Vụ 4.000 công nhân ở Nam Định ngừng việc: Công ty chưa đáp ứng hết yêu sách

Tất Thảo |

Sáng 26.3, công nhân Cty TNHH Yamani Dynasty (100% vốn đầu tư của Đài Loan, chuyên sản xuất các loại túi da, ví da, dây lưng da cao cấp xuất khẩu, địa chỉ tại Cụm công nghiệp Nam Hồng, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) vẫn tiếp tục ngừng việc để đề nghị lãnh đạo công ty đáp ứng các yêu cầu của người lao động đưa ra. 

Trước đó, gần 4.000 công nhân bắt đầu ngừng việc vào chiều 21.3.

Theo các công nhân Công ty TNHH Yamani Dynasty, họ đã gửi lên đại diện công ty 14 yêu sách. Trong đó có những yêu sách như công ty phải đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho người lao động. Mức ăn 11.000- 12.000 đồng/người/bữa là không đảm bảo sức khỏe cho người lao động; công ty không được tắt máy quẹt thẻ chấm công trước giờ quy định là 7 giờ 30 phút (khi công nhân chưa kiến nghị, công ty tắt máy quẹt thẻ lúc 7 giờ 25 phút nên nhiều công nhân đi làm nhưng không được quẹt thẻ tính công dẫn đến bức xúc).

Các trường hợp không nghỉ phép năm, công ty phải trả tiền phép năm cho người lao động. Một năm không được tăng ca quá 300 giờ, nếu quá phải có sự đồng ý của người lao động và phải trả tiền tăng ca từ 150 - 200% lương; hỗ trợ tiền xăng xe, tiền thâm nhiên và trợ cấp nuôi con nhỏ cho công nhân; những người không ăn trưa ở công ty, công ty phải trả lại số tiền bữa trưa cho người lao động. Công nhân đề nghị, nếu làm tăng ca đến 20 giờ tối phải có thêm bữa ăn phụ nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động...

Sáng 26.3, ông Trần Trọng Thái - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Nam Định - cho biết, ngay sau khi nắm bắt được vụ việc, LĐLĐ tỉnh, dẫn đầu là ông Thái đã xuống công ty, tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo công ty và công nhân.

Kết quả, sau buổi đối thoại, công ty đã đồng ý 9/14 yêu sách của CN. Cụ thể, công ty đồng ý nâng suất ăn từ 11.000-12.000 đồng lên mức 15.000 đồng; công ty sẽ không tắt cây quẹt thẻ trước 7 giờ 30; công nhân xin nghỉ phép năm phải ký trực tiếp, nếu không công ty sẽ thanh toán thành tiền số ngày phép năm chưa nghỉ; một năm không tăng ca quá 300 giờ; phụ nữ mang bầu được phép mang sữa vào cổng; công ty nhất trí tạm thời không đưa hệ thống quẹt thẻ ăn cơm vào sử dụng; trợ cấp nuôi con nhỏ từ mức 35.000 đồng/người/năm lên mức 100.000 đồng/người/năm.

Bên cạnh đó, công ty đồng ý nếu CN tăng ca đến 20 giờ thì được ăn bữa phụ và 10.000 đồng trợ cấp; tăng ca đến 19 giờ được chi trả 10.000 đồng trợ cấp...

Tuy nhiên, công ty vẫn chưa đồng ý giải quyết 5 yêu sách còn lại của công nhân, về trợ cấp thâm niên; trợ cấp khám thai hưởng lương 100%; được quyền đi muộn 3 lần/tháng; nếu không ăn cơm thì công ty thanh toán tiền; tiền xăng xe. Chính vì vậy, sáng 26.3, công nhân tiếp tục ngừng việc.

Tất Thảo
TIN LIÊN QUAN

Công nhân Pouchen lại ngừng việc tập thể, quốc lộ 1K ùn tắc

Theo Người lao động |

Sáng 24.3, nhiều công nhân Công ty Pouchen (đóng tại xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tiếp tục ngừng việc tập thể phản đối chính sách lao động của công ty, khiến giao thông qua khu vực ùn ứ.

Cty Pouchen Vina xây dựng thang bảng lương mới, nhiều công nhân phản đối

HÀ ANH CHIẾN |

Sau khi Cty ra kế hoạch tuyên truyền, lấy ý kiến về việc xây dựng thang bảng lương mới, nhiều công nhân đã phản đối. LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã kịp thời vào cuộc để đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn công nhân Pouchen Vina.

Đắk Lắk: Chấm dứt hợp đồng không thỏa đáng, nhiều giáo viên bức xúc

HỮU LONG |

Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk phản ánh đến Báo Lao Động về việc chủ sử dụng lao động là các nhà trường chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà không thông báo thời gian cụ thể hay giải quyết các chế độ chính sách khi chấm dứt HĐLĐ đối với họ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Công nhân Pouchen lại ngừng việc tập thể, quốc lộ 1K ùn tắc

Theo Người lao động |

Sáng 24.3, nhiều công nhân Công ty Pouchen (đóng tại xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tiếp tục ngừng việc tập thể phản đối chính sách lao động của công ty, khiến giao thông qua khu vực ùn ứ.

Cty Pouchen Vina xây dựng thang bảng lương mới, nhiều công nhân phản đối

HÀ ANH CHIẾN |

Sau khi Cty ra kế hoạch tuyên truyền, lấy ý kiến về việc xây dựng thang bảng lương mới, nhiều công nhân đã phản đối. LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã kịp thời vào cuộc để đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn công nhân Pouchen Vina.

Đắk Lắk: Chấm dứt hợp đồng không thỏa đáng, nhiều giáo viên bức xúc

HỮU LONG |

Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk phản ánh đến Báo Lao Động về việc chủ sử dụng lao động là các nhà trường chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà không thông báo thời gian cụ thể hay giải quyết các chế độ chính sách khi chấm dứt HĐLĐ đối với họ.