Xảy ra tranh chấp lao động là do thiếu “thấu hiểu – chia sẻ – gắn bó”

Việt Lâm |

Đó là nhận định của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về việc gần đây, tại một số tỉnh, thành phố đã diễn ra tranh chấp lao động dẫn đến các cuộc ngừng việc tập thể của người lao động (NLĐ).

Công đoàn vào cuộc kịp thời

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh cho biết, thời gian qua, với những tác động của đại dịch COVID-19, đa phần NLĐ đều rất khó khăn, vất vả nhưng họ cũng đã chia sẻ, đồng hành, đồng cam cộng khổ, hy sinh rất nhiều (như chấp nhận giảm lương, giảm việc làm, nghỉ luân phiên; thực hiện “3 tại chỗ”; không về quê đón Tết, tăng ca đáp ứng tiến độ giao hàng…) để cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới. Chính vì vậy, năm 2021 và dịp trước, sau Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể đã giảm so với những năm trước.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh. Ảnh: Ngọc Tú
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh. Ảnh: Ngọc Tú

Tuy nhiên, giảm không đồng nghĩa với không xảy ra. Không ai mong muốn ngừng việc xảy ra. Điều quan trọng nhất chính là cách nhận thức, ứng xử, hợp tác và giải quyết mâu thuẫn cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hài hòa nhất lợi ích của các bên. Cùng với đó chính là bài học rút ra cho tất cả các bên sau mỗi cuộc ngừng việc để có các giải pháp tổng thể nhằm giảm thiểu các vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.

“Với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam - chúng tôi đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của NLĐ trên cơ sở các quy định của luật pháp, phù hợp với tình hình thực tế, xứng đáng với những đóng góp của NLĐ đối với doanh nghiệp. Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, cả hệ thống công đoàn lập tức vào cuộc cùng NLĐ, doanh nghiệp, cơ quan chức năng để sớm giải quyết, ổn định tình hình. Thông qua đó, nhiều cuộc ngừng việc tập thể đã được giải quyết thời gian qua, điển hình như vụ việc tại Công ty TNHH Viet Glory vừa qua cho thấy rõ nhất sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, rất trách nhiệm và hiệu quả của công đoàn các cấp” - ông Phan Văn Anh cho hay.

Qua theo dõi của Tổng LĐLĐVN, khi xảy ra vụ việc, bên cạnh công đoàn cơ sở, công đoàn huyện, tỉnh đã ngay lập tức vào cuộc để hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ, thậm chí trực tiếp làm việc với doanh nghiệp để các bên đạt được tiếng nói chung, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các bên. Với sự tích cực đó, các bên đã thấu hiểu, chia sẻ hơn với khó khăn của mỗi bên và doanh nghiệp cũng nhận thấy có thêm chế độ đối với NLĐ là cần thiết và phù hợp, từ đó hầu hết các mong muốn chính đáng của NLĐ đã được Công ty đồng thuận thực hiện - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết.

Tranh chấp là do thiếu “thấu hiểu – chia sẻ – gắn bó”

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh, để xảy ra mâu thuẫn do rất nhiều nguyên nhân như việc không tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp đối với NLĐ; không công khai, minh bạch các chế độ của NLĐ, thông tin của doanh nghiệp; tiền lương, tiền công, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca kém, thái độ ứng xử của người quản lý...

“Tuy nhiên, chúng tôi thấy đa phần các cuộc tranh chấp xảy ra là do “3 thiếu”, đó là thiếu “thấu hiểu – chia sẻ – gắn bó”” - ông Phan Văn Anh nhận định.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Nguyên Chí Công (thứ 2 từ phải sang) đón công nhân Công ty TNHH Viet Glory đi làm trở lại. Ảnh: QĐ
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Nguyên Chí Công (thứ 2 từ phải sang) đón công nhân Công ty TNHH Viet Glory đi làm trở lại. Ảnh: QĐ

Đầu tiên là thiếu sự thấu hiểu. Rất nhiều các doanh nghiệp không làm tốt việc công khai, minh bạch thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các chế độ, quy định liên quan đến NLĐ, từ đó dẫn đến NLĐ không hiểu rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng không hiểu được những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Lâu dần, sự thiếu thấu hiểu tích tụ sẽ chuyển thành mâu thuẫn nếu không được giải tỏa kịp thời.

Thứ hai là thiếu sự chia sẻ. NLĐ thường xuyên gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, việc làm, họ rất cần sự quan tâm, chia sẻ kịp thời về điều kiện làm việc, vật chất lẫn tinh thần (tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh, có các chế độ phúc lợi tập thể, thời gian làm việc phù hợp…).

Ở chiều ngược lại, NLĐ chia sẻ với doanh nghiệp bằng việc nỗ lực, phấn đấu, sáng tạo, làm tốt công việc. Nếu sự chia sẻ không có hoặc không tốt, mâu thuẫn lúc này được hình thành, âm ỉ diễn ra và bùng nổ bất cứ lúc nào.

