Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Đã nhận từ TLĐLĐVN số tiền, tài sản trị giá hàng nghìn tỉ đồng

VIỆT LÂM |

Chiều 10.6, Tổng LĐLĐVN đã cung cấp thông tin liên quan đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN: Trần Văn Thuật, Ngọ Duy Hiểu, Phan Văn Anh chủ trì buổi cung cấp thông tin.

Tổng LĐLĐVN luôn sẵn sàng trao đổi, thảo luận

Đại diện Tổng LĐLĐVN cho biết, số tiền, tài sản mà Tổng LĐLĐVN hỗ trợ TDTU hàng nghìn tỉ đồng bao gồm nhiều hình thức: Cấp, cho vay, giao quản lý, sử dụng và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giao đất, chứ không phải duy nhất là hình thức cấp như một số báo nêu. Từ nguồn tài sản này, cùng với sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, đến nay khối tài sản đã ra tăng lên khoảng 3.000 tỉ đồng.

Lãnh đạo TDTU nhiều lần phản ứng, không chấp hành quy định của cấp thẩm quyền, trong đó có Tổng LĐLĐ VN. Ví dụ, nhà trường không đồng ý để Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán nhà trường và Kiểm toán Nhà nước phải có công văn gửi Tổng LĐLĐ VN; không đồng ý cho Đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ VN kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật. Sau khi có dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, nhà trường tiếp tục phản ứng. Đoàn giám sát của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiến hành giám sát nhà trường, khi có báo cáo kết quả thì trường phản ứng gửi văn bản tới Chủ tịch Quốc hội với những lời lẽ không đúng mực về Báo cáo của Đoàn…

Đặc biệt, hiệu trưởng nhà trường có dấu hiệu lạm quyền khi triệu tập và chủ trì họp Hội đồng trường bất thường mà không báo cáo, đề nghị với Chủ tịch Hội đồng trường là Tiến sĩ Bùi Văn Cường - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN. Vì lý do đi công tác nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng trường đã yêu cầu lùi thời gian tổ chức cuộc họp, tuy nhiên hiệu trưởng nhà trường vẫn chủ trì cuộc họp và ra các quyết nghị, trong khi quy định tại Điều lệ Trường Đại học thì chỉ có Chủ tịch Hội đồng trường mới có quyền chủ toạ cuộc họp Hội đồng trường. Ngoài ra, thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN đã 5 lần mời Ban Giám hiệu TUTD ra họp bàn về sự phát triển của nhà trường, tuy nhiên đến ngày 31.5, Ban Giám hiệu mới cử 2 hiệu phó nhà trường ra dự họp. Hiệu trưởng nhà trường không tham dự.

Tổng LĐLĐ VN luôn sẵn sàng trao đổi, thảo luận một cách dân chủ với nhà trường về những vấn đề nhà trường quan tâm, đề xuất… nhưng đáng tiếc lãnh đạo nhà trường đã sử dụng diễn đàn truyền thông để có những phát ngôn không đúng về Tổng LĐLĐ VN. Thực tế khẳng định TUTD có được như ngày hôm nay chắc chắn có sự lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, hiệu quả và tôn trọng quyền tự chủ của cơ quan cấp trên là Tổng LĐLĐ VN.

Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: T.L
Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: T.L

TDTU do tổ chức Công đoàn sáng lập!

Trước đó, khi có thông tin từ ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Trường) - cho rằng, Tổng LĐLĐ VN không phải đơn vị sáng lập hay đầu tư mà chỉ là đơn vị tiếp nhận, nhưng đã 3 lần đòi tiền của nhà trường. Ngày 9.6, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh khẳng định: Trường ban đầu được hình thành từ chủ trương của LĐLĐ TP Hồ Chí Minh nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn và của Thành phố trong những năm đầu đổi mới là đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân TP… Đặc biệt, đồng chí Phan Văn Anh cho biết: Không có việc Tổng LĐLĐ VN ba lần yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thăng nộp 30% chênh lệch thu chi!

