Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp

Kiều Vũ |

Sáng 31.8, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam, Viện Tài nguyên, Môi trường và phát triển cộng đồng phối hợp với Tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo dục và Phát triển Hải ngoại (APHEDA) tổ chức Hội thảo “Xử lý các chất thải nguy hại trong đó có amiang” để tìm kiếm phương pháp xử lý hữu hiệu trong thời gian tới.

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Ước tính, mỗi năm, có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua… Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi nilon của cả nước chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".
Trong khi đó, tại các thành phố lớn ở Việt Nam, tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, công nghệ tái chế nhựa lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường.

Số lượng thống kê cho thấy, từ năm 2010 đến 2018, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tăng trung bình hằng năm khoảng 12% (Bộ Tài nguyên môi trường, 2012, 2015, 2019). Năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 42.790 tấn/ngày; năm 2018 tăng lên đến khoảng 61.600 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị khoảng 37.200 tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 24.400 tấn/ngày. Các địa phương có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên 6000 tấn/ngày chiểm tỷ lệ 3,17%; khối lượng lớn hơn 1000 tấn/ngày chiếm 7,9%; lớn hơn 600 tấn/ngày chiếm 23,8%; lớn hơn 200 tấn/ngày chiếm 36,5%, và nhỏ hơn 200 tấn/ngày chiếm tỷ lệ 28,6%.

Đại biểu tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Hải Anh
Đại biểu tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Hải Anh

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận về những vấn đề về quản lý chất thải nguy hại và chất thải amiang ở Việt Nam hiện nay; Các biện pháp xử lý chất thải nguy hại; An toàn khi tháo dỡ vật liệu và xử lý chất thải rắn có chứa amiang; Các phương pháp xử lý chất thải có chứa amiang.

GS.TS. Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam cho biết  cho tới nay, vẫn có một rủi ro tiềm ẩn không chỉ đối với cộng đồng dân cư nói chung mà cả môi trường, đặc biệt là việc tháo dỡ, thay thế, xói mòn và phong hoá vật liệu xây dựng amiang - xi măng. Ở các nước phát triển các biện pháp phòng tránh tác hại của amiang đã đề ra từ quản lý các vật liệu amiang đang còn sử dụng, đến loại bỏ nó. Trong nhiều năm tới, các nước sẽ phải rất nỗ lực để loại bỏ một cách có hệ thống và xử lý an toàn các sản phẩm có chứa amiang tránh phát tán sợi và gây ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ của người lao động và người dân. Phân tích thêm về vấn đề này, GS.TS. Lê Vân Trình  nhấn mạnh: Ở Việt Nam, một trong những nước sử dụng nhiều tấm lợp xi măng amiang, theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30.6.2015 về quản lý chất thải nguy hại, trong phụ lục C, chất thải có amiang được đưa vào chất thải nguy hại với Mã CTNH 06 03 01: Chất thải có amiang (trừ sản phẩm amiang xi măng bị loại bỏ) từ quá trình sản xuất amiang xi măng; 11.06: Vật liệu cách nhiệt và vật liệu xây dựng có amiang thải. Tuy nhiên điều khó hiểu, chỉ là chất thải có amiang từ quá trình sản xuất amiang xi măng, còn các sản phẩm amiang bị loại bỏ như tấm lợp bị vỡ, bị phá huỷ, hay các lớp amiang cách nhiệt từ các lò hơi cũ bị phá huỷ, từ các lớp cách nhiệt đường ống dỡ bỏ thì lại không được nêu vào. Từ những sản phẩm loại bỏ này sợi amiang rất dễ phát tán ra môi trường gây nguy hiểm cho con người.

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Khuông - Hội An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam, có rất nhiều nguồn phát sinh chất thải nguy hại, thực trạng này đã gây không ít khó khăn trong việc quản lý và phân loại. Không chỉ riêng các khu sản xuất mà mỗi cá nhân cũng cần ý thức được mối hiểm họa từ chất thải nguy hại, từ đó, có cách thức xử lý đúng cách. Hiện nay, các nguồn phát sinh chất thải nguy hại cơ bản bao gồm: Sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, trong xây dựng, chăm sóc y tế, rác thải sinh hoạt...

Một trong những vấn đề được quan tâm là hiện phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Các bãi này chủ yếu là các bãi rác tạm lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác… Đây chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động sản xuất của cộng đồng xung quanh.

Bởi vậy, việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn và nguy hại ở các doanh nghiệp, các khu công nghiệp từ chủ nguồn thải đến người thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý cần được theo dõi chặt chẽ, để chất thải công nghiệp được đưa đi xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trục vớt tàu chìm nhưng lại đổ lén chất thải xuống biển

Hữu Long |

Sau khi trục vớt tàu chìm, lẽ ra phải xử lý số nguyên liệu trên con tàu (clinker-dùng để sản xuất ximăng) theo quy định thì đơn vị trục vớt lại đổ lén chất thải xuống biển.

Chở chất thải từ Ninh Bình vào Thanh Hoá: Hơn 60 tấn chứ không phải 28 tấn

Xuân Hùng - Quách Du |

Sáng 25.8, Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với Lãnh đạo UBND huyện Nông Cống, Thanh Hoá để làm rõ các thông tin liên quan vụ một doanh nghiệp (DN) đã dùng 2 xe tải đầu kéo chở chất thải rắn từ Ninh Bình, vượt hơn 100km vào đổ ở Thanh Hoá.

Phát hiện hàng chục tấn chất thải mang từ Ninh Bình vào Thanh Hóa đổ

QUÁCH DU |

Hàng chục tấn chất thải (chứa trong bao tải cỡ lớn) được chiếc xe đầu kéo vận chuyển từ Ninh Bình vào Thanh Hóa để đổ. Điều lạ là, các đơn vị liên quan cho rằng số chất thải trên chỉ nhằm mục đích là san lấp mặt bằng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Đà Nẵng: Trục vớt tàu chìm nhưng lại đổ lén chất thải xuống biển

Hữu Long |

Sau khi trục vớt tàu chìm, lẽ ra phải xử lý số nguyên liệu trên con tàu (clinker-dùng để sản xuất ximăng) theo quy định thì đơn vị trục vớt lại đổ lén chất thải xuống biển.

Chở chất thải từ Ninh Bình vào Thanh Hoá: Hơn 60 tấn chứ không phải 28 tấn

Xuân Hùng - Quách Du |

Sáng 25.8, Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với Lãnh đạo UBND huyện Nông Cống, Thanh Hoá để làm rõ các thông tin liên quan vụ một doanh nghiệp (DN) đã dùng 2 xe tải đầu kéo chở chất thải rắn từ Ninh Bình, vượt hơn 100km vào đổ ở Thanh Hoá.

Phát hiện hàng chục tấn chất thải mang từ Ninh Bình vào Thanh Hóa đổ

QUÁCH DU |

Hàng chục tấn chất thải (chứa trong bao tải cỡ lớn) được chiếc xe đầu kéo vận chuyển từ Ninh Bình vào Thanh Hóa để đổ. Điều lạ là, các đơn vị liên quan cho rằng số chất thải trên chỉ nhằm mục đích là san lấp mặt bằng.