Trước thềm Chương trình Thủ tướng đối thoại với công nhân: Gần 10.000 kiến nghị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Ngoài mong muốn sớm tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022, vấn đề công nhân lao động bức thiết, quan tâm lớn nhất chính là nhà ở, trường học và thiết chế cho công nhân.

Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết như trên tại buổi họp báo thông tin về Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022 và Chương trình "Giờ thứ 9+" diễn ra vào chiều 9.6.

Để chuẩn bị cho Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động, ngày 16.5.2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn, các cơ quan báo chí công đoàn mở diễn đàn, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt, tổng hợp kiến nghị, ý tưởng, đề xuất của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước. Đến nay đã nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị của công nhân lao động, tập trung vào 10 nhóm vấn đề.

Trao đổi về nội dung này, ông Ngọ Duy Hiểu thông tin, rất nhiều công nhân lao động đề nghị tăng lương tối thiểu từ 1.7.2022; đồng thời mong lương được tăng nhiều hơn nữa.

“Ngoài lương thì vấn đề mà công nhân lao động bức thiết, quan tâm lớn nhất chính là vấn đề nhà ở, trường học và thiết chế cho công nhân” – ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh và cho rằng, giải quyết tốt vấn đề nhà ở thì sẽ giải quyết nhiều vấn đề khác cho công nhân, như sức khoẻ, chăm sóc con…

 
Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - chia sẻ thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: Hải Nguyễn

Để có nhiều nhà cho công nhân, theo ông Hiểu, cần tạo điều kiện cho nhiều chủ thể xây dựng nhà ở để cho thuê và bán cho công nhân. Người lao động rất cần nhà, nhiều chủ thể rất sẵn sàng nhưng cơ chế chính sách chưa cho phép.

“Mong Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân lao động là diễn đàn để tháo gỡ các chính sách pháp luật liên quan đến nhà ở cho công nhân để có thêm nhiều nhà cho người lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ quyết liệt theo đuổi chính sách nhà ở cho công nhân bằng những kiến nghị; tích cực phối hợp với các bộ ngành để đưa ra các đề xuất, mục tiêu là khơi thông nguồn lực để có nhiều chủ thể xây dựng nhà ở cho công nhân” – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh.

Cùng với đó, công nhân lao động mong muốn sửa đổi chính sách bảo hiểm theo hướng tạo được niềm tin lâu dài để họ gắn bó với bảo hiểm xã hội, khắc phục tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

“Nhiều người lao động biết rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ không có lương hưu khi về già, nhưng họ khó khăn quá, đợi đóng bảo hiểm rất dài ngày, không biết khi nào nhận lương hưu” – ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ. Ngoài ra, công nhân lao động đề nghị cần chỉ đạo đôn đốc giải quyết các chính sách cho người lao động: Một số đối tượng ở một số địa phương đến nay chưa được hưởng chính sách hỗ trợ do bị mắc COVID-19; hỗ trợ học sinh mầm non là con công nhân lao động trong khu công nghiệp theo Nghị định 105; hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08 của Thủ tướng Chính phủ.

Công nhân cũng mong có chính sách tín dụng riêng, bởi nếu nếu có hệ thống tín dụng tốt cho công nhân thì sẽ khắc phục được nạn “tín dụng đen” hiện nay. Công nhân còn phản ánh nhiều vấn đề khác: Đào tạo nghề; mong muốn có biện pháp xử lý những doanh nghiệp vi phạm pháp luật với người lao động (không ký hợp đồng lao động, nợ lương, bảo hiểm); về nơi khám chữa bệnh; an toàn thực phẩm; đảm bảo an toàn tại nơi ở, nơi làm việc, đi làm việc.

Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ: Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động không chỉ thuần tuý giải quyết những vấn đề cụ thể, mà còn là để định hướng để hoàn thiện chính sách pháp luật đối với công nhân lao động và tổ chức công đoàn; thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là dịp để lãnh đạo thấu hiểu hơn các vấn đề của công nhân lao động.

“Do vậy Thủ tướng có gửi gắm mong muốn tổ chức một chương trình thực sự thiết thực, giải quyết được những vấn đề nào mà quan tâm, bức xúc nhất; vấn đề nào giải quyết ngay thì sẽ phải giải quyết sớm. Thủ tướng cũng mong muốn, thông qua chương trình này, Thủ tướng có dịp gặp gỡ, cảm ơn nỗ lực của công nhân, công đoàn trong 2 năm bị tác động của dịch COVID-19 vừa qua; đồng thời truyền thông điệp để công nhân lao động cả nước tiếp tục cùng chung tay trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế” – ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Bảo Hân - Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tổng hợp ý kiến chuẩn bị hội nghị tiếp xúc đối thoại tại huyện Lục Ngạn

L.N |

Bắc Giang - Thực hiện Công văn số 853-CV/HU ngày 25.5.2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Ngạn về việc chuẩn bị hội nghị tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với chủ doanh nghiệp và công nhân lao động trên địa bàn huyện năm 2022, Liên đoàn Lao động huyện Lục Ngạn đã triển khai công văn thực hiện đến các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tăng lương tối thiểu vùng là cấp bách, không thể trì hoãn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Chuyên gia, người lao động đều cho rằng, rất cần tăng lương tối thiểu (LTT) vùng từ 1.7.2022 theo như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để đời sống của người lao động (NLĐ) bớt khó khăn sau tác động của dịch COVID-19.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người lao động đang rất "ngóng chờ" chính sách tăng lương tối thiểu vùng. Bởi, thời gian vừa qua, người lao động đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch và giá hàng hoá tăng cao.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Tổng hợp ý kiến chuẩn bị hội nghị tiếp xúc đối thoại tại huyện Lục Ngạn

L.N |

Bắc Giang - Thực hiện Công văn số 853-CV/HU ngày 25.5.2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Ngạn về việc chuẩn bị hội nghị tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với chủ doanh nghiệp và công nhân lao động trên địa bàn huyện năm 2022, Liên đoàn Lao động huyện Lục Ngạn đã triển khai công văn thực hiện đến các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tăng lương tối thiểu vùng là cấp bách, không thể trì hoãn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Chuyên gia, người lao động đều cho rằng, rất cần tăng lương tối thiểu (LTT) vùng từ 1.7.2022 theo như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để đời sống của người lao động (NLĐ) bớt khó khăn sau tác động của dịch COVID-19.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người lao động đang rất "ngóng chờ" chính sách tăng lương tối thiểu vùng. Bởi, thời gian vừa qua, người lao động đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch và giá hàng hoá tăng cao.