Vì sao công nhân khó tiếp cận nhà ở xã hội?

Nam Dương |

Hầu hết công nhân đang làm việc tại TPHCM hiện nay đang phải thuê nhà trọ. Dù làm việc lâu năm, nhưng do lương thấp trong khi giá nhà đất quá cao nên ước mơ an cư trở nên xa vời với nhiều người.

Làm việc cả đời, vẫn “mơ” được an cư

Gần trưa, chúng tôi có mặt tại khu nhà trọ trên đường số 3, phường An Khánh, TP.Thủ Đức, TPHCM. Phía sau san sát chung cư cao tầng hiện đại, khang trang là chi chít dãy nhà trọ.

Chúng tôi vào khu nhà trọ 81/11, đường số 3, có hơn chục phòng. Chị Nguyễn Thị Phương Quyên, nhân viên một công ty chuyên về vận tải qua ứng dụng công nghệ đang thuê căn phòng chừng 10m vuông để hai mẹ con sinh sống. Chị Quyên cho biết, dù đã đi làm hơn chục năm nhưng vẫn không thể tiết kiệm để mua nhà, dù là căn hộ chung cư, nhất là khi chị lại là mẹ đơn thân, một mình nuôi con đang ăn học.

“Nhà nhỏ thế này mà tiền thuê cũng 2 triệu đồng/tháng. Tôi cố gắng thuê gần nơi làm để còn có thời gian dành cho con”, chị Quyên chia sẻ.

Chị Trần Thị Thu Hương, CN Plan 2, Cty Việt Nam Samho (đang thuê trọ tại xã Trung An, huyện Củ Chi) cho biết, quê chị ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, vào TPHCM làm việc đã gần 10 năm. Chị Hương đi làm, kể cả tiền tăng ca, mỗi tháng chưa được 10 triệu đồng. Chồng chị làm thợ hồ, nếu có việc ổn định thì được khoảng gần 9 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng đang nuôi hai con nhỏ ăn học, thi thoảng còn phải gửi tiền về quê cho cha mẹ. Vì thu nhập thấp, vợ chồng chị Hương chỉ dám thuê căn phòng hơn 15m2 với chi phí 1,2 triệu đồng/tháng.

“Vợ chồng tôi vào đây làm gần 10 năm nhưng chưa bao giờ dám nghĩ đến việc mua nhà, thậm chí thuê nhà rộng hơn cũng ngần ngại vì phải tiết kiệm lo cho con ăn học. Sinh hoạt gia đình nhiều khi rất bất tiện vì con ngày càng lớn. Chúng tôi tính toán làm thêm một thời gian nữa rồi vợ chồng lại dắt díu nhau về quê. Các con lớn thì phải tự lo”, chị Hương buồn bã chia sẻ.

Doanh nghiệp nghìn công nhân, vài người mua được nhà

Giữa tháng 7.2021 vừa qua, anh Mỵ Duy Việt, CN Cty Nissei Electric Việt Nam, nhận được thông báo từ chủ đầu tư đi nhận nhà ở xã hội mà gia đình anh đã mua trước đó. Tuy nhiên, do dịch bệnh bùng phát nên anh Việt chưa thể đi được.

Vợ chồng anh Việt đều làm cho Cty Nissei Electric Việt Nam. Hơn 3 năm trước, anh đăng ký mua nhà ở xã hội tại một dự án trên đường 38, phường Tân Phú, TP.Thủ Đức, diện tích 56m2, trị giá gần 900 triệu đồng.

“Phải tằn tiện và vay mượn thêm, cộng với gia đình hỗ trợ, chúng tôi mới mua được căn nhà và trả góp theo từng đợt suốt 3 năm qua. Căn nhà tuy nhỏ, nhưng là của mình. Không phải đi thuê trọ là hạnh phúc lắm rồi”, anh Việt tâm sự.

Bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch CĐ Cty Nissei Electric Việt Nam cho biết, anh Việt chỉ là một trong vài trường hợp hiếm hoi trong số gần 2.000 CN của Cty mua được nhà ở xã hội. Còn tuyệt đại đa số CN đều ở trong khu lưu trú của Cty hoặc phải thuê phòng trọ bên ngoài. Cách đây gần 1 năm, bà Vân làm hồ sơ cho gần 100 CN mua đất ở xã hội trong một dự án ở phường Long Bình, (Quận 9 cũ), nhưng đến nay chưa thấy thông báo gì.