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đồng chí Phan Văn Anh cho biết, Trường - tiền thân là Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng do LĐLĐ TP Hồ Chí Minh sáng lập - được thành lập theo Quyết định số 787/TTg ngày 24.9.1997 của Thủ tướng Chính phủ; sau đó chuyển thành trường bán công và đổi tên thành Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TPHCM theo Quyết định số 18/2003/QĐ-TTg ngày 28.1.2003 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục được chuyển thành trường đại học công lập trực thuộc Tổng LĐLĐ VN theo Quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu thành lập Trường trong giai đoạn đầu là thực hiện Chương trình 17 và Chỉ thị 13 của Thành ủy TPHCM về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân Thành phố; phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá; góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, thực hiện nghiên cứu để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội ở TPHCM và các tỉnh phía Nam. Khi chuyển về trực thuộc Tổng LĐLĐVN, mục tiêu của Trường được bổ sung thêm là trực tiếp phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực trong công nhân, người lao động để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28.1.2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X.

“Năm 2008, sau khi tiếp nhận Trường, Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường phát triển theo xu thế đổi mới giáo dục đại học, phát huy tính tự chủ. Trên cơ sở đề xuất của Tổng LĐLĐVN, Trường đã được Chính phủ tạo điều kiện áp dụng cơ chế tài chính đặc thù, được các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương tạo điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất… Đây là nguồn lực rất quan trọng để Trường phát triển. Cùng với sự nỗ lực cố gắng, năng động, sáng tạo, đổi mới của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của nhà trường, qua hơn 10 năm, Trường đã phát triển nhanh chóng, từ 27 khoa, phòng, đơn vị trực thuộc với 306 cán bộ, giảng viên, trong đó có 9 biên chế do LĐLĐ TP Hồ Chí Minh quản lý, đến nay đã có 61 khoa, phòng, đơn vị với 1.340 cán bộ, giảng viên, người lao động; một số kết quả trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của trường đã được xã hội ghi nhận…” - đồng chí Phan Văn Anh cho biết.

Để làm rõ hơn vấn đề Trường trực thuộc tổ chức Công đoàn, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cung cấp thêm thông tin: “Từ khi được thành lập, Trường trực thuộc LĐLĐ TPHCM, Chủ tịch Hội đồng trường là Chủ tịch của LĐLĐ TPHCM. Khi về trực thuộc Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch Hội đồng trường là Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN - đây là một thuận lợi lớn của nhà trường để phát triển.

Ngay từ ban đầu, khi Trường về trực thuộc Tổng LĐLĐ VN năm 2008, Trường đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ UBND TPHCM, Chính phủ về mặt bằng, kinh phí. Cụ thể, Chính phủ cấp 61,7 tỉ đồng để Trường xây các khối nhà cho sinh viên và cho vay gói kích cầu khoảng 120 tỉ đồng; tổ chức CĐ cho vay không lãi trên 180 tỉ đồng…

“Nếu Trường là trường tư thục thì liệu có được Nhà nước cấp đất, cấp vốn, cho vay không phải chịu lãi hay không?” - Phó Chủ tịch Phan Văn Anh đặt câu hỏi.

Không có văn bản nào yêu cầu Trường nộp 30% chênh lệch thu chi

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Phan Văn Anh cho biết, vừa qua có một số báo thông tin theo ý kiến của ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường - là Tổng LĐLĐVN có 3 văn bản buộc trường phải nộp 30% chênh lệch thu chi. Tôi khẳng định điều này không đúng. Trước đây, khi đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ VN có về Trường kiểm tra quản lý tài chính, tài sản nhưng Ban Giám hiệu trường không đồng ý cho đoàn kiểm tra vào kiểm tra. Ban giám hiệu cho rằng, đối với Trường thực hiện cơ chế tự chủ thì chỉ báo cáo Tổng LĐLĐ VN về kết quả hoạt động của nhà trường cũng như hoạt động tài chính. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra đã trích dẫn Luật Công đoàn, theo đó đơn vị chủ quản có quyền kiểm tra cấp dưới, do vậy, Trường trực thuộc Tổng LĐLĐVN thì có thể kiểm tra. Ngoài ra, quy chế của Trường cũng ghi rằng Tổng LĐLĐ VN có quyền kiểm tra kiểm soát tài chính tài sản của Trường… Khi đoàn kiểm tra có những phân tích dẫn chứng cụ thể, Trường mới đồng ý cho đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ VN kiểm tra tài chính tài sản.

