Xếp hàng dài chờ cấp visa xuất khẩu lao động đi Đài Loan

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu lao động. Đến nay, Đài Loan (Trung Quốc) đã tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc, đây là cơ hội với hàng trăm nghìn lao động trong nước sau gần 1 năm chờ đợi xuất cảnh.

Bay từ Nam ra Bắc chờ cấp visa

Ngày 15.2 vừa qua, cơ quan chức năng Đài Loan thông báo việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc giai đoạn 2, thực hiện theo “Phương án nhập cảnh dành cho lao động nước ngoài nhằm đảm bảo kiểm soát biên giới trong bối cảnh ứng phó dịch bệnh COVID-19". Trước đó, Đài Loan tạm dừng nhập cảnh từ ngày 19.5.2021, bao gồm cả lao động Việt Nam.

Theo ghi nhận của Báo Lao Động, sau khi Đài Loan thông báo việc tiếp nhận lao động Việt Nam, thời điểm thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu trong tuần, hàng trăm lao động từ nhiều địa phương có mặt tại Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (tòa nhà PVI, đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy) để làm thủ tục cấp visa.

Anh Hồ Ngọc Ánh (thứ 2 phải sang) cùng nhóm người lao động đồng hương chờ đợi để được cấp visa. Ảnh: PV.
Anh Hồ Ngọc Ánh (thứ 2 phải sang) cùng nhóm người lao động đồng hương chờ đợi để được cấp visa. Ảnh: PV

Trong dòng người chờ đợi cấp visa, anh Hồ Ngọc Ánh (44 tuổi, quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) kể: Tháng 11.2021, anh bắt đầu làm các thủ tục, giấy tờ và chờ đến ngày được cấp visa để chờ xuất cảnh sang Đài Loan làm việc. Tuy vậy, do dịch COVID-19 kéo dài nên người đàn ông này chỉ biết chờ đợi để hoàn thiện nốt các thủ tục còn lại.

"Sau khi nghe tin công ty thông báo làm thủ tục xin cấp visa để đi Đài Loan, tối 3.3, tôi cùng một số bạn bè cùng công ty đợt này đón xe ra Hà Nội. Tôi đã chờ đợi nửa năm nay" - anh Ánh chia sẻ.

Tương tự, sau khi công ty thông báo ra Hà Nội làm thủ tục cấp visa, anh Lê Văn Duyên (21 tuổi, quê Yên Thành, Nghệ An) phải vội vàng khăn gói tư trang, bay từ TP.HCM ra Hà Nội.

"Ngày 3.4, công ty thông báo yêu cầu ngày 4.4 phải có mặt ở Hà Nội để xin cấp visa. Tôi đã phải vội vàng nhờ người chở từ Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM bay ra Hà Nội để kịp thời gian làm thủ tục” - anh Duyên nói và cho biết, dù thời gian khá gấp gáp nhưng anh cảm thấy phấn khởi vì đã phải chờ đợi khá lâu để được đi xuất khẩu lao động.

Tuy nhiên, không may mắn như nhiều người khác, anh Duyên cho hay, do bản thân thuộc đối tượng dự bị, khi công ty thông báo đang thiếu người nên gọi anh ra để đủ số lượng. Nhưng khi đến nơi, số lượng của công ty xin cấp visa đã đủ nên chàng trai quê Nghệ An không được hoàn thiện thủ tục đợt này, phải ngậm ngùi chờ đợi đến tháng sau.

Anh Lê Văn Duyên không xin được visa đợt này, phải chờ đến đợt cấp visa vào tháng 5. Ảnh: PV.
Anh Lê Văn Duyên không xin được visa đợt này, phải chờ đến đợt cấp visa vào tháng 5. Ảnh: PV

Nhu cầu xuất khẩu lao động lớn

Có khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, nhiều năm nay, Đài Loan đã được hàng trăm ngàn lao động Việt Nam chọn là điểm đến để làm việc, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, trong tổng số 147.387 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc năm 2019, Đài Loan tiếp nhận đến 54.480 người - chiếm tới 37%.

Ông Đỗ Văn Hoan - Trưởng Phòng Thị trường Đài Loan - Nhật Bản, Công ty CP Nhân Đạt - Kesa Group (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) - cho rằng, Đài Loan vẫn là thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động trong năm 2022. Điều kiện tuyển lao động đi Đài Loan làm việc so với các thị trường khác có phần "dễ tính" hơn.

Để tham gia thi tuyển lao động sang Đài Loan làm việc, người lao động chỉ cần đáp ứng được các điều kiện: Tuổi từ 20-45 đối với công việc trong nhà máy, công xưởng, hộ lý viện dưỡng lão và tuổi từ 23-49 đối với lao động làm giúp việc gia đình; có sức khỏe tốt, chiều cao và cân nặng không hạn chế.

Lao động chờ cấp visa đi Đài Loan. Ảnh: PV.
Lao động chờ cấp visa đi Đài Loan. Ảnh: PV

Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội - cho hay, do tác động của dịch bệnh, nên nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước cũng bị ảnh hưởng. Người lao động trong nước đã phải chờ rất lâu.

"Việc chờ đợi này cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lý người lao động. Điều đáng nói, trong suốt thời gian này, nhiều người lao động không có việc làm, thu nhập. Nói chung qua khảo sát, một số người lao động đã xin đi làm, công việc ổn định nên có thể sẽ không tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài" - ông Liêm nói.

Bên cạnh đó, vẫn còn những lao động kiên trì chờ đợi. Bởi làm việc ở nước ngoài có mức lương cao hơn, điều kiện làm việc khá tốt, có thể học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề sau này trở về làm việc trong nước.

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Mong thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc trở lại

Nhóm phóng viên |

Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá khang trang, đời sống người dân no đủ nhờ xuất khẩu lao động. Sau những khó khăn do dịch COVID-19, người dân tin tưởng thị trường xuất khẩu sẽ khởi sắc trở lại.

Mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo

Nhóm PV |

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh là những địa phương có số người xuất khẩu lao động hàng đầu cả nước. Với mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa thể ra nước ngoài làm việc. Họ đã phải mưu sinh, làm nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập, trang trải nợ nần...

Nhiều hộ dân lao đao vì "mắc kẹt" khi đi xuất khẩu lao động

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở tỉnh Thanh Hóa chưa thể sang nước bạn làm việc, phải làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh, trang trải nợ nần. Có người khi chưa làm thủ tục đi xuất khẩu lao động còn là hộ cận nghèo, nhưng sau khi làm xong thủ tục trở thành hộ nghèo.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Mong thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc trở lại

Nhóm phóng viên |

Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá khang trang, đời sống người dân no đủ nhờ xuất khẩu lao động. Sau những khó khăn do dịch COVID-19, người dân tin tưởng thị trường xuất khẩu sẽ khởi sắc trở lại.

Mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo

Nhóm PV |

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh là những địa phương có số người xuất khẩu lao động hàng đầu cả nước. Với mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa thể ra nước ngoài làm việc. Họ đã phải mưu sinh, làm nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập, trang trải nợ nần...

Nhiều hộ dân lao đao vì "mắc kẹt" khi đi xuất khẩu lao động

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở tỉnh Thanh Hóa chưa thể sang nước bạn làm việc, phải làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh, trang trải nợ nần. Có người khi chưa làm thủ tục đi xuất khẩu lao động còn là hộ cận nghèo, nhưng sau khi làm xong thủ tục trở thành hộ nghèo.