Tránh tăng giờ làm thêm khiến người lao động kiệt sức

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN (ghi |

Tham gia vào dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Tổng LĐLĐVN đã có đề xuất giảm giờ làm việc trong tuần và tăng thêm ngày nghỉ lễ để người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động… Lao Động ghi nhận các ý kiến của đại biểu Quốc hội liên quan đến những nội dung này.

ĐBQH Trần Kim Yến (Đoàn TPHCM): Giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ

Khi tôi có điều kiện trao đổi với một số chuyên gia trên thế giới, họ rất ngạc nhiên khi Việt Nam đang cho nghỉ hưu ở tuổi còn trẻ (nữ 55 và nam 60 tuổi). Vì họ nghĩ ở độ tuổi này sức lao động của con người vẫn đang còn. Dẫn điều này để thấy tôi cũng hiểu những trăn trở hiện nay của ngành lao động thương binh- xã hội, của Chính phủ khi nhìn trong tương lai về già hóa dân số.

Nhưng cần tiếp cận vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu ở đặc điểm của đất nước mình. Hiện nay, NLĐ của chúng ta đang làm việc trong điều kiện chưa cao, thu nhập còn hạn chế, nếu tăng độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện như vậy thì chưa đảm bảo. Lý do là NLĐ đang phải dốc hết sức để làm việc, chấp nhận tăng ca và tăng ca nhiều hơn nữa để có thể bù đắp lại những chi phí sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo đời sống tối thiểu của mình. Sức lực họ bỏ ra trong thời gian còn trẻ nhiều hơn, điều kiện để tái sản xuất sức lao động chưa cao. Điều này dẫn đến việc, dù chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng cơ thể của NLĐ đã già.

Khi tôi đi tiếp xúc cử tri, nhiều người dân, hay giáo viên mầm non, họ nói rằng dù ở tuổi 50 nhưng họ khó tiếp tục làm việc và muốn nghỉ ngơi rồi. Tuy nhiên, cũng phải tuyên truyền để người lao động hiểu rằng, hiện nay dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra phương án tăng tuổi nghỉ hưu (62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ) theo lộ trình. Không phải tăng trong ngày một, ngày hay mà phải nhiều năm nữa mới đạt đến mức tuổi nghỉ hưu này. Nếu vẫn tăng tuổi hưu thì phải có phụ lục kèm theo trong dự thảo Bộ luật Lao động để cả người lao động và người sử dụng lao động thấy yên tâm.

Phụ lục này sẽ phải quy định rõ ngành nghề nào được tăng, ngành nghề nào sẽ được nghỉ hưu ở độ tuổi như hiện nay. Ví dụ như công chức, hay một bộ phận viên chức có thể tăng tuổi nghỉ hưu, còn những ngành làm việc trong điều kiện nặng nhọc, động hại thì không nên tăng.

Gần đây Tổng LĐLĐVN có đề xuất xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ 48 giờ trong một tuần xuống 44 giờ trong một tuần. Tôi ủng hộ quan điểm này vì đây là xu hướng tiến bộ. Tôi nghĩ cơ quan soạn thảo dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi cần xem xét thấu đáo đề xuất giảm giờ làm việc, để người lao động có thời gian trò chuyện cùng con, không phải tất bật lo cho túi tiền, mà lo đến sự trưởng thành của những đứa con. Dĩ nhiên chúng ta sẽ nghiên cứu để giảm giờ làm có lộ trình, không làm sốc cho doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp tồn tại thì người lao động mới tồn tại.

Còn vấn đề tăng thêm ngày nghỉ lễ trong năm, từ 10 ngày lên 13 ngày, tôi cho rằng hợp lý. Điều này giúp người lao động có điều kiện nghỉ ngơi, tăng cơ hội để tái tạo sức lao động, chăm sóc cho gia đình. Việc chọn ngày nghỉ chúng ta có thể cân đối vào ngày Tết dương lịch hoặc Quốc khánh 2.9 đều được.

