Việc học của con, chưa năm nào lo như năm nay

Tất Thảo |

Việc học hành của con cái là mối bận tâm hàng đầu của những gia đình công nhân ở trọ. Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, họ “rối bời” khi thu nhập giảm, chưa rõ khi nào con có thể đi học trở lại và học bằng hình thức nào…

Chưa năm nào lo như năm nay 

Đầu tháng 5, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trường học tạm đóng cửa, chị Trịnh Thị Chung đành gửi 2 con (lớp 1 và mầm non) về quê ở Thanh Hoá nhờ ông bà trông; còn cháu lớn thì ở lại cùng bố mẹ. Chị muốn gửi cả 3 con về, nhưng do thời điểm đó, cháu lớn đang học lớp 5 phải học online để thi cuối năm, nếu về quê thì sẽ không ai hỗ trợ được cháu khi phải dùng máy tính, điện thoại, nên chị đành để cháu ở lại. Sau khi cháu thi xong thì Hà Nội lại giãn cách chống dịch nên chị không thể đưa cháu về. Cách đây không lâu, anh chị vẫn phải đi làm nên để cháu ở nhà một mình. Dù rất lo lắng, nhưng vợ chồng chị Chung không có cách nào khác.

Vợ chồng chị Chung thuê trọ tại chung cư CT1A (khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã nhiều năm nay. Xa quê, thu nhập từ đồng lương công nhân ít ỏi khiến cuộc sống gia đình nhỏ này luôn chật vật, đầy những nỗi lo. “Nhưng chưa năm nào tôi thấy lo lắng, áp lực như năm nay đối với việc học tập của các con” - chị Chung tâm sự.

Trước đây, thu nhập của chị Chung khoảng 7 triệu đồng/tháng; chồng chị cao hơn một chút (với điều kiện có tăng ca). Số tiền ấy cũng chỉ đủ cho anh chị hằng tháng chi trả cho việc học hành của 3 con, tiền thuê nhà, tiền ăn, sinh hoạt… Còn hiện nay, chị Chung đang nghỉ làm ở nhà vì thôn nơi chị ở bị phong toả.

“Nghỉ làm tôi chỉ được 70% lương cơ bản và một vài khoản trợ cấp, tính ra khoảng 5 triệu đồng” - chị Chung cho biết. Chồng chị thì đang sản xuất “3 tại chỗ” ở công ty nên thu nhập cao hơn trước đây, khoảng 10 triệu đồng/tháng. Chị Chung cũng muốn đi sản xuất “3 tại chỗ” để có thêm tiền, nhưng do phải trông con, hơn nữa, nếu muốn đi cũng không được vì hiện dòng sản phẩm mà chị tham gia trong công đoạn gia công đang tạm dừng. Nghĩ đến những ngày sắp tới khi mà cả 3 con đều đi học, trong khi thu nhập giảm, chị Chung rất lo lắng. Riêng tiền thuê nhà đã tiêu tốn 2,3 triệu đồng/tháng; rồi tiền sinh hoạt hằng ngày…

Chị Chung cho hay, hồ sơ nhập học vào lớp 6 Trường THCS Kim Chung của con chị đã được chấp nhận, nhưng đến thời điểm này, nhà trường chưa có thông báo gì cụ thể. Ngoài thu nhập giảm, chị Chung còn “trăm mối tơ vò” khác: Dịch bệnh phức tạp liệu sắp tới con có được đến trường thường xuyên không hay lại lúc học, lúc nghỉ; thời gian con ở nhà mà bố mẹ đi làm thì việc trông con như thế nào?

“Nếu trường vẫn tổ chức dạy học nhưng qua hình thức online thì rất khó cho con vì con tôi chuyển cấp, lạ trường, lạ bạn, chương trình học cũng mới. Nếu con được cô giáo giảng bài trực tiếp thì sẽ dễ tiếp thu hơn” - chị Chung nói.

Ngoài việc học của con đầu, chị Chung còn rất băn khoăn với việc học của 2 con đang gửi ở quê. “Cháu thứ 2 đã được nhận vào lớp 1 học tạm ở quê; nhưng cháu út học mầm non thì chưa được nhận. Ông bà đang tiếp tục liên hệ với nhà trường, nếu không được thì đành phải để cháu ở nhà với ông bà” - chị Chung chia sẻ.

