Trong gian khó nảy sinh sáng kiến

Hà Anh |

Cuối tháng 2.2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Nhóm nghiên cứu do TS Đỗ Văn Đỉnh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ (Bộ Công Thương) làm trưởng nhóm đã đưa ra ý tưởng chế tạo robot vận chuyển nhu yếu phẩm để phục vụ phòng, chống COVID-19.

Ngày 13.4, TS Đỗ Văn Đỉnh cho hay, tham gia nhóm chế tạo ban đầu gồm 5 giảng viên trong đó 3 giảng viên khoa Điện và 2 giảng viên khoa Cơ khí, sau đó tăng cường thêm 4 giảng viên để chế tạo robot đợt II…

Nhóm nghiên cứu tiến hành chế tạo Robot. Ảnh: NVCC
Nhóm nghiên cứu tiến hành chế tạo robot. Ảnh: NVCC

Sau khi có ý tưởng chế tạo robot vận chuyển nhu yếu phẩm phục vụ phòng, chống COVID-19, nhóm nghiên cứu họp nhanh thống nhất nội dung, lên kế hoạch tổ chức thực hiện, phân công thành viên vẽ, thiết kế; phụ trách phần chế tạo cơ khí; phụ trách lập trình điều khiển… và chuẩn bị thiết bị, mua nguyên vật liệu để bắt tay vào chế tạo.

Trong quá trình chế tạo robot, các thành viên trong nhóm gặp khó khăn do thiếu nguyên vật liệu, bởi TP.Chí Linh bị phong toả. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, việc tìm mua nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn, bởi trong thời gian dịch bệnh bùng phát, TP.Chí Linh bị phong tỏa, các tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua Hải Dương bị kiểm soát ngặt nghèo. Bởi vậy, nguyên vật liệu được chuyển từ Hà Nội về phải đợi đến lượt nhận qua các chốt kiểm soát hàng hóa, mất nhiều thời gian.

Loạt robot chế tạo đầu tiên từ khi triển khai họp đến khi vận hành, chạy thử mất 32 giờ; giá thành sản xuất robot gần 30 triệu đồng/cái.

Robot được vận hành thử nghiệm sau 32 giờ nhóm nghiên cứu bắt tay vào chế tạo. Ảnh: NVCC
Robot được vận hành thử nghiệm sau 32 giờ nhóm nghiên cứu bắt tay vào chế tạo. Ảnh: NVCC

Robot được sử dụng bộ điều khiển từ xa công nghiệp bán kính điều khiển 100m, robot di chuyển linh hoạt, có thể rẽ trái, rẽ phải và quay góc 360° tạo sự linh hoạt, phù hợp với mọi địa hình. Cơ cấu chuyển động của robot mô phỏng kiểu bánh xích xe tăng, chính vì vậy tạo ra sự vững chắc khi di chuyển, đồng thời có thể chạy trên đường có độ nghiêng.

Trên thân robot được trang bị đèn báo, bộ tín hiệu bằng âm thanh giúp các bệnh nhân nhận biết khi robot vận chuyển nhu yếu phẩm, đồ ăn đến nơi. Với mục đích chuyển giao cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly nên nhóm nghiên cứu sử dụng bộ điều khiển giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển, di chuyển linh hoạt.

Sau khi chế tạo thành công robot vận chuyển số 1, ngày 21.2.2021 nhà trường đã bàn giao robot cho Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm y tế Chí Linh). Nhóm tác giả tiếp tục chế tạo robot số 2 và số 3 để phục vụ các bệnh viện dã chiến và khu cách ly trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Bàn giao Robot cho các đơn vị phòng chống COVID-19. Ảnh: NVCC
Bàn giao robot cho Bệnh viện dã chiến số 1. Ảnh: NVCC

Ngày 26.2.2021 các robot này đã bàn giao cho Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương) và khu cách ly tập trung của huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương. Hai robot này được cải tiến hơn khi vận chuyển được trọng lượng 250 kg nhu yếu phẩm như quần áo, nước sát khuẩn và các vật dụng y tế, đồ ăn... Ngoài ra, robot còn tự động khử khuẩn sau mỗi lượt vận chuyển.

Trường Đại học Sao Đỏ đã đăng ký ý tưởng, sáng kiến “Robot vận chuyển nhu yêu phẩm phục vụ công tác phòng, chống COVID-19” hưởng ứng Chương trình 75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển. Ảnh: NVCC
Trường Đại học Sao Đỏ đã đăng ký ý tưởng, sáng kiến “Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng, chống COVID-19” hưởng ứng Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển. Ảnh: NVCC

Việc đưa vào sử dụng robot tự động để vận chuyển nhu yếu phẩm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc gần giữa người với người trong khu điều trị tại bệnh viện dã chiến và các khu cách ly tập trung, góp phần giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên y tế và những người phục vụ. Đặc biệt, thiết bị giúp ngăn ngừa, là giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế, người phục vụ trong công tác phòng chống, dịch bệnh COVID-19.

Trường Đại học Sao Đỏ đã đăng ký ý tưởng, sáng kiến “Robot vận chuyển nhu yêu phẩm phục vụ công tác phòng, chống COVID-19” để tham gia Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Robot đào ngầm "Táo bạo" chạy thử tại Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội

Tùng Giang |

Robot TBM thứ hai với tên gọi “Táo bạo” đã chính thức được hoàn thành công tác lắp đặt, bắt đầu bước vào giai đoạn thí nghiệm nghiệm thu tại công trường Ga S9 - Kim Mã của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Robot đã sẵn sàng khoan hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Đặng Tiến - Tô Thế |

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, robot đào hầm thứ nhất mang tên “Thần tốc” đã hoàn thiện 100% công việc lắp ráp và đang triển khai vận hành thử. Cùng với đó, chiếc máy đào hầm thứ hai có tên “Táo bạo” đang hoàn thiện lắp ráp khoảng 60% để sẵn sàng cho việc khoan hầm tuyến đường sắt đô thị số 3.

Hà Nội: Học sinh cấp 3 tự lập trình robot, máy in 3D

Linh Chi - Hồng Cường |

Nhờ áp dụng những kiến thức lập trình, các bạn học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đưa nhiều mô hình thú vị đi vào hoạt động như robot, máy in 3D, kính thực tế ảo,...

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.