Ứng trước lương để giữ chân người lao động

Cường Ngô |

Phục hồi sản xuất trở lại sau dịch COVID-19 thế nào là trăn trở của các doanh nghiệp, đặc biệt với khối doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Theo các chuyên gia, giải pháp phục hồi sau liều “kháng sinh” giãn cách xã hội là việc các doanh nghiệp cần giữ chân NLĐ bằng những chính sách và quan tâm đặc biệt đến đối tượng này.

Tìm cách giữ chân lao động

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian “rất khó khăn” đối với ngành dệt may. Ngành này sẽ phải đối diện với nguy cơ cao nhất là việc đứt gãy chuỗi cung ứng do đối tác chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do NLĐ đang có xu hướng về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay.

Tại kịch bản tích cực nhất, Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện “bình thường mới” từ đầu tháng 10.2021, Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, xuất khẩu năm nay dự kiến đạt khoảng 37,5-38 tỉ USD. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, còn địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa thì xuất khẩu cả năm dự kiến chỉ đạt khoảng 36-36,5 tỉ USD.

Còn kịch bản xấu nhất, xuất khẩu dệt may sẽ chỉ đạt 33,5-34 tỉ USD nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp phong toả, giãn cách đến đầu tháng 12.2021.

Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, sau khi các tỉnh thành nới lỏng giãn cách xã hội, để giữ chân và tuyển mới được lao động, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần thực sự quan tâm đến NLĐ, quan tâm đến những người đang còn làm việc, những lao động đang nghỉ không lương, kêu gọi lao động trở lại làm việc để họ tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần ưu tiên rà soát, làm thủ tục kịp thời cho những lao động là đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ của Nhà nước để bảo đảm an sinh cho họ.

“Để không xảy ra tình trạng “chảy máu” lao động, trong đợt dịch diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp dệt may thuộc hiệp hội vẫn trả một phần lương cho NLĐ, đồng thời cung cấp gạo, mì tôm và nhu yếu phẩm cho họ. Khi dịch được kiểm soát, để khích lệ NLĐ gắn bó với doanh nghiệp, nhiều Công ty đã ứng trước lương cho NLĐ. Đây mới chính là vấn đề cốt lõi để giữ chân NLĐ” - ông Giang nói.

Luôn xác định, NLĐ chính là tài sản của doanh nghiệp 

Theo bà Nguyễn Thị Hương Giang - Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Sản xuất hàng thể thao-MXP, ở Việt Nam, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, nếu như các ngành nghề khác vẫn có thể làm việc online được, nhưng với ngành dệt may thì không. Chính vì vậy, trong những tháng vừa qua, Công ty gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề xuất khẩu.

Dù vậy, theo bà Giang, Công ty vẫn duy trì hỗ trợ cho NLĐ, những ngày lễ vẫn có thưởng cho NLĐ nhưng ở mức thấp hơn. Ví dụ, nếu như trước đây, thưởng ngày lễ là 500.000 đồng, giờ giảm xuống còn 300.000 đồng.

“Chủ tịch HĐQT đã cam kết với NLĐ phải giữ bằng được NLĐ làm việc. Bởi, đối với nghề may, để đào tạo một NLĐ lành nghề rất khó. Vì lẽ đó, chúng tôi luôn xác định, NLĐ chính là tài sản của doanh nghiệp. Thậm chí, chúng tôi còn xác định năm nay có hoà hoặc lỗ vốn thì vẫn phải giữ chân NLĐ” - Phó Tổng Giám đốc Công ty MXP cho hay.

Trao đổi với Lao Động, đại diện Tập đoàn Masan cho biết, hiện nay, nhà máy tại Bình Dương có nhu cầu tuyển mới khoảng 900 nhân viên. Để giữ chân NLĐ, đồng thời tuyển mới NLĐ, nhà máy triển khai thuê địa điểm, thiết lập 3 khu ký túc xá và vùng đệm cho nhân viên lưu trú với sức chứa hàng trăm người.

Song song với tuyển dụng đội ngũ nhân công thiếu hụt, nhà máy thực hiện các giải pháp nghiên cứu kỹ thuật, nhằm tăng năng suất sản xuất, tăng sản lượng, giảm áp lực nhân công. Tăng tốc độ các dây chuyền sản xuất từ 5% - 35% sản lượng các ngành hàng chủ lực. Đẩy mạnh đầu tư tự động hóa dây chuyển sản xuất. Các giải pháp kỹ thuật trên giúp giảm 10% số lượng nhân viên tuyển mới, đồng thời đáp ứng nhanh việc cung cấp sản phẩm cho thị trường, đặc biệt trong những tháng cao điểm cuối năm.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp trả “lương tạm nghỉ việc” để giữ chân công nhân

Nam Dương - Thanh Vũ |

Sau gần 3 tháng (từ ngày 13.7) phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19, ngày 6.10, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (công ty có khoảng 56.000 NLĐ) đã bắt đầu sản xuất trở lại. Hơn 10.000 công nhân (khoảng 20% tổng số lao động của Công ty) đi làm trở lại, trong đó rất nhiều người được doanh nghiệp trả “lương tạm nghỉ việc” trong thời gian ngừng sản xuất do dịch COVID-19.

Những cách làm hay giữ chân công nhân lao động ở Long An

Kỳ Quan |

Tỉnh Long An đang phục hồi nhanh sản xuất trong điều kiện “bình thường mới” sau hơn 2 tháng tạm ngưng do dịch bệnh phức tạp. Đã không xảy ra thiếu hụt lao động, hầu hết CNLĐ đều sẵn sàng trở lại làm việc. Đó là kết quả của quan niệm xem CNLĐ là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bảo toàn được lực lượng lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định.

Hoàng Anh Gia Lai "giữ chân" trung vệ Hàn Quốc thêm 1 năm

Thanh Vũ |

Trung vệ Kim Dong-su sẽ ở lại Hoàng Anh Gia Lai thêm 1 mùa giải trước khi trở về Hàn Quốc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Doanh nghiệp trả “lương tạm nghỉ việc” để giữ chân công nhân

Nam Dương - Thanh Vũ |

Sau gần 3 tháng (từ ngày 13.7) phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19, ngày 6.10, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (công ty có khoảng 56.000 NLĐ) đã bắt đầu sản xuất trở lại. Hơn 10.000 công nhân (khoảng 20% tổng số lao động của Công ty) đi làm trở lại, trong đó rất nhiều người được doanh nghiệp trả “lương tạm nghỉ việc” trong thời gian ngừng sản xuất do dịch COVID-19.

Những cách làm hay giữ chân công nhân lao động ở Long An

Kỳ Quan |

Tỉnh Long An đang phục hồi nhanh sản xuất trong điều kiện “bình thường mới” sau hơn 2 tháng tạm ngưng do dịch bệnh phức tạp. Đã không xảy ra thiếu hụt lao động, hầu hết CNLĐ đều sẵn sàng trở lại làm việc. Đó là kết quả của quan niệm xem CNLĐ là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bảo toàn được lực lượng lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định.

Hoàng Anh Gia Lai "giữ chân" trung vệ Hàn Quốc thêm 1 năm

Thanh Vũ |

Trung vệ Kim Dong-su sẽ ở lại Hoàng Anh Gia Lai thêm 1 mùa giải trước khi trở về Hàn Quốc thực hiện nghĩa vụ quân sự.