Cuối cùng là thiếu sự gắn bó. Do thiếu sự thấu hiểu, chia sẻ cộng hưởng với không ít doanh nghiệp không coi trọng NLĐ, vi phạm pháp luật, tận dụng NLĐ còn trẻ, khỏe, tìm cách chấm dứt quan hệ lao động khi họ có tuổi, chỉ quan tâm đến lợi nhuận, thái độ ứng xử của người quản lý kém… dẫn đến cả 2 bên không xây dựng được mối liên kết, sự gắn bó, cộng sinh với nhau. Điều này chính là chất xúc tác làm bùng phát mâu thuẫn và tranh chấp, ngừng việc là kết quả tất yếu.

Tích cực đối thoại, thương lượng để đảm bảo quyền lợi NLĐ

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh cho rằng, để có thể xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, hạn chế mâu thuẫn, giảm thiểu tranh chấp phải giải quyết triệt để “3 thiếu”. 

Và chìa khóa quan trọng nhất cho tất cả các bên chính là làm tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể hiệu quả. Với nhận thức đó, không chỉ trong bối cảnh đại dịch, mà trước đó rất lâu, Công đoàn Việt Nam đã tập trung nguồn lực để làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ, trong đó, thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại và thương lượng là công cụ chủ yếu và quan trọng nhất.

Niềm vui của công nhân Công ty TNHH Viet Glory khi đi làm trở lại vào sáng 14.2. Ảnh: Quang Đại
Niềm vui của công nhân Công ty TNHH Viet Glory khi đi làm trở lại vào sáng 14.2. Ảnh: Quang Đại

Với nỗ lực của tổ chức Công đoàn, đến nay đã có 96% doanh nghiệp nhà nước và 64% doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị người lao động và các hình thức dân chủ khác theo quy định của pháp luật; có 92% doanh nghiệp nhà nước và 63,2% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có tổ chức công đoàn tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; ký kết 14 bản thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp; ký kết 38.478 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp. Chính những kết quả này đã góp phần không nhỏ giúp giảm tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong những năm qua.

Trong năm 2022, với chủ đề năm của Công đoàn Việt Nam là "Chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam", các cấp Công đoàn sẽ tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả một số nhiệm vụ như: Nghiên cứu đề xuất và tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của NLĐ đặc biệt là các chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi COVID-19, về khôi phục và phát triển sản xuất, tham gia phát triển thị trường lao động; Công đoàn cơ sở tích cực, chủ động tham gia với người sử dụng lao động trong xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, vận động NLĐ trở lại doanh nghiệp làm việc đảm bảo an toàn, thích ứng với dịch bệnh COVID-19; tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, trong đó quan tâm nội dung việc làm cho NLĐ tại các doanh nghiệp.

Phát động và triển khai các phong trào thi đua phù hợp với từng loại hình công đoàn cơ sở, vận động đoàn viên, NLĐ tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hiệu quả công tác, khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Việt Lâm
TIN LIÊN QUAN

Ngừng việc tập thể, doanh nghiệp và công nhân đều thiệt hại

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Khoảng 5.000 công nhân tại huyện Diễn Châu đã ngừng việc sang ngày thứ 5 để đòi quyền lợi nhưng hai bên chưa tìm được tiếng nói chung. Sự việc kéo dài làm cho doanh nghiệp và người lao động đều thiệt hại.

Nghệ An: Hàng nghìn công nhân ngừng việc tập thể ngày thứ 3

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Sau khi hơn 2.500 công nhân ngừng việc tập thể, doanh nghiệp đã ra thông báo giải quyết, tăng một số phúc lợi cho công nhân. Tuy nhiên, công nhân vẫn tiếp tục ngừng việc.

Năm 2021: Ngành hàng hải không có tranh chấp lao động tập thể

Linh Chu |

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong năm 2021, nhưng Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và lãnh đạo các đơn vị đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm điều kiện lao động, việc làm, thu nhập, đời sống cho người lao động (NLĐ).

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ không đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan.

Ngừng việc tập thể, doanh nghiệp và công nhân đều thiệt hại

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Khoảng 5.000 công nhân tại huyện Diễn Châu đã ngừng việc sang ngày thứ 5 để đòi quyền lợi nhưng hai bên chưa tìm được tiếng nói chung. Sự việc kéo dài làm cho doanh nghiệp và người lao động đều thiệt hại.

Nghệ An: Hàng nghìn công nhân ngừng việc tập thể ngày thứ 3

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Sau khi hơn 2.500 công nhân ngừng việc tập thể, doanh nghiệp đã ra thông báo giải quyết, tăng một số phúc lợi cho công nhân. Tuy nhiên, công nhân vẫn tiếp tục ngừng việc.

Năm 2021: Ngành hàng hải không có tranh chấp lao động tập thể

Linh Chu |

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong năm 2021, nhưng Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và lãnh đạo các đơn vị đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm điều kiện lao động, việc làm, thu nhập, đời sống cho người lao động (NLĐ).