“Sau quá trình làm việc, Đoàn kiểm tra có trích dẫn Quyết định số 1684/QĐ-TLĐ ngày 7.11.2006, Quyết định số 1712/QĐ-TLĐ ngày 24.10.2016 của Tổng LĐLĐ VN về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của CĐ: “Đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế, mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên quyết định”. Vì vậy, đoàn kiểm tra có kiến nghị về việc thực hiện các quyết định trên với Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN. Tuy nhiên, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN chưa đồng ý vì cho rằng ngoài quy định của Tổng LĐLĐ VN, Trường còn thực hiện theo Quyết định 158 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, có thể khẳng định, đến giờ phút này, Tổng LĐLĐ VN chưa có bất cứ văn bản nào yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp một đồng nào!” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN khẳng định.

Trước thông tin, ông Danh nói rằng, Tổng LĐLĐ VN thu 30% chênh lệch thu chi của Trường là để xây thiết chế CĐ, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Phan Văn Anh cho biết, trước nhu cầu bức xúc về đời sống vật chất, tinh thần, nhất là nhà ở, văn hóa, nơi giữ trẻ cho công nhân ở KCN-CX, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN-KCX” với mục tiêu tổng quát là giao cho Tổng LĐLĐ VN đầu tư xây dựng nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao tại các KCN-KCX nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp đồng hành của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội để tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân trong các KCN-KCX. Thiết chế công đoàn thực hiện 2 năm vừa rồi là tiết kiệm 10% chi hành chính, chi phong trào của cả hệ thống tổ chức CĐ từ cơ sở đến Tổng LĐLĐVN. Như vậy, hoàn toàn không có chuyện Tổng LĐLĐ VN đòi Trường ĐH Tôn Đức Thắng phải nộp 30% này để cho xây dựng thiết chế công đoàn. Đây chỉ là những suy diễn từ phía Trường ĐH Tôn Đức Thắng!

VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐVN: Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng có dấu hiệu lạm quyền

Hà Anh |

Chiều 10.6, Tổng LĐLĐVN đã có thông tin với báo chí liên quan đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Theo Tổng LĐLĐVN, những ngày qua, Ban giám hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã có những phát ngôn trên các cơ quan truyền thông không đúng bản chất, không đúng sự thật về Tổng LĐLĐVN, gây tổn hại đến uy tín của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Không có việc yêu cầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng nộp 30% chênh lệch thu chi

Việt Lâm |

Trao đổi với Phóng viên Báo Lao Động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh khẳng định: Trường Đại học Tôn Đức Thắng ban đầu được hình thành từ chủ trương của LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh và không có việc Tổng LĐLĐVN ba lần yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp 30% chênh lệch thu chi!

Đại học Tôn Đức Thắng vào TOP những đại học hàng đầu thế giới

Nam Dương |

Tin vui vừa đến với Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), là đại học công lập thuộc Tổng LĐLĐVN, nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam khi Tổ chức xếp hạng đại học thế giới qua thành tựu học thuật URAP (University Ranking by Academic Performance) vừa công bố TDTU được xếp hạng 1.422 trên thế giới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tổng LĐLĐVN: Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng có dấu hiệu lạm quyền

Hà Anh |

Chiều 10.6, Tổng LĐLĐVN đã có thông tin với báo chí liên quan đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Theo Tổng LĐLĐVN, những ngày qua, Ban giám hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã có những phát ngôn trên các cơ quan truyền thông không đúng bản chất, không đúng sự thật về Tổng LĐLĐVN, gây tổn hại đến uy tín của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Không có việc yêu cầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng nộp 30% chênh lệch thu chi

Việt Lâm |

Trao đổi với Phóng viên Báo Lao Động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh khẳng định: Trường Đại học Tôn Đức Thắng ban đầu được hình thành từ chủ trương của LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh và không có việc Tổng LĐLĐVN ba lần yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp 30% chênh lệch thu chi!

Đại học Tôn Đức Thắng vào TOP những đại học hàng đầu thế giới

Nam Dương |

Tin vui vừa đến với Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), là đại học công lập thuộc Tổng LĐLĐVN, nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam khi Tổ chức xếp hạng đại học thế giới qua thành tựu học thuật URAP (University Ranking by Academic Performance) vừa công bố TDTU được xếp hạng 1.422 trên thế giới.