỗi ngày vớ tỉ lệ là 57%, trong khi những người từ 55 tuổi trở lên sử dụng nó ít hơn một chút là 49%.
Trong suốt đại dịch, bạn sử dụng video trực tuyến thường xuyên ở mức nào để nói chuyện với gia đình và bạn bè?
Trong suốt đại dịch, bạn sử dụng video trực tuyến thường xuyên ở mức nào để nói chuyện với gia đình và bạn bè?
Trong suốt đại dịch, bạn sử dụng video trực tuyến thường xuyên ở mức nào để nói chuyện với gia đình và bạn bè?
Trong suốt đại dịch, bạn sử dụng video trực tuyến thường xuyên ở mức nào để nói chuyện với gia đình và bạn bè?
Mặc dù 33% người tiêu dùng toàn cầu không sử dụng trò chuyện video trước đại dịch, nhưng nghiên cứu này cho thấy 89% hiện sử dụng tính năng này ít nhất một lần một tuần.
Ảnh 11: Bạn có sử dụng video để giao tiếp với bạn bè và gia đình trước khi đại dịch xảy ra?
Bạn có sử dụng video để giao tiếp với bạn bè và gia đình trước khi đại dịch xảy ra?
Bạn có sử dụng video để giao tiếp với bạn bè và gia đình trước khi đại dịch xảy ra?
Bạn có sử dụng video để giao tiếp với bạn bè và gia đình trước khi đại dịch xảy ra?

Gần một phần ba số người gần đây đã có trải nghiệm đầu tiên khi theo dõi sự kiện thể thao điện tử. Trong khi phần lớn người dân ở hầu hết các quốc gia đã xem một sự kiện thể thao điện tử trước đại dịch, phần lớn người dân ở Ấn Độ chỉ mới lần đầu tiên có trải nghiệm với thể thao điện tử.

Ảnh 13: Bạn đã theo dõi sự kiện thể thao điện tử lần đầu tiên trong 2 tháng gần đây?
Bạn đã theo dõi sự kiện thể thao điện tử lần đầu tiên trong 2 tháng gần đây?
Bạn đã theo dõi sự kiện thể thao điện tử lần đầu tiên trong 2 tháng gần đây?
Bạn đã theo dõi sự kiện thể thao điện tử lần đầu tiên trong 2 tháng gần đây?
Quang Lộc
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.