Vật giá leo thang, công nhân tính chuyện về quê

Minh Hương |

Giá lương thực, thực phẩm, xăng tăng cao trong khi tiền lương của công nhân chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng nếu không được tăng ca. Trong khi đó, nếu mức giá các nhu yếu phẩm cao như hiện nay, nhiều công nhân sợ sẽ khó trụ lại ở thành phố.

Lương công nhân có hạn

Học hết cấp 3, chị Vi Thị Huế khăn gói xuống Thủ đô làm công nhân khi 19 tuổi. Được 4 năm, chị lập gia đình, 2 vợ chồng làm cùng công ty và thuê trọ ở gần Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội).

Chị Huế làm công nhân một công ty thiết bị vệ sinh (Khu công nghiệp Thăng Long) với mức lương cơ bản gần 5 triệu đồng. Nếu được tăng ca đầy đủ, thu nhập tăng thêm 2-3 triệu đồng.

Từ tháng 2 đến tháng 3.2022, công ty chị có nhiều công nhân bị F0, chị Huế may mắn chưa bị nhiễm COVID-19 nên được điều động làm thêm giờ. Theo đó, ngày nào chị cũng làm 12 tiếng, cả thứ 7 và Chủ nhật. Khi được tăng ca có thêm thu nhập, chị Huế vui mừng vì tháng này có thêm tiền gửi về cho con. Nhưng niềm vui đó chỉ thoáng qua vì “dù có làm đến đâu, tiền nhận về cũng chẳng thấm vào đâu so với giá xăng, giá thực phẩm” - chị Huế nói.

Căn phòng nhỏ chưa đầy 15m2, được thuê với giá 800.000 đồng/tháng, vợ chồng chị Huế sắm gần như đầy đủ. Người phụ nữ này cho hay, là gia đình nên phòng trọ cũng phải giống như nhà mình, vậy mới gìn giữ được tổ ấm.

Gia đình chị Huế có con 3 tuổi, hiện đang gửi ở quê Cao Bằng cho ông bà nội chăm sóc. Khi bé  2 tuổi, chị Huế xót con nhỏ, không đành lòng xa con, nhưng vì dịch bệnh con không thể đến lớp, tiền gửi con cao nên người mẹ trẻ không còn cách nào khác - đành gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp. Chị chỉ có thể bù đắp cho con bằng những bộ quần áo mới, hộp sữa những đợt có lương hay cuộc gọi điện thoại qua video.

Cuộc sống mưu sinh, mỗi tháng chị và chồng chi 1,2 triệu đồng cho tiền thuê trọ (cả điện và nước, mạng…), 3 triệu đồng nuôi con, xăng xe và điện thoại của 2 vợ chồng khoảng 800.000 đồng. Khi giá cả ở mức bình ổn, 700.000 đồng là có đủ thực phẩm cho 2 vợ chồng trong vòng 1 tuần. Nay từ sữa tắm, dầu gội, gói mì, bó rau cũng tăng giá, tất cả chi phí đều đội lên. “1,5 triệu đồng để tiêu trong vòng tuần cũng khó đủ. Trong khi lương của chúng tôi có hạn” - nữ công nhân chia sẻ.

Chị Huế bảo, công nhân có tăng ca đến đâu lương cũng không thể cao, chỉ ở mức đủ sống. Nay vật giá leo thang, chị Huế sợ rằng thu nhập của 2 vợ chồng công nhân 15 triệu đồng/tháng cũng khó thể đảm bảo cuộc sống. Nếu cứ kéo dài thế này, tôi sợ sẽ khó trụ lại được ở đây.

Tiền tăng ca tỉ lệ nghịch với vật giá

Một mình làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long được 4 năm nay, chị Nguyễn Thị Bền chia sẻ, thu nhập hằng tháng của chị ở mức hơn 6 triệu đồng, nếu giá xăng, thực phẩm vẫn cứ đà tăng như hiện nay, chị đã nghĩ tới phương án về quê sinh sống.

“Nếu xa con mà không dư dả tiền bạc, tôi thà về quê còn hơn” - chị Bền nói.

Năm 2021, chị Bền liên tục phải ngưng việc, giãn việc do dịch bệnh. Có thời điểm khó khăn nhất, chị phải nhờ đến cứu trợ của nhóm từ thiện. “Lúc đó tôi muốn nghỉ việc, về nhà có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Nhưng tôi hy vọng năm 2022 công việc sẽ tốt hơn nên vẫn ở lại” - chị Bền cho hay.

Sang năm 2022, chị Bền được làm thêm giờ 2-3 tiếng/ngày, một tuần 4-5 ngày. Song dù có được thêm tiền thì theo chị Bền là “không nhằm nhò gì khi giá cả đều tăng mạnh!”

Trong bối cảnh giá thực phẩm “té nước” theo xăng, lương tối thiểu vùng không thay đổi, thu nhập của công nhân lao động càng tỉ lệ nghịch với vật giá, tâm lý muốn bỏ phố về quê đã dần xuất hiện trong họ.

2 năm qua mức lương tối thiểu vùng chưa tăng, hiện tại vẫn đang được áp dụng như sau: Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng. Khu công nghiệp Thăng Long áp dụng mức lương tối thiểu của vùng 1 là 4.420.000 đồng/ tháng.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Bữa cơm đạm bạc của người lao động khi vật giá leo thang

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM -  Giá xăng, gas liên tục tăng đang gây sức ép lên giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trong khi thu nhập của người lao động không tăng khiến người lao động phải thắt chặt chi tiêu, bữa ăn cũng đạm bạc hơn trước.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Bữa cơm đạm bạc của người lao động khi vật giá leo thang

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM -  Giá xăng, gas liên tục tăng đang gây sức ép lên giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trong khi thu nhập của người lao động không tăng khiến người lao động phải thắt chặt chi tiêu, bữa ăn cũng đạm bạc hơn trước.