NHIỀU CÔNG NHÂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP:

Xin nghỉ phép cũng bị gây khó!

bảo hân |

Mặc dù có 12-14 ngày nghỉ hằng năm, nhưng nhiều người lao động (NLĐ) gặp rất nhiều khó khăn để được hưởng quyền đã được quy định trong Bộ luật Lao động.

Năn nỉ mới được nghỉ

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012, NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành… Tuy vậy, trong thực tế, nhiều trường hợp, NLĐ không dễ để được nghỉ phép.

Chị Nguyễn Thị Y - công nhân (CN) đang làm việc tại 1 doanh nghiệp (DN) may KCN Đình Trám (tỉnh Bắc Giang) - cho biết, một năm chị có 12 ngày nghỉ phép, nhưng thường chị chỉ nghỉ khoảng 5-6 ngày, là những lần không may bị ốm, hoặc có việc về quê. Còn những ngày không nghỉ, chị sẽ dành để cuối năm lấy tiền, mỗi ngày nghỉ phép được 200.000 đồng.

“Nhưng tổ trưởng luôn gây khó khăn khi CN nghỉ phép. Họ thường nói là không có CN làm thay để không cho nghỉ. Ai khéo mồm, ỉ ôi xin mãi thì mới được nghỉ”- chị Yến tâm sự. Vẫn theo chị Yến, nhiều CN có việc gấp, nhưng do không xin được nghỉ phép, hoặc ngại xin, đã chọn cách làm nghỉ không phép. Họ chấp nhận mất số tiền chuyên cần trong tháng đó (khoảng 300.000 đồng). Với CN, đó là số tiền không nhỏ, nhưng họ buộc phải chấp nhận.

Còn chị Trần Thị T (từng làm CN tại một Cty FDI của tỉnh Bắc Ninh, nay đã nghỉ việc), cho hay, Cty nơi chị làm việc trước đây tuy không gây khó dễ khi CN xin nghỉ, nhưng lại không thanh toán tiền cho những người không nghỉ hết các ngày nghỉ. Vì vậy, năm nào chị cũng cố gắng nghỉ hết các ngày phép cho… đỡ phí.

“Bán phép”

Báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” do tổ chức Oxfam cùng với Viện Công nhân - Công đoàn (CN-CĐ) thực hiện mới đây cho thấy, hầu hết các Cty và quản lý của các Cty được phỏng vấn đều nói rằng lo lắng nhất của họ là khi CN nghỉ việc, vì ảnh hưởng đến sản xuất. Theo quy định của pháp luật, trong mục quy định về “nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” và “nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”, thời gian nghỉ phép năm đối với ngành may là 14 ngày. Tuy nhiên, khá nhiều DN vi phạm quy định này và thường chỉ cho NLĐ nghỉ 12 ngày nghỉ phép năm. 1/3 số Cty khảo sát xác nhận việc này.

Chiến dịch thanh tra 152 DN may của Bộ LĐTBXH cho thấy, 23,7% DN không thực hiện đúng quy định về nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ hằng năm và nghỉ việc riêng có lương của NLĐ. Một quản lý sản xuất nói: “Nghỉ phép bị giới hạn vào mùa cao điểm. Những sự việc đột xuất, nghiêm trọng hoặc cực kỳ quan trọng thì CN mới nghỉ”. Nếu muốn nghỉ phép, CN phải xin phép, và phải trực tiếp gặp quản lý để xin phép trước, không được xin phép qua điện thoại. Có CN có việc gia đình đột xuất, thậm chí có CN chóng mặt không đến được Cty, không trực tiếp gặp được quản lý để xin phép, ngày nghỉ đó không được tính là ngày nghỉ phép và bị trừ lương.

Bên cạnh đó, tiền chuyên cần được trả cho CN hằng tháng để khuyến khích CN đi làm đầy đủ, nhưng ở một Cty được khảo sát, chỉ cần nghỉ 2 ngày, thậm chí chỉ nghỉ 1 ngày là CN mất toàn bộ tiền chuyên cần. Nhiều CN đăng ký nghỉ phép, song vì phải hoàn thành công việc, họ không được sử dụng ngày phép của họ. Ở một Cty, trong CN xuất hiện khái niệm “bán phép”, nghĩa là khi tổ/chuyền chưa hoàn thành định mức trong tuần/tháng, tổ trưởng yêu cầu CN làm thêm giờ và “bán phép” năm của mình cho Cty. Điều này đồng nghĩa họ “bất đắc dĩ tự nguyện” không nghỉ phép năm. Nếu CN nghỉ quá 12 ngày phép năm, họ sẽ bị trừ thu nhập.

bảo hân
TIN LIÊN QUAN

Xử lý thế nào khi nhiều người lao động nghỉ phép dài ngày?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có địa chỉ thuminh4x@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Dịp hè, khối lượng công việc tại công ty tôi rất lớn nhưng nhiều người lao động trong công ty lại xin nghỉ phép dài ngày để đi du lịch. Trường hợp này, công ty tôi phải xử lý như thế nào?

Nghỉ phép 22 ngày, có được đóng bảo hiểm xã hội?

Nam Dương |

Bạn đọc có email vanhienx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc công ty trên 30 năm, tôi được nghỉ phép 22 ngày. Vậy trong tháng tôi nghỉ hết phép đó người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm cho tôi không?

Xin nghỉ phép, chưa được đồng ý, bị sa thải có đúng?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hienphanx@xxx hỏi: Do có việc bận đột xuất, ngày 23.10.2018, tôi có viết email gửi tới giám đốc đang ở xa nơi làm việc xin nghỉ phép 10 ngày, từ ngày 24.10 đến ngày 4.11.2018. Giám đốc phản hồi vào cùng ngày nói nên nghỉ luôn từ ngày 31.10.2018.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xử lý thế nào khi nhiều người lao động nghỉ phép dài ngày?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có địa chỉ thuminh4x@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Dịp hè, khối lượng công việc tại công ty tôi rất lớn nhưng nhiều người lao động trong công ty lại xin nghỉ phép dài ngày để đi du lịch. Trường hợp này, công ty tôi phải xử lý như thế nào?

Nghỉ phép 22 ngày, có được đóng bảo hiểm xã hội?

Nam Dương |

Bạn đọc có email vanhienx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc công ty trên 30 năm, tôi được nghỉ phép 22 ngày. Vậy trong tháng tôi nghỉ hết phép đó người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm cho tôi không?

Xin nghỉ phép, chưa được đồng ý, bị sa thải có đúng?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hienphanx@xxx hỏi: Do có việc bận đột xuất, ngày 23.10.2018, tôi có viết email gửi tới giám đốc đang ở xa nơi làm việc xin nghỉ phép 10 ngày, từ ngày 24.10 đến ngày 4.11.2018. Giám đốc phản hồi vào cùng ngày nói nên nghỉ luôn từ ngày 31.10.2018.