Trông chờ các dự án nhà ở xã hội giá rẻ cho công nhân

HẠNH HƯƠNG |

Trung bình mỗi tháng, gia đình công nhân phải chi trả số tiền thuê trọ, điện, nước... khoảng 1,5 - 1,7 triệu đồng. Ngoài khoản chi phí này, họ phải lo toan nhiều loại tiền sinh hoạt khác. Đó cũng chính là lý do khiến họ mong muốn được mua nhà ở xã hội với mức giá khoảng 600.000 - 800.000 triệu đồng/căn để sớm “an cư lạc nghiệp”. 

“Đụng đến gì cũng cần tiền” 

Trong một chiều mưa xối xả, chúng tôi tìm đến dãy trọ của gia đình chị Lê Thị Luận (SN 1990, quê Thanh Hóa). Dãy trọ của chị được gọi là “tạm ổn” so với những dãy trọ khác tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) song chị Luận vẫn than: “Chưa đến lúc ngập đâu. Có những hôm mưa to, nước còn lênh láng vào phòng”.

Hỏi đến chuyện mua nhà ở Hà Nội, chị Luận lắc đầu quầy quậy. Hơn 4 năm làm công nhân với mức lương cơ bản chỉ khoảng 4,7 triệu đồng/tháng, chị không dám “mơ” đến chuyện mua được nhà.

Hiện tại, công ty ít việc, chị Luận chỉ được đi làm ca hành chính. Thu nhập vốn ít ỏi nay càng eo hẹp khiến chị Luận phải cắt giảm chi tiêu rất nhiều thứ trong gia đình.

Hai con còn nhỏ, trung bình mỗi tháng, tiền học ở một trường tư của cháu thứ 2 đã ngốn của chị hết 2 triệu đồng, còn cháu lớn ngoài tiền học phí ở trường, vợ chồng chị còn phải cố gắng cho cháu đi học thêm.

“Đụng đến gì cũng cần tiền. Nhưng dù vậy, tôi vẫn cố gắng cho cháu đi học thêm, tiền học thêm môn Toán và Tiếng Việt khoảng 100.000 đồng/buổi. Để con được học hành tốt hơn, tôi phải cắt giảm mọi chi tiêu khác. Đi chợ cũng phải nâng lên, đặt xuống mớ rau đắn đo xem có nên mua không đừng nói đến chuyện mua nhà” - chị Luận bày tỏ.

Mong chờ mua nhà giá rẻ

Sau 15 năm làm công nhân, ước mơ mua nhà ở thành phố của anh Nguyễn Văn Minh - chồng chị Luận (quê Thanh Hoá) dường như đã dập tắt khi giá đất ngày một tăng cao; còn mức lương cơ bản của anh chỉ tăng từ 4,3 triệu đồng lên 5,3 triệu đồng/tháng.

Bươn chải ở thủ đô, đầu tắt mặt tối trên nhà máy, tổng tiền lương mà anh Minh nhận về khoảng 12-13 triệu đồng mỗi tháng. Nam công nhân cho biết, số tiền này ở quê có thể không nhỏ nhưng so với ở Hà Nội cũng chẳng thấm vào đâu.

Trong căn phòng trọ rộng khoảng 20m2, gia đình anh Minh, chị Luận gồm 4 người sống ở đây cũng được 8 năm. Cả gia đình kê chiếc giường rộng 1,8m2 ở gần lối cửa chính làm nơi nghỉ ngơi. Hằng tháng, anh Minh chi từ 1,2 - 1,5 triệu đồng cho toàn bộ chi phí thuê phòng trọ. Ông bố 2 con tính nhẩm, tiền thuê trọ 1 năm khoảng 15 triệu đồng, 15 năm khoảng 225 triệu đồng.

“Số tiền này, trước đây còn có thể mua miếng đất nhỏ ở quê, ở thành phố sẽ chẳng bao giờ có giá đó” - anh Minh cho hay. Theo anh Minh, cuộc sống của vợ chồng công nhân nhiều lúc rơi vào bế tắc. Nguyên nhân chính cũng bởi vì thiếu tiền, không có chỗ ở ổn định.

“Tiền dành dụm được không nhiều, trong khi chúng tôi phải lo rất nhiều thứ: Con ốm đau, bố mẹ già bệnh tật, vật giá đắt đỏ...” - anh Minh cho biết thêm.

Theo anh Minh, công nhân ngoại tỉnh nếu mua được đất xây nhà đếm trên đầu ngón tay, hoặc nếu có cũng được gia đình 2 bên hỗ trợ mới đủ vốn. Nếu thực sự muốn sinh sống ở Hà Nội, công nhân chỉ có thể tìm kiếm các dự án nhà ở xã hội giá rẻ. Nói về mong muốn mua nhà ở xã hội, anh Minh cho biết, chỉ còn trông chờ vào các dự án nhà ở xã hội cho công nhân giá từ 600.000 - 800.000 triệu đồng/căn.

Vừa qua tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) đã có ý kiến đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng khoảng phân nửa (1/2) mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội. Nếu vậy, ước mơ có nhà ở nhà xã hội giá thấp cho công nhân sẽ không còn xa.

HẠNH HƯƠNG 
TIN LIÊN QUAN

Qua cơn sốt, giá đất nền neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Các cơn sốt đất ở Bình Dương đã hạ nhiệt, tuy nhiên lúc này giá đất nền đã neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm. Người lao động đỏ mắt tìm nhà ở, doanh nghiệp muốn tìm mua cho người lao động cũng không có nguồn hàng.

Giá nhà ở xã hội bao nhiêu thì phù hợp với công nhân?

Bảo Hân - Minh Phương |

Theo một chủ tịch công đoàn cơ sở tại Bắc Giang, từ thực tế thu nhập của công nhân hiện nay, giá nhà ở xã hội ở mức 600 triệu đồng/căn thì người lao động mới có thể tiếp cận được. Dù vậy, với mức giá này, công nhân vẫn phải vay ngân hàng, nên cần có gói hỗ trợ, ưu đãi đối với họ.

Giá chung cư, nhà ở xã hội tăng: Người dân vẫn mòn mỏi đi ở thuê

Nhóm PV |

Nguồn cung khan hiếm, giá bán ngày càng tăng mạnh, nhu cầu nhà ở trên thị trường vẫn không ngừng tăng cao khiến nhiều người sau nhiều năm tích góp vẫn phải đi ở thuê.

Mở hướng đi mới về nhà ở xã hội cho người lao động nghèo

Nguyễn Thị Thu Ba (Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp) |

Đồng Tháp – Việc Thủ tướng giao chỉ tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đã mở hướng đi mới về nhà ở cho người lao động nghèo.

Cần xác định tiêu chí cụ thể về nhà ở công nhân, tách khỏi nhóm nhà ở xã hội

Việt Lâm |

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng, đến hết tháng 5.2021, trong các khu công nghiệp có 3,78 triệu người lao động trực tiếp và có khoảng 1,8 triệu người có nhu cầu nhà ở (chiếm 45%).

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Qua cơn sốt, giá đất nền neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Các cơn sốt đất ở Bình Dương đã hạ nhiệt, tuy nhiên lúc này giá đất nền đã neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm. Người lao động đỏ mắt tìm nhà ở, doanh nghiệp muốn tìm mua cho người lao động cũng không có nguồn hàng.

Giá nhà ở xã hội bao nhiêu thì phù hợp với công nhân?

Bảo Hân - Minh Phương |

Theo một chủ tịch công đoàn cơ sở tại Bắc Giang, từ thực tế thu nhập của công nhân hiện nay, giá nhà ở xã hội ở mức 600 triệu đồng/căn thì người lao động mới có thể tiếp cận được. Dù vậy, với mức giá này, công nhân vẫn phải vay ngân hàng, nên cần có gói hỗ trợ, ưu đãi đối với họ.

Giá chung cư, nhà ở xã hội tăng: Người dân vẫn mòn mỏi đi ở thuê

Nhóm PV |

Nguồn cung khan hiếm, giá bán ngày càng tăng mạnh, nhu cầu nhà ở trên thị trường vẫn không ngừng tăng cao khiến nhiều người sau nhiều năm tích góp vẫn phải đi ở thuê.

Mở hướng đi mới về nhà ở xã hội cho người lao động nghèo

Nguyễn Thị Thu Ba (Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp) |

Đồng Tháp – Việc Thủ tướng giao chỉ tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đã mở hướng đi mới về nhà ở cho người lao động nghèo.

Cần xác định tiêu chí cụ thể về nhà ở công nhân, tách khỏi nhóm nhà ở xã hội

Việt Lâm |

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng, đến hết tháng 5.2021, trong các khu công nghiệp có 3,78 triệu người lao động trực tiếp và có khoảng 1,8 triệu người có nhu cầu nhà ở (chiếm 45%).