Xin đất xây nhà miễn phí cho công nhân ở Tiền Giang: Doanh nghiệp sao quá nhọc nhằn?

CAO HÙNG |

Ngày 4.5, Báo Lao Động có bài phản ánh Cty TNHH Sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong (viết tắt Cty Thuận Phong) xin UBND tỉnh Tiền Giang được giao (hoặc thuê đất) để xây dựng nhà ở miễn phí cho 1.600 công nhân (CN). Đến nay, nguyện vọng trên của Cty Thuận Phong vẫn chưa được giải quyết.

100 tỉ đồng xây nhà cho CN ở… miễn phí

Năm 2013, trước tình cảnh hàng ngàn CN sống trong những căn nhà trọ chật hẹp, ô nhiễm…; lãnh đạo Cty Thuận Phong (KCN Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Tiền Giang “xin chia” lại khoảng 2ha đất để xây dựng nhà ở cho CN. Tuy nhiên, UBND tỉnh Tiền Giang đã “không chấp thuận đề nghị của Cty Thuận Phong về xây dựng nhà ở cho CN…” (văn bản số 5133/UBND-CN ngày 6.11.2013 của UBND tỉnh Tiền Giang). Dù bị khước từ, song Cty Thuận Phong vẫn không nản lòng. Ngày 7.11.2016, Cty Thuận Phong tiếp tục gửi văn bản “xin giao hoặc thuê lại đất để xây nhà ở miễn phí cho CN”, tại khu đất 18ha, thuộc xã Trung An, TP. Mỹ Tho...

Đặc biệt, sau khi nghe tin UBND tỉnh “phê duyệt điều chỉnh quy hoạch” khu đất 18ha nói trên; trong đó, có việc dành 3,1ha đất cho xây “nhà ở xã hội”, Cty Thuận Phong đã nhanh chóng lập dự án xin được xây dựng nhà ở miễn phí cho CN… Dự án gồm 6 block nhà 5 tầng (184 căn hộ, mỗi căn rộng 90m2), cùng các tiện ích phục vụ CN như: Khu thể thao đa năng, nhà ăn tập thể, nhà để xe, công viên cây xanh...

Tổng diện tích đất cho dự án trên là 19.490m2 và tổng vốn đầu tư cho dự án hơn 100 tỉ đồng. Ngày 12.2.2017, Cty Thuận Phong có văn bản chính thức xin UBND tỉnh Tiền Giang cho thuê hơn 1,9ha đất để thực hiện dự án. Trớ trêu, chính quyền địa phương chỉ chấp nhận giao Cty Thuận Phong… 1,1ha. Cty Thuận Phong cho rằng, với 1,1ha không đủ để triển khai đầy đủ 6 block nhà chung cư và các tiện ích. Vì vậy, Cty Thuận Phong đề nghị chính quyền giải quyết ít nhất 1,9ha đất, thì DN mới có thể triển khai dự án nhà ở miễn phí cho CN.

“Tiền hậu bất nhất”, vì sao?

Ngày 29.4 vừa qua, tại buổi tiếp xúc với DN, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã cam kết sẽ xem xét giải quyết 0,8ha đất còn lại (sau khi tỉnh đã chấp nhận cho DN thuê 1,1ha), để DN có đủ đất xây dựng nhà ở miễn phí cho CN. Thật lạ lùng, ngày 19.5.2017, UBND tỉnh ra văn bản số 2204/UBND-ĐTXD gửi Cty Thuận Phong, trong đó cho biết: “UBND tỉnh đang xin ý kiến các bộ, ngành trung ương về các quy định, trình tự, thủ tục giao đất (hoặc cho thuê đất) cho DN để xây dựng nhà ở cho CN…” của Cty Thuận Phong.

Ông Phạm Văn Tứ - Giám đốc Cty Thuận Phong - nói: “Nếu không thương CN, làm gì có chuyện tôi dám bỏ ra 100 tỉ đồng xây chung cư cho CN ở miễn phí? Đằng này, tôi đã cam kết dành hẳn số tiền trên xây dựng nhà ở miễn phí cho CN, Cty Thuận Phong đã thiết kế dự án rồi, chỉ cần chính quyền giao hoặc cho thuê đất là dự án triển khai ngay. Thế mà sao DN vẫn quá nhọc nhằn…”. Trong lúc đó, ông Tứ cho biết, tại tỉnh Bến Tre, dù nhà máy của DN không nằm trong KCN, nhưng tỉnh Bến Tre vẫn giao cho DN hơn 1,6ha để Cty Thuận Phong xây dựng nhà ở miễn phí cho CN… “Giao 1,6ha đất cho DN xây nhà ở cho CN, tỉnh Bến Tre đâu có cần “xin ý kiến các bộ, ngành trung ương”.