ĐBQH Trương Thị Bích Hạnh (Đoàn Bình Dương): Tăng giờ làm thêm thì phải giảm giờ làm việc

Qua tiếp xúc cử tri ở Bình Dương - “thủ phủ” của các KCN-KCX, chúng tôi ghi nhận ý kiến là đại đa số người lao động không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu. Lý do người lao động đưa ra là hiện nay họ làm việc trong điều kiện chưa cao, chủ yếu là lao động chân tay, lao động nặng nhọc. Yếu tố về mặt sức khỏe của người lao động cũng không đảm bảo để kéo dài tuổi nghỉ hưu. Hơn nữa, người lao động nói rằng bản thân doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng lao động lớn tuổi. Từ những ý kiến này, tôi đề nghị nên cân nhắc kỹ việc tăng tuổi nghỉ hưu hoặc giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện hành.

Còn về vấn đề làm thêm giờ, chúng tôi rất đau lòng khi phải chấp nhận việc tăng giờ làm thêm. Vì sao? Vì hiện nay tiền lương của người lao động không đủ sống, buộc họ phải làm thêm giờ để đảm bảo thu nhập. Có nữ công nhân may nói với tôi rằng, trong giấc mơ mới thấy được giày dép, quần áo vì cứ làm quần quật 12h/ ngày như vậy. Hệ lụy rõ nhất của việc tăng ca liên tục chính là vắt kiệt sức lao động. Họ không có thời gian cho gia đình, con cái gửi về cho ông bà nội ngoại nuôi, không có thời gian giao lưu giải trí. Tương lai của công nhân lao động và tương lai của con cháu họ sẽ như thế nào?

Trong trường hợp vẫn tăng giờ làm thêm, tôi kiến nghị cần giảm thời gian làm việc bình thường xuống 44 giờ/ tuần, tăng số ngày nghỉ lễ, tết thêm 2 - 3 ngày để có thời gian tái tạo sức lao động. Ngoài ra, tăng làm thêm thì phải tăng tiền lương làm thêm cho NLĐ. Hoặc tăng lương lũy tiến: 2 tiếng đầu tăng một mức thì tiếng thứ 3, 4 phải tăng lên so với mức tăng ban đầu đó để tăng thu nhập cho NLĐ.

ĐBQH Phạm Như Hiệp (Đoàn tỉnh Thừa Thiên - Huế): Nâng cao điều kiện lao động để giảm giờ làm việc

Tôi đồng tình với đề xuất giảm thời gian làm việc bình thường của người lao động từ 48 giờ trong một tuần xuống 44 giờ trong một tuần của Tổng LĐLĐVN. Việc này giúp người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, từ đó giúp nâng cao hiệu quả lao động.

Điểm lưu ý là hiện nay chúng ta không nhiều ngành nghề lao động kỹ thuật cao, công nghệ cao, mà có một lực lượng lao động chân tay khá lớn. Nếu rút ngắn thời gian lao động với đối tượng này thì có thể làm giảm năng suất lao động. Đây là một bài toán đặt ra. Nhưng vấn đề an sinh xã hội với người lao động là quan trọng và bài toán này có thể giải quyết.

Chúng ta giải quyết bằng cách từng bước nâng cao điều kiện lao động, vận dụng công nghệ cao để rút ngắn thời gian lao động. Để làm được điều này thì chúng ta cần có chính sách để tăng cường đào tạo cho người lao động, để họ có trình độ và chuyên môn cao. Hoặc đưa vào các dây truyền sản xuất, máy móc hiện đại, công nghệ cao để có thể giảm giờ làm việc mà vẫn tăng năng suất lao động.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TPHCM: Bảo vệ người lao động chính là tái tạo lại sức lao động

Trong vấn đề này đang có một số điểm khác biệt khá lớn, đòi hỏi Quốc hội phải xem xét thận trọng, phân tích kỹ, trên quan điểm bảo vệ NLĐ. Việc bảo vệ NLĐ cũng chính là tái tạo lại sức lao động góp phần tăng năng suất lao động. Cần phải lấy NLĐ làm trung tâm để suy nghĩ, cân nhắc đưa ra các chính sách pháp luật phù hợp với quá trình phát triển của xã hội cũng như quá trình hội nhập.

Đã từ lâu chúng ta vẫn hướng về việc giảm giờ làm, tăng thu nhập, tăng tiền lương để bảo vệ NLĐ. Bảo vệ NLĐ cũng chính là thúc đẩy quá trình lao động tích cực hơn. Họ có tinh thần, sức khỏe thì hiệu quả công việc đạt cao hơn. Tôi rất đồng tình với việc giảm giờ làm. Chúng ta không nên giảm một lúc xuống 40 giờ /tuần như công chức mà chỉ cần giảm xuống 44 giờ/tuần và giảm có lộ trình.

