Hướng tới kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2020)

Xuôi ngược làm hồ sơ đề nghị suy tôn liệt sĩ cho ông

hưng thơ |

Tử vong trong quá trình làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực phục vụ cách mạng, nhưng ông Nguyễn Văn Nghiêm (SN 1912, quê ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) chưa được suy tôn là liệt sĩ.

Con của ông Nghiêm nay già yếu, không còn đủ sức đi làm chế độ cho bố, nên người cháu Nguyễn Văn Nam (SN 1965, trú tại xã Cam Thành) xuôi ngược bổ sung hồ sơ với mong muốn liệt sĩ sớm được suy tôn.

Tử vong trong khi làm nhiệm vụ

Những năm kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Văn Nghiêm tham gia Ban chấp hành Hội Nông dân cứu quốc xã Cam Nguyên (nay là xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Trong 1 lần vận chuyển lương thực thực phẩm từ vùng Cùa ra tiếp tế tại xã Cam Thành vào năm 1947, ông Nghiêm đụng độ với quân Pháp và thiệt mạng. Đến khi tiếng súng lặng, thi thể của ông Nghiêm mới được người dân chôn cất.

Đến năm 1997, con trai của ông Nghiêm là Nguyễn Văn Duệ (SN 1935, hiện trú tại xã Xuân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) đi làm chế độ suy tôn liệt sĩ cho bố. Ông Duệ đã làm hồ sơ, có xác nhận của 2 người làm chứng là ông Nguyễn Công Đoàn và Đào Bá Ngọc ở địa phương. Hồ sơ được đưa về xã, nhưng 3 năm sau vẫn không được giải quyết, nên ông Duệ rút hồ sơ đem về.

Năm 2018, ông Duệ đã 83 tuổi, luôn bày tỏ mong muốn cha ông được công nhận là liệt sĩ đúng với bản chất sự việc nên người cháu Nguyễn Văn Nam quyết định sẽ hỗ trợ. Hồ sơ lại được nộp lên xã, nhưng ông Đào Bá Ngọc (nhân chứng xác nhận ông Nghiêm tử vong trong khi làm nhiệm vụ) đã chết, nên hồ sơ lại “tắc”.

Sẽ đề xuất lên cấp trên để giải quyết

Được sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn ở địa phương, ông Nam quyết định khăn gói ra tỉnh Quảng Bình để gặp ông Đào Thanh Tiềm (quê ở xã Cam Thành, nay trú tại Đồng Lê, Tuyên Hóa, Quảng Bình). Ông Tiềm - nguyên là Bí thư Thanh niên cứu quốc, Tiểu đội trưởng Dân quân tự vệ xã Cam Nguyên, Ủy viên Quân sự Ủy ban Hành chính kháng chiến xã Cam Nguyên, nên rất rõ việc ông Nghiêm tử vong khi làm nhiệm vụ. Chạy xe máy ra tỉnh Quảng Bình gặp ông Tiềm, khi đề cập đến chuyện làm hồ sơ suy tôn liệt sĩ cho ông Nghiêm, ông Tiềm ủng hộ.

Nhưng phải 2 lần ghé Quảng Bình, ông Nam mới có bộ hồ sơ của ông Tiềm để đưa vào hồ sơ đề nghị suy tôn liệt sĩ cho ông Nghiêm. Khi có 2 người làm chứng, hồ sơ của ông Nghiêm được đưa ra họp, được công khai ở trụ sở UBND xã Cam Thành và nhận được sự tán thành. Hồ sơ sau đó được chuyển về huyện, về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Quảng Trị.

Thế nhưng, cán bộ Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Trị phát hiện ở hồ sơ của người làm chứng không thể hiện được ông Tiềm có mặt tại địa phương thời điểm ông Nghiêm làm nhiệm vụ và tử vong. “Chúng tôi xác minh, thời điểm ông Nghiêm tử vong, nhân chứng là ông Tiềm có mặt tại địa phương. Nhưng trong văn bản, giấy tờ không thể hiện, nên chúng tôi đang gửi hồ sơ suy tôn liệt sĩ đối với ông Nghiêm ra Cục Người có công, Bộ LĐTBXH để xin ý kiến” - ông Nguyễn Thế Hậu, Trưởng phòng Người có công, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Trị, cho hay.

Tại tỉnh Quảng Trị, trường hợp hồ sơ suy tôn liệt sĩ gặp khó vì vấn đề như trên là rất hiếm. Qua xác minh và chứng nhận của người dân địa phương đều cho thấy, người thật việc thật. Tuy nhiên, vì những thiếu sót nhỏ, nhưng việc giải quyết chế độ rất khó. “Vì vậy, chúng tôi mới đề nghị cơ quan cấp trên xem xét, giải quyết” - ông Hậu nói thêm.

hưng thơ
TIN LIÊN QUAN

Tìm được 17 hài cốt đồng đội hy sinh ở Trường Sơn 50 năm trước

Thanh Hải |

Ông Phạm Công Hưởng - nguyên cán bộ Ban Chính sách Pháp luật, Tổng LĐLĐVN - là một trong những người có công đầu trong cuộc tìm kiếm thành công hài cốt của 17 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh sân bay Khâm Đức 50 năm trước. Cuộc tìm kiếm xuyên nhiều thập niên này đã có kết quả vào đầu tháng 6.2020.

Hy sinh hơn 70 năm vẫn chưa được công nhận liệt sĩ

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, một gia đình có 3 người tham gia cách mạng. Trong đó, một người mất từ năm 1949, được cấp trên là nguyên giám đốc Công an tỉnh xác nhận là cán bộ Công an đã hy sinh nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ.

Còn trường hợp tồn đọng là không tròn trách nhiệm với người có công

Lê Phương |

Tại cuộc gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra mục tiêu cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2020 phải giải quyết căn bản hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tìm được 17 hài cốt đồng đội hy sinh ở Trường Sơn 50 năm trước

Thanh Hải |

Ông Phạm Công Hưởng - nguyên cán bộ Ban Chính sách Pháp luật, Tổng LĐLĐVN - là một trong những người có công đầu trong cuộc tìm kiếm thành công hài cốt của 17 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh sân bay Khâm Đức 50 năm trước. Cuộc tìm kiếm xuyên nhiều thập niên này đã có kết quả vào đầu tháng 6.2020.

Hy sinh hơn 70 năm vẫn chưa được công nhận liệt sĩ

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, một gia đình có 3 người tham gia cách mạng. Trong đó, một người mất từ năm 1949, được cấp trên là nguyên giám đốc Công an tỉnh xác nhận là cán bộ Công an đã hy sinh nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ.

Còn trường hợp tồn đọng là không tròn trách nhiệm với người có công

Lê Phương |

Tại cuộc gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra mục tiêu cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2020 phải giải quyết căn bản hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng.