Trạm y tế dành cho công nhân dưới hầm lò sâu 220 mét

TRẦN NGỌC DUY |

Là một đơn vị sản xuất than đóng trên địa bàn TP.Hạ Long, nhưng Cty than Hòn Gai lại có diện sản xuất trải rộng, nhỏ lẻ không tập trung, địa chất phức tạp và vỉa than phân bố không đồng đều... Dù còn nhiều khó khăn, công tác chăm lo đời sống người lao động (NLĐ) luôn được doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là việc chăm sóc thợ lò trong và sau mỗi ca làm việc vất vả...
Chăm sóc sức khỏe công nhân tại hầm lò

Cụm từ “lập trạm y tế” ngay dưới đường lò sâu ở mức -220 mét xem ra khá xa lạ với nhiều người. Xuất phát từ thực tiễn với đặc thù công việc, ý tưởng nêu trên được triển khai trong hơn 1 năm qua tại công trường khai thác hầm lò Cty than Hòn Gai - Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Sau khi đi thăm, giới thiệu mặt bằng sản xuất, khu vực ăn, nghỉ khá quy củ, sạch đẹp tại khu Thành Công, trước sự tò mò của PV Báo Lao Động về trạm y tế cấp cứu, khám bệnh cho người thợ thường trực dưới hầm lò khai thác than trong lòng đất, kỹ sư Phạm Văn Dũng - Phó phòng điều khiển sản xuất Cty than Hòn Gai - khái lược: Theo quy định của ngành, ở bất cứ khu vực sản xuất dù hầm lò, hay lộ thiên, các đơn vị thường vẫn bố trí bộ phận thường trực là các y-bác sĩ để kịp can thiệp những trường hợp CNLĐ bị cảm ốm và không may bị tai nạn lao động trong ca sản xuất.

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn hơn cho CN, Cty đã triển khai thêm trạm trực cấp cứu, khám xử lý, sơ cứu tức thời những trường hợp thợ lò đau ốm, hoặc bị tai nạn lao động ngay tại khu vực khai thác. “Qua thời gian triển khai, chúng tôi và thợ lò đánh giá rất hữu dụng, ưu việt trong các tình huống xử lý va chạm, sây sát và băng bó sơ cứu ban đầu, khiến CN luôn cảm thấy yên tâm sản xuất” - KS Dũng nhận xét.

Trong ca trực ở trạm cấp cứu dưới lò, y sĩ Đặng Thái Sơn kể: Thợ lò thường hay mệt do đặc thù công việc vất vả. Có trường hợp huyết áp tăng, đau bụng, sốt nhẹ là anh em vào khám, lấy thuốc uống và nghỉ ngơi ít phút bình phục rồi lại tiếp tục làm việc. Mở sổ theo dõi ca trực, chúng tôi xem trường hợp mới nhất là thợ lò Nguyễn Văn Đệ - bị tai nạn do một viên đá nhỏ rơi vào đầu (dù có mũ bảo hộ). Ngay lập tức, CN này được y sĩ trực tại trạm xử lý vệ sinh, băng sơ cầm máu và sau đó chuyển lên trên điều trị.

Theo lãnh đạo Cty than Hòn Gai, chỉ riêng khu vực sản xuất Thành Công mỗi ngày luôn có trên 1.200 người thợ thay phiên làm 3 ca trong các đường lò dài hàng km dưới lòng đất. Do vậy, không chỉ có phòng y tế phía trên mặt đất luôn túc trực, mà trạm y tế dưới hầm lò cũng được đơn vị bố trí đủ 3 y sĩ thay phiên đi ca, nhằm xử lý nhanh các vấn đề liên quan đến sức khỏe, sự an toàn của người thợ.

Sản xuất than luôn đối mặt với nhiều bất trắc và rủi ro, do đó, việc chăm sóc sức khỏe, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người thợ luôn là ưu tiên hàng đầu với các đơn vị hầm lò. Việc đưa trạm y tế thường trực xuống các hầm lò sản xuất được hai đơn vị là Cty than Hòn Gai và Hà Lầm tiên phong áp dụng. “Đây là hình mẫu chăm sóc sức khỏe thợ lò rất đáng học tập, biểu dương. Những đơn vị khác nên đến tham quan, nhân rộng” - Chủ tịch HĐTV TKV - ông Lê Minh Chuẩn - phát biểu trong cuộc họp có mặt nhiều giám đốc mỏ.

Sức khỏe, an toàn cho công nhân là trên hết

Dù cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Than - Khoáng sản năm 2016 không mấy khả quan, nhưng với Hòn Gai, đơn vị này vẫn đảm bảo sản lượng khai thác và tiêu thụ hơn 2,3 triệu tấn than, tạo thu nhập ổn định cho gần 5.500 LĐ trong Cty. Năm 2017, đơn vị này vẫn tiếp tục duy trì sản lượng khai thác như năm trước, phấn đấu nâng thu nhập cho NLĐ đạt bình quân 10,3 triệu đồng/người/tháng và đối với thợ lò sẽ ở mức 13,5 triệu đồng/người.
Năm 2016 đánh dấu nhiều bước tiến lớn trong việc chăm lo NLĐ. 

Theo lãnh đạo Cty than Hòn Gai, đơn vị đã cải thiện điều kiện làm việc, công nghệ khai thác, bảo hộ an toàn cho NLĐ. Tại các công trường hầm lò, CN đến nơi sản xuất bằng hệ thống tời chở người, tời hỗ trợ đi bộ dưới lò giếng nghiêng; hệ thống vận chuyển Song Loan và tàu đưa thợ lò đến các vị trí xa hàng km không mất sức di chuyển đến nơi làm việc. Vệ sinh công nghiệp luôn được NLĐ trong Cty xem trọng. Đi dưới các đường lò của Hòn Gai đều nhận thấy sự ngăn nắp, lò thoáng gió, ít bụi và bố trí khoa học. “Chúng tôi giao trách nhiệm từng phân xưởng, từng đoạn lò, khu sản xuất luôn phải giữ vệ sinh công nghiệp; NLĐ ý thức nơi vứt rác, đất đá vãi phải quét dọn...” - Phó GĐ Cty Đàm Đức Thân nói về ý thức NLĐ.

Quan tâm thường xuyên đến sức khỏe CNLĐ là thế mạnh của Hòn Gai so với các đơn vị bạn. Trong năm 2016, đã có 9.343 lượt người được khám sức khỏe định kỳ 2 lần; chăm lo điều trị, bố trí công việc phù hợp cho LĐ có sức khỏe loại 4 và 5; bình chọn 580 LĐ đi nghỉ điều dưỡng phục hồi sức khỏe và tổ chức cho gần 800 LĐ xuất sắc (phần lớn là thợ lò) đi du lịch với tổng kinh phí trên 8,2 tỉ đồng. Cty phục vụ bữa ăn tự chọn tại các nhà ăn tập thể trên các khai trường, đảm bảo đủ chất lượng, dinh dưỡng...

“NLĐ luôn được quan tâm, môi trường làm việc thân thiện, than Hòn Gai đang đặt đích tới là mỏ xanh - đẹp - hiện đại và an toàn” - một đại diện thế hệ quản lý trẻ ở Cty nhận xét.
TRẦN NGỌC DUY
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.