Còn với tỉnh Tiền Giang đã chấp thuận giao (hoặc cho thuê) 1,1ha đất cho DN xây nhà ở cho CN rồi, còn có 0,8ha đất còn lại, tại sao UBND tỉnh “tiền hậu bất nhất”, phải “xin ý kiến các bộ, ngành trung ương” là sao ?” - ông Tứ bức xúc nói.

Trong khi đó, qua xác minh, PV Báo Lao Động được biết trên khu đất 18ha ở xã Trung An. Nếu tỉnh Tiền Giang chỉ dành 1,1ha để xây nhà ở cho CN, thì có tới 3,4ha đã được tỉnh ưu tiên xây nhà thương mại để bán và dành 1,6ha cho dịch vụ thương mại hỗn hợp. Bà Nguyễn Thị Kim Hằng - Chủ tịch CĐCS Cty Thuận Phong - nói: “Tại sao tỉnh lại ưu tiên dành đất quá nhiều cho nhà ở thương mại, trong khi đất dành cho nhà ở CN lại bị thu hẹp chỉ 1,1ha - không đủ cho Cty Thuận Phong triển khai dự án? Chúng tôi rất bức xúc, khi được biết chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiện nay hết sức khuyến khích, ưu tiên cho DN đầu tư xây dựng nhà ở cho CN. Nhưng ở đây, DN muốn thực hiện dự án nhà ở miễn phí cho CN, sao quá khó khăn”.

Ngay tại buổi tiếp xúc với DN ngày 29.4, PV Báo Lao Động đã gặp và xin có buổi làm việc với ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. Ông Hưởng giới thiệu bà Hương Thu - Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang và yêu cầu các nhà báo đăng ký công tác với bà Thu. Ngày 8.5, PV Báo Lao Động đã nhắn tin xin được làm việc. Bà Thu cho biết “sẽ xin ý kiến lãnh đạo…”. 

Tuy nhiên, sau đó không thấy bà Thu trả lời. Ngày 26.5, PV Báo Lao Động đã đến UBND tỉnh Tiền Giang và tại đây, bà Võ Thị Loan - Phó phòng Hành chính - đã tiếp nhận yêu cầu xin được phỏng vấn lãnh đạo tỉnh Tiền Giang. Mặc dù vậy, từ đó đến nay (30.5), vẫn không thấy UBND tỉnh Tiền Giang hồi âm, cung cấp thông tin cho báo chí như luật định. 

Trong lúc đó, ngày 15.5.2017, ông Phạm Văn Tứ - Giám đốc Cty Thuận Phong - đã chính thức gửi “tâm thư” lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với đề nghị: “Trước sự bức bách về nhà ở của hơn 16.000 CN đang làm việc tại KCN Mỹ Tho, tôi kính đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo UBND tỉnh Tiền Giang quy hoạch toàn bộ khu đất 18ha (trừ ra hơn 3ha đã xây dựng trường học) để xây nhà ở cho CN của KCN Mỹ Tho… Không cho quy hoạch nhà ở thương mại và các khu dịch vụ thương mại khác”.

 

CAO HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Khách du lịch ùn ùn đổ về các khu, điểm du lịch ở Ninh Bình dịp Tết Quý Mão

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023 (từ ngày 29 đến ngày mùng 2 Tết) các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 8,5 vạn lượt khách du lịch, tăng gấp 7 lần so với dịp Tết Nguyên đán 2022.

An Giang: Giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng dầu

Thành Nhân |

Các Đội Quản lý thị trường của tỉnh An Giang đã tổ chức giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn. Trong đó, có 555 cơ sở đang hoạt động, còn 1 cơ sở hết xăng, dầu nhưng vẫn mở cửa hoạt động.

Trực Tết tại bệnh viện: Niềm hạnh phúc không phải nghề nào cũng có

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Với những y sĩ phải trực Tết, gia đình họ sẽ phải chịu thiệt thòi vì tình thương và trách nhiệm giờ đây phải sẻ nửa cho những bệnh nhân và xã hội ngoài kia.