Trải lòng của nữ sinh vừa rời ghế nhà trường đi làm công nhân

Minh Phương- Quế Chi |

Vừa rời ghế nhà trường THPT, phải xa bạn bè và thầy cô, Thuỳ Linh - sinh năm 2002 đã quyết định không thi đại học mà xin vào làm công ty rồi trở thành công nhân.

“Chân ướt chân ráo”, Linh gặp vô vàn khó khăn và cùng với đó là những cảm giác hờn tủi với chúng bạn.

Nguyễn Thị Thuỳ Linh - quê ở Phú Thọ, hiện Linh đang là công nhân Công ty thuộc Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội).

Linh có dáng người nhỏ nhắn xinh xắn. Nