Vì sao còn 10 quận, huyện bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc?

ANH THƯ |

Nhờ các giải pháp giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, số lượng quận/huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã giảm từ 40 quận/huyện năm 2019 còn 10 quận/huyện năm 2020.

12.000 người cư trú bất hợp pháp

Theo thoả thuận MOU về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) ký ngày 23.3.2018, nước ta đang hiện lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và giảm tỉ lệ lao động không về nước khi hết hạn hợp đồng.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện nước ta đã giảm tỉ lệ lao động không về nước khi hết hạn hợp đồng xuống còn dưới 20% (năm 2018 là 34%), lao động cư trú hợp pháp từ 14.000 người xuống còn 12.000 người.

Do đó, số lượng quận/huyện tạm dừng tuyển chọn đã giảm từ 40 quận/huyện năm 2019 còn 10 quận/huyện năm 2020.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Gia Liêm cho biết, để có kết quả này, cả phía Việt Nam và Hàn Quốc đang thực hiện các giải pháp quyết liệt giảm thiểu tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp.

Tại Việt Nam, người lao động được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi lao động tại nước ngoài. Cục tăng cường quản lý, hỗ trợ lao động tại Hàn Quốc khi gặp vấn đề khúc mắc.

Hơn nữa, vừa qua Thủ tướng ký Quyết định 12 về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Theo đó, trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc, để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải tiến hành ký quỹ là 100 triệu đồng.

Cục cũng phối hợp với các địa phương có tỉ lệ lao động bỏ trốn không về nước cao thực hiện tuyên truyền, vận động, thông tin cho gia đình, chính quyền địa phương vào cuộc tích cực.

Kì thi tiếng Hàn tổ chức tại Việt Nam. Ảnh Anh Thư
Kì thi tiếng Hàn tổ chức tại Việt Nam. Ảnh Anh Thư

"Thông qua thân nhân để vận động người lao động khi hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn. Bên cạnh đó, người lao động được hướng dẫn thêm nếu đủ khả năng, trình độ có thể chuyển sang visa E7-lao động kĩ thuật cao" - ông Liêm nói.

Kết nối việc làm cho lao động về nước

Ngoài ra, trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương cũng giới thiệu việc làm cho người lao động theo chương trình EPS về nước được làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Từ đó, họ vừa phát huy được nghề và có được công việc phù hợp trình độ, thu nhập tương xứng.

Về việc tạm dừng tuyển chọn lao động ở các địa phương có tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết: “Tại các địa phương có tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước cao, cần yêu cầu chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt. Từ đó, sẽ tạọ dư luận cộng đồng địa phương đấu tranh với các trường hợp người lao động không chấp hành nghiêm chỉnh sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khác ở địa phương”.

Về các giải pháp giảm thiểu lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc, nước này đã gia hạn hợp đồng cho những lao động làm tốt từ 3 năm lên đến 4 năm 10 tháng.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc tuyển chọn lại người lao động đã về nước đối với những người đã thực hiện đúng hợp đồng và tuân thủ pháp luật trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, cũng như việc xử lý nghiêm đối với chủ sử dụng tuyển người lao động cư trú bất hơp pháp vào làm việc.

“Nếu tỉ lệ lao động bất hợp pháp giảm, Hàn Quốc sẽ xem xét tăng chỉ tiêu tiếp nhận lao động Việt Nam tại đây”- ông Liêm nói.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, các tỉnh thành bị tạm dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2020 như sau: Nghệ An (huyện Nghi Lộc, TX.Cửa Lò, huyện Nam Đàn); Thanh Hóa (huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, TP.Thanh Hoá); Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh); Thái Bình (huyện Tiền Hải); Quảng Bình (huyện Bố Trạch).

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Bản tin 1 phút: Thông tin "cấm" xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2020

PHẠM NGỌC - ĐỨC THIỆN |

Những quận, huyện bị "cấm" xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2020; Vì sao bệnh viện Chợ Rẫy mua máy thở cao hơn Bệnh viện Bạch Mai?; Điểm chuẩn năm 2020 của trường Đại học Y Hà Nội có thể tăng cao... sẽ là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút hôm nay ngày 7.6.

Những quận, huyện bị "cấm" xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2020

ANH THƯ |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chính thức có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS vào năm 2020.

Hàn Quốc tung gói cứu trợ lớn nhất kể từ đầu mùa dịch

Lê Thanh Hà |

Hàn Quốc hôm 3.6 đã công bố kế hoạch ngân sách bổ sung thứ 3 lớn nhất từ khi dịch bùng phát tại nước này nhằm ứng phó với các tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bản tin 1 phút: Thông tin "cấm" xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2020

PHẠM NGỌC - ĐỨC THIỆN |

Những quận, huyện bị "cấm" xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2020; Vì sao bệnh viện Chợ Rẫy mua máy thở cao hơn Bệnh viện Bạch Mai?; Điểm chuẩn năm 2020 của trường Đại học Y Hà Nội có thể tăng cao... sẽ là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút hôm nay ngày 7.6.

Những quận, huyện bị "cấm" xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2020

ANH THƯ |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chính thức có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS vào năm 2020.

Hàn Quốc tung gói cứu trợ lớn nhất kể từ đầu mùa dịch

Lê Thanh Hà |

Hàn Quốc hôm 3.6 đã công bố kế hoạch ngân sách bổ sung thứ 3 lớn nhất từ khi dịch bùng phát tại nước này nhằm ứng phó với các tác động tiêu cực của dịch COVID-19.