Chờ hết giãn cách, phong toả để gửi con về quê

Vợ chồng anh Đồng Trọng Khánh thuê trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, có 2 con được gửi về quê ở với ông bà.

Là bố mẹ, ai cũng muốn được gần con, nhưng vợ chồng anh Khánh không thể để các con ở cùng mình. “Nếu cho các con đi học ở đây thì chi phí rất tốn kém, trong khi vợ chồng tôi đều phải đi làm, không có ai đưa đón, bảo ban cháu học” - anh Khánh bày tỏ. Vợ anh làm ca đêm, đi từ 20 giờ, trong khi anh làm ca 2, phải đến 23 giờ đêm mới về nhà.

Tháng 6 vừa rồi, như mọi năm, anh Khánh cho các cháu ra “chơi hè” với bố mẹ. Dự định của anh là gửi cháu về quê khi vào năm học mới. Nhưng Hà Nội giãn cách, rồi thôn Bầu nơi anh thuê trọ bị phong toả khiến 2 cháu “mắc kẹt” trong nhà trọ.

“Ở quê, việc xin học đơn giản hơn ở thành phố nên tôi không lo lắng lắm. Tuy nhiên, có lẽ cháu phải ở nhà cách ly 21 ngày nên sẽ phải nhập học muộn hơn các bạn” - anh Khánh nói. Anh Khánh dự định, nếu chưa thể về quê, anh sẽ xin tạm cho cháu lớn học tại xã Kim Chung, khi nào được phép về sẽ bảo lưu kết quả để học tiếp ở quê.

Vợ anh Khánh hiện đi làm “3 tại chỗ”, còn anh nghỉ làm ở nhà hơn 10 ngày nay. Theo tính toán của anh, tháng này anh chỉ được trả 70% lương cơ bản, cộng với phụ cấp thì thu nhập chỉ khoảng 5 triệu đồng.

“Vợ tôi đi làm “3 tại chỗ” thì có thu nhập cao hơn, nhưng nói chung, cuộc sống vẫn rất khó khăn. Chúng tôi rất lo lắng cho việc học hành của các con. Cuộc sống tha hương rất nhiều chi phí phụ, riêng tiền thuê nhà, điện nước tại đã 1,5 triệu đồng/tháng rồi” - anh Khánh lo lắng.

Tất Thảo
TIN LIÊN QUAN

Lo lắng vì phải nghỉ làm, công nhân thêm “đau đầu” chuyện học của con

Bảo Hân |

Do đang nằm trong khu phong toả, nhiều công nhân tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội phải tạm nghỉ làm. Lo lắng về thu nhập đã đành, điều khiến họ “đau đầu” không kém là chuyện học của con trong năm học mới sắp đến.

Bình Dương sẽ hỗ trợ tiền và thực phẩm cho công nhân ở trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh đã khiến hàng nghìn công ty ở Bình Dương dừng hoạt động, hàng trăm nghìn công nhân tạm nghỉ việc. Tỉnh Bình Dương đã tìm nhiều hướng để chi hỗ trợ người lao động ngoại tỉnh khó khăn.

LĐLĐ huyện Tân Yên (Bắc Giang) trao nhu yếu phẩm cho công nhân ở trọ

Quế Chi |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Lao động huyện Tân Yên vừa trao nhu yếu phẩm hỗ trợ công nhân lao động tại thôn Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lo lắng vì phải nghỉ làm, công nhân thêm “đau đầu” chuyện học của con

Bảo Hân |

Do đang nằm trong khu phong toả, nhiều công nhân tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội phải tạm nghỉ làm. Lo lắng về thu nhập đã đành, điều khiến họ “đau đầu” không kém là chuyện học của con trong năm học mới sắp đến.

Bình Dương sẽ hỗ trợ tiền và thực phẩm cho công nhân ở trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh đã khiến hàng nghìn công ty ở Bình Dương dừng hoạt động, hàng trăm nghìn công nhân tạm nghỉ việc. Tỉnh Bình Dương đã tìm nhiều hướng để chi hỗ trợ người lao động ngoại tỉnh khó khăn.

LĐLĐ huyện Tân Yên (Bắc Giang) trao nhu yếu phẩm cho công nhân ở trọ

Quế Chi |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Lao động huyện Tân Yên vừa trao nhu yếu phẩm hỗ trợ công nhân lao động tại thôn Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên.