Vợ chồng công nhân khu công nghiệp “chia ca” trông con

Bảo Hân – Minh Phương |

Với đặc thù làm ca, kíp, nhiều cặp vợ chồng công nhân nhà trọ phải thay nhau trông con khi người kia đi làm. Những người chồng, vì thế, cũng phải thạo mọi việc chăm sóc con mỗi khi “mẹ vắng nhà”.

Bế theo con gái nhỏ, anh Nguyễn Văn Tâm ra chợ cóc gần khu trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội để mua thực phẩm về nấu cháo cho con. Về đến căn phòng trọ chật chội, nam thanh niên năm nay 26 tuổi này nhanh nhẹn dỗ con tự chơi một mình, rồi nhanh chóng làm bữa trưa cho cô con gái mới 2 tuổi của mình. Trời nắng nóng, chiếc bếp lại đặt “lộ thiên” ngay cửa ra vào, khiến những giọt mồ hôi không ngừng chảy trên khuôn mặt anh Tâm. Bằng thao tác thuần thục do đã làm nhiều lần, rất nhanh, món cháo được đổ vào đĩa, chờ nguội.

"Tôi không phải người khéo tay, vợ “dạy” nấu như thế nào thì mình làm như vậy” - anh Tâm cười ngượng nghịu nói.

Áng chừng đĩa cháo đã nguội, anh Tâm dỗ dành rồi đút từng thìa cháo cho con. Cô con gái hiếu động, không lúc nào ngơi chạy nhảy, khiến anh Tâm phải toát mồ hôi mới theo kịp.

Vừa cho con ăn, anh Tâm vừa trò chuyện. Quãng thời gian khó khăn vì dịch bệnh, vợ chồng anh dành cho cô con gái chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng; bố mẹ chỉ ăn trứng, đậu, rau…. Mỗi ngày, anh chị cố gắng luân phiên thức ăn thịt lợn, thịt bò, gà, lươn, ếch… cho con.

Thời gian này, khi không thể gửi con đi nhà trẻ do dịch COVID-19, một ngày của anh Tâm không khác gì các bà nội trợ khác: vừa trông con, vừa “đau đầu” với việc đi chợ, nghĩ mua đồ ăn cho con.

Vợ anh Tâm làm ca 1, còn anh làm ca 2. Buổi sáng, nếu vợ anh đi làm thì anh phải chăm sóc con. Gần trưa, đến giờ đi làm nếu vợ chưa về, anh Tâm phải gửi con sang nhà hàng xóm trông hộ. Buổi chiều là “ca” trông con của vợ anh. Buổi tối là khoảng thời gian hiếm hoi cả nhà ở bên nhau.

Làm công nhân của một công ty điện tử đã 5 năm nay, thu nhập của anh Tâm dao động từ 6-7 triệu đồng/tháng, nếu có tăng ca thì được khoảng 8 triệu đồng. Gần đây, do dịch COVID-19, tổng thu nhập của 2 vợ chồng trẻ này còn khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng, nếu chắt bóp thì cũng gọi là đủ để trang trải cuộc sống xa nhà.

Anh Tâm nấu cháo cho con. Ảnh: Minh Phương
Anh Tâm nấu cháo cho con. Ảnh: Minh Phương

Anh Tâm kể, trước đây, khi mới sinh con, vợ con anh ở nhà ông bà ngoại. Khi con gần một tuổi, anh quyết định đưa con lên ở cùng. Gửi con ở nhà trẻ, mặc dù khá tốn kém (mỗi tháng 2 triệu đồng, chưa kể tiền bỉm, sữa…), nhưng anh chị luôn dặn lòng cố gắng chắt chiu, dành dụm để con được hưởng sự chăm sóc một cách tốt nhất. Sóng dịch lần thứ 4 bùng phát, nhà trường tạm thời đóng cửa, anh chị phải “thay ca” trông con.

“Tôi cũng định gửi con về quê nhưng nghĩ ông bà đã yếu nên quyết định để con lại nhà trọ, dù vất vả, nhưng mình cố gắng thì sẽ xoay xở được”- anh Tâm tâm sự.

Video: Anh Nguyễn Văn Tâm tâm sự về cuộc sống gia đình. Thực hiện: Bảo Hân - Minh Phương

So với vợ chồng anh Tâm, vợ chồng anh Nguyễn Văn Linh (thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh) còn vất vả hơn khi anh Linh đang mất việc. “Do nguyên liệu đầu vào tăng giá, công ty không thể tiếp tục duy trì sản xuất nên đã cho công nhân nghỉ. Tôi đã thất nghiệp 10 ngày nay”- anh Linh cho biết.

Trước đây, khi còn việc làm, anh Linh phải thuê người trông con gái 6 tuổi. Còn bây giờ, khi mất việc, anh phụ trách hoàn toàn việc trông con. Con đã lớn, anh Linh không vất vả lắm trong việc ăn uống nhưng do phải “giam mình” trong phòng trọ quá nhiều, tâm trạng cháu khá buồn, chỉ mong được đi chơi.

Cuộc sống của cả gia đình anh Linh đang trông chờ vào thu nhập từ người vợ - cũng làm công nhân. Chiều 25.6, anh Linh gửi con cho hàng xóm, chạy xe ra ngoài kiếm việc làm trong thời gian xin việc mới. “Thu nhập không có, trong khi các khoản sinh hoạt phí dồn dập đến nên vợ chồng tôi rất áp lực. Tôi mong kiếm được công việc tạm thời nào đó, mức lương thấp cũng được để gia đình tôi bớt khó khăn, cháu có thêm được hộp sữa”- anh Linh tâm sự.

Bảo Hân – Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Vợ chồng công nhân nhà trọ xa nhau vì dịch bệnh: Nén lòng để cả nhà bình an

Bảo Hân |

Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nên nhiều cặp vợ chồng công nhân thuê trọ ở Bắc Ninh đang phải tạm thời xa nhau. Họ đều mong muốn dịch sớm được kiểm soát để gia đình có thể đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những vui buồn của cuộc sống.

Vợ chồng công nhân lo đủ cách trông con

Minh Phương - Bảo Hân |

Hà Nội cho học sinh tạm dừng đến trường từ ngày 4.5 cho đến khi chờ thông báo mới để phòng, chống dịch COVID-19. Diễn biến mới và khá đột ngột này khiến nhiều công nhân (CN) phải xoay sở đủ cách để có người trông con. Nhiều gia đình CN vừa lên Hà Nội sau khi nghỉ lễ đã phải gửi con về quê.

Vợ chồng công nhân sợ dịch COVID-19 lỗi hẹn về quê ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Thu nhập eo hẹp khiến vợ chồng anh Bùi Văn Biện (34 tuổi, quê Hòa Bình) làm việc ở Bình Dương nhiều năm không thể về quê. Đã vậy, tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng khiến giờ làm bị cắt bớt, thu nhập giảm sút nên năm nay vợ chồng anh lại lỗi hẹn đưa con cháu về quê ăn Tết cùng ông bà.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vợ chồng công nhân nhà trọ xa nhau vì dịch bệnh: Nén lòng để cả nhà bình an

Bảo Hân |

Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nên nhiều cặp vợ chồng công nhân thuê trọ ở Bắc Ninh đang phải tạm thời xa nhau. Họ đều mong muốn dịch sớm được kiểm soát để gia đình có thể đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những vui buồn của cuộc sống.

Vợ chồng công nhân lo đủ cách trông con

Minh Phương - Bảo Hân |

Hà Nội cho học sinh tạm dừng đến trường từ ngày 4.5 cho đến khi chờ thông báo mới để phòng, chống dịch COVID-19. Diễn biến mới và khá đột ngột này khiến nhiều công nhân (CN) phải xoay sở đủ cách để có người trông con. Nhiều gia đình CN vừa lên Hà Nội sau khi nghỉ lễ đã phải gửi con về quê.

Vợ chồng công nhân sợ dịch COVID-19 lỗi hẹn về quê ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Thu nhập eo hẹp khiến vợ chồng anh Bùi Văn Biện (34 tuổi, quê Hòa Bình) làm việc ở Bình Dương nhiều năm không thể về quê. Đã vậy, tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng khiến giờ làm bị cắt bớt, thu nhập giảm sút nên năm nay vợ chồng anh lại lỗi hẹn đưa con cháu về quê ăn Tết cùng ông bà.