Vai trò của Công đoàn trong đối thoại khi khủng hoảng

Hoàng Văn Minh |

LĐLĐ TP.Đà Nẵng vừa tổ chức tọa đàm “Đối thoại trong giai đoạn khủng hoảng và vai trò của Công đoàn”. Đây là diễn đàn để các cấp Công đoàn TP.Đà Nẵng, đặc biệt là Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp có thể thông tin, báo cáo thực trạng công tác đối thoại về việc làm, tiền lương của người lao động (NLĐ) trong giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; đồng thời chia sẻ những cách làm hay trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ.

Nhiệm vụ hết sức khó khăn của Công đoàn

Trong 9 tháng đầu năm 2020, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã đối mặt với 2 đợt dịch COVID-19, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là đợt 2 diễn ra trong 2 tháng 7-8.2020 khi Đà Nẵng là tâm dịch của cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố có 2.446 doanh nghiệp (DN), đơn vị bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các DN trong khối dịch vụ, du lịch với 154.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm và thu nhập. Rồi toàn thành phố có 65 đoàn viên Công đoàn (CĐ) mắc COVID-19; 1.425 NLĐ bị cách ly tập trung; 1.364 NLĐ bị cách ly tại nhà...

“Bối cảnh trên đã đặt ra cho các cấp CĐ một nhiệm vụ hết sức khó khăn đó là phải đối thoại với người sử dụng lao động (NSDLĐ) nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh song song với các chế độ, chính sách của CĐ hỗ trợ cho NLĐ” - ông Nguyễn Duy Minh - Chủ tịch LĐLĐ TP.Đà Nẵng nói.

Theo ông Nguyễn Duy Minh, công tác đối thoại tại các DN đã có tác động trực tiếp đến tình hình quan hệ lao động tại các DN trong thời kỳ khó khăn do dịch bệnh. Đặc biệt, công tác đối thoại định kỳ, đột xuất trong 9 tháng đầu năm 2020 cũng được LĐLĐ TP.Đà Nẵng tích cực triển khai.

Trong 9 tháng đầu năm, đã có 425 lượt DN tổ chức 684 cuộc đối thoại cho hơn 30.000 LĐ. Nội dung đối thoại về tiêu chuẩn của DN, đơn vị khi đề nghị hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ. Đề nghị DN và vận động, tuyên truyền NLĐ thực hiện tốt các quy định phòng chống dịch; về việc làm và tiền lương của NLĐ trong thời gian dịch bệnh; về việc lựa chọn đối tượng NLĐ ở lại làm việc và phải tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ không lương, chấm dứt HĐLĐ và các chính sách, quyền lợi của NLĐ...

Cán bộ Công đoàn phải sâu sát cơ sở

Ở quy mô toàn quốc, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) - cho biết, trong thời gian qua, LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các cấp CĐ nắm bắt thông tin và tuyên truyền cho công nhân lao động (CNLĐ) không cầm cố, thế chấp, mua bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), hạn chế lĩnh BHXH một lần để có thể nhận lương hưu khi hết tuổi LĐ. Thương lượng với NSDLĐ để sắp xếp, bố trí các phương án LĐ phù hợp nhằm bảo vệ việc làm cho NLĐ.

Tư vấn, hướng dẫn hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và trả lời thắc mắc của NLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho NLĐ, tránh xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như các vấn đề về tiền lương ngừng việc; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NSDLĐ; tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; NLĐ nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế... Tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tại các DN. Thương lượng, giải quyết quyền lợi cho tập thể NLĐ bị xâm phạm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ông Hoàng Hữu Nghị - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Đà Nẵng - cho rằng, bài học kinh nghiệm rút ra trong hai đợt dịch vừa qua ở Đà Nẵng là muốn đối thoại mang lại kết quả, cán bộ CĐ phải sâu sát cơ sở, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ của các DN để có giải pháp phối hợp giải quyết. Thường xuyên gần gũi, liên hệ mật thiết với đoàn viên, NLĐ, phát huy vai trò tập thể trong việc đối thoại, thương lượng. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động năm 2019 cho cả NLĐ và NSDLĐ để NLĐ tự bảo vệ mình trước khi CĐ bảo vệ. CĐ các cấp phải tăng cường giúp đỡ, tư vấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở về quy trình, kỹ năng thương lượng, tập trung vào các chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ như chế độ tiền lương, bảo hiểm, thời giờ làm việc...

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

Lãi suất vay thực sự là gánh nặng trên vai của các doanh nghiệp

Gia Miêu |

TPHCM - Với lãi suất cho vay trên 10% như hiện nay thì để tồn tại và duy trì hoạt động, doanh nghiệp cũng đã rất áp lực, không những thế, câu chuyện vay vốn sản xuất kinh doanh cũng chẳng dễ dàng.

TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ không đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan.

Thiếu thuốc, vật tư y tế trầm trọng, Bộ Y tế đề nghị khẩn cấp sửa yêu cầu “3 báo giá”

Thùy Linh |

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ bỏ quy định về thời điểm mua sắm vật tư y tế theo Nghị định 98, sửa yêu cầu “3 báo giá” nhằm giải quyết nhanh vướng mắc dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng vật tư, hóa chất. Việc này sẽ gỡ khó trước mắt cho các bệnh viện lớn vốn đang rất đau đầu vì thiếu hóa chất, vật tư y tế.