TPHCM hiện có 17 KCX-KCN với gần 280.000 lao động làm việc, nhưng chỉ có một số doanh nghiệp xây nhà lưu trú cho CN ở miễn phì hoặc thu phí tượng trưng. Tiêu biểu như nhà lưu trú của Cty Đức Bổn; Cty Hung Way (KCX Tân Thuận, Q7) với quy mô 1.200 chỗ, Cty Nissei Electric Việt Nam (KCX Linh Trung 1) với quy mô 2.000 chỗ, Cty Worldon (KCN Đông Nam huyện Củ Chi), với quy mô 4.600 chỗ và Cty Vạn Đức (KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh) với quy mô 600 chỗ. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng trăm nghìn CN vẫn phải tự lo chỗ ở của mình, trong đó chủ yếu là phải thuê trọ.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy, Học viện Chính trị Khu vực IV, do vấn đề nhà ở còn nhiều bất cập nên chất lượng cuộc sống của CN trên địa bàn TPHCM bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ luôn phải lo lắng về chỗ ở, điều này phần nào ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động. Từ đó, bà Thúy kiến nghị, TPHCM cần tiếp tục có chính sách khuyến khích nhằm huy động các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở cho thuê giá rẻ. Đối với những nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nên miễn, giảm thuế doanh nghiệp; giao đất không thu tiền sử dụng đất; tinh giản thủ tục hành chính theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư...

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Chỉ đạo làm rõ vụ “Mua nhà ở xã hội 700 triệu kèm nội thất 350 triệu đồng”

Trần Tuấn |

Báo Lao Động số ra ngày 213 và 214 (ngày 14 và 15.9) có loạt bài “Mua nhà ở xã hội 700 triệu kèm nội thất 350 triệu đồng”, phản ánh dấu hiệu trục lợi từ dự án nhà ở xã hội của một số chủ đầu tư trên địa bàn TP.Bắc Ninh. Sau khi Báo Lao Động phản ánh, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh vào cuộc làm rõ dấu hiệu trục lợi tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.

Tạo cơ chế mở để giải quyết việc thừa nhà ở xã hội

Cao Nguyên |

Dù nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn nhưng hiện nay có thực trạng nhiều nơi bị thừa không ai ở, chỗ lại thiếu không có để mua. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, chuyên gia đang đề xuất bán nhà xã hội theo hình thức thương mại nhằm giảm bớt thủ tục pháp lý, tạo ra cơ chế mở, mang tính thị trường, giải quyết được vấn đề thừa thiếu…

Người mua nhà ở xã hội không dễ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

Gia Miêu |

Những người có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội khi vay tại ngân hàng thương mại thể sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi như hiện nay.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chỉ đạo làm rõ vụ “Mua nhà ở xã hội 700 triệu kèm nội thất 350 triệu đồng”

Trần Tuấn |

Báo Lao Động số ra ngày 213 và 214 (ngày 14 và 15.9) có loạt bài “Mua nhà ở xã hội 700 triệu kèm nội thất 350 triệu đồng”, phản ánh dấu hiệu trục lợi từ dự án nhà ở xã hội của một số chủ đầu tư trên địa bàn TP.Bắc Ninh. Sau khi Báo Lao Động phản ánh, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh vào cuộc làm rõ dấu hiệu trục lợi tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.

Tạo cơ chế mở để giải quyết việc thừa nhà ở xã hội

Cao Nguyên |

Dù nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn nhưng hiện nay có thực trạng nhiều nơi bị thừa không ai ở, chỗ lại thiếu không có để mua. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, chuyên gia đang đề xuất bán nhà xã hội theo hình thức thương mại nhằm giảm bớt thủ tục pháp lý, tạo ra cơ chế mở, mang tính thị trường, giải quyết được vấn đề thừa thiếu…

Người mua nhà ở xã hội không dễ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

Gia Miêu |

Những người có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội khi vay tại ngân hàng thương mại thể sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi như hiện nay.