Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Việc góp ý cho Bộ luật Lao động (sửa đổi) rất quan trọng đối với người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Việt Lâm |

Ngày 7.8, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức buổi thảo luận rà soát, góp ý, phản biện Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các Phó Chủ tịch: Trần Văn Thuật, Ngọ Duy Hiểu. Đại diện lãnh đạo các ban trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia góp ý, phản biện.

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dự buổi thảo luận. Ảnh: H.A
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dự buổi thảo luận. Ảnh: H.A

Phát biểu tại buổi thảo luận, đồng chí Nguyễn Đình Khang đánh giá việc góp ý cho Bộ luật Lao động (sửa đổi) rất quan trọng đối với người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam, do đó các đại biểu tham dự buổi thảo luận cần phát huy kiến thức, kinh nghiệm để tập trung góp ý vào Bộ luật Lao động (sửa đổi), góp phần xây dựng Bộ luật chặt chẽ, khoa học, có tính khả thi, hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN (đứng) phát biểu tại cuộc thảo luận. Ảnh: H.A
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN (đứng) phát biểu tại cuộc thảo luận. Ảnh: H.A

Phát biểu đề dẫn buổi thảo luận, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho biết, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, cán bộ công đoàn và người lao động.

Trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đóng góp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã gửi đề xuất, kiến nghị tới Ban soạn thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề lớn còn các ý kiến khác nhau, trong đó có 6 vấn đề lớn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm, đó là: Hợp đồng lao động; tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể; thời giờ làm việc; tuổi nghỉ hưu; giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công…

Trong ngày 7.8, các đại biểu đã rà soát, góp ý, phản biện các nội dung lớn như Đề dẫn Hội thảo. Kết thúc Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu đánh giá các ý kiến đóng góp, phản biện rất chất lượng, có giá trị tham khảo cao. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp thu, tổng hợp để báo cáo với cơ quan thẩm tra Dự án Bộ luật Lao động nghiên cứu, xem xét.

Việt Lâm
TIN LIÊN QUAN

Vẫn “nóng” tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm, giờ làm việc

NAM DƯƠNG |

Sáng 16.7, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ LĐTBXH và Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (dự thảo) với sự tham dự của nhiều đại biểu Quốc hội, cán bộ CĐ từ Tổng LĐLĐVN đến cấp cơ sở; đại diện người lao động (NLĐ), các cơ quan ban ngành…

Nếu lương đủ sống, không người lao động nào muốn làm thêm

QUẾ CHI |

Qua tham vấn trực tiếp người lao động (NLĐ), nhóm hơn 30 tổ chức và cá nhân thuộc 6 mạng lưới/ nhóm làm việc vừa có bản khuyến nghị góp ý về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có vấn đề về lương và thời giờ làm việc.

Phản biện Luật Lao động (sửa đổi): Lắng nghe ý kiến trực tiếp NLĐ nhiều hơn

Quế Chi |

Sáng 3.6, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Vẫn “nóng” tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm, giờ làm việc

NAM DƯƠNG |

Sáng 16.7, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ LĐTBXH và Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (dự thảo) với sự tham dự của nhiều đại biểu Quốc hội, cán bộ CĐ từ Tổng LĐLĐVN đến cấp cơ sở; đại diện người lao động (NLĐ), các cơ quan ban ngành…

Nếu lương đủ sống, không người lao động nào muốn làm thêm

QUẾ CHI |

Qua tham vấn trực tiếp người lao động (NLĐ), nhóm hơn 30 tổ chức và cá nhân thuộc 6 mạng lưới/ nhóm làm việc vừa có bản khuyến nghị góp ý về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có vấn đề về lương và thời giờ làm việc.

Phản biện Luật Lao động (sửa đổi): Lắng nghe ý kiến trực tiếp NLĐ nhiều hơn

Quế Chi |

Sáng 3.6, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).