Việc giảm giờ làm thì phải đi kèm theo xem xét tăng thu nhập cho NLĐ, không được cắt các chế độ. Phải tính thu nhập vào lương phải hợp lý, đầy đủ hơn để họ chính danh thành quả bỏ ra. Ngoài ra, trước khi đưa ra các chính sách cụ thể, cần phải lắng nghe NLĐ. Với tư cách là Đại biểu QH theo tôi thì luôn khách quan, không đứng về bên nào. Tuy nhiên, việc bảo vệ NLĐ luôn được đặt lên hàng đầu.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi: Tránh tăng giờ làm thêm khiến NLĐ kiệt sức

Đối với quy định tăng giờ làm thêm mong muốn của Chính phủ là những ngành nghề thực sự có yêu cầu cho xuất khẩu mà không làm cả năm thì cho tăng giờ. Nhưng việc này Chính phủ phải báo cáo thật cụ thể trước Quốc hội để các đại biểu thấy rằng, việc làm thêm này không phải là đại trà, vì khi chúng ta trình mà không làm rõ nên NLĐ nghĩ rằng, kéo dài thời gian làm thêm đồng nghĩa với việc tăng cường độ lao động, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của NLĐ, khiến họ kiệt sức.

Chính phủ thấy những ngành nghề nào cần thiết thì Quốc hội giao cho Chính phủ để cho làm, nhưng phải quản rất chặt để đảm bảo sức khỏe của NLĐ, tránh tai nạn lao động. Việc tăng giờ làm thêm chỉ tập trung ở một số ngành nghề lĩnh vực và không phải tăng cả năm mà chỉ tập trung ở 4 ngành trọng điểm: Da dày, dệt may, thủy sản và điện tử. Những người làm thêm họ phải đồng thuận, trên cơ sở chủ sử dụng lao động yêu cầu, nhưng nếu NLĐ không có sức khỏe, không muốn thì không ai ép buộc được. Ai cần thì làm thêm, và khi làm thì phải được trả lương, được nghỉ bù...

Quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc hội dứt khoát không đặt vấn đề tăng thời gian làm thêm, và trong suốt thời gian vừa qua, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội với tư cách là cơ quan thẩm tra chưa bao giờ ủng hộ việc tăng thời gian làm thêm. Đó là vì để đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động cho NLĐ.

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN (ghi
TIN LIÊN QUAN

Đồng ý tăng tuổi hưu nhưng không tán thành tăng giờ làm thêm

Vương Trần |

Ngày 20.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tại phiên họp, nhiều đại biểu đã nêu quan điểm không tán thành với đề xuất mở rộng khung giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành).

Tăng giờ làm thêm nhưng phải thỏa thuận trả lương lũy tiến

Thành Hải |

Ngày 14.8, thảo luận về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn về đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm.

Tăng giờ làm thêm lên 600 giờ/năm không có gì lạ!

Nam Dương |

Trong buổi góp ý Dự thảo Bộ luật lao động do LĐLĐ TPHCM  mới đây, Chủ tịch  CĐCS Công ty Electric Việt Nam - bà Trần Thị Hồng Vân, đã “gây sốc” khi đề nghị tăng giờ làm thêm lên 600 giờ/năm thay vì tối đa 400 giờ/năm! Như vậy, bình quân mỗi tháng, công nhân sẽ phải tăng ca 50 giờ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đồng ý tăng tuổi hưu nhưng không tán thành tăng giờ làm thêm

Vương Trần |

Ngày 20.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tại phiên họp, nhiều đại biểu đã nêu quan điểm không tán thành với đề xuất mở rộng khung giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành).

Tăng giờ làm thêm nhưng phải thỏa thuận trả lương lũy tiến

Thành Hải |

Ngày 14.8, thảo luận về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn về đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm.

Tăng giờ làm thêm lên 600 giờ/năm không có gì lạ!

Nam Dương |

Trong buổi góp ý Dự thảo Bộ luật lao động do LĐLĐ TPHCM  mới đây, Chủ tịch  CĐCS Công ty Electric Việt Nam - bà Trần Thị Hồng Vân, đã “gây sốc” khi đề nghị tăng giờ làm thêm lên 600 giờ/năm thay vì tối đa 400 giờ/năm! Như vậy, bình quân mỗi tháng, công nhân sẽ phải tăng ca 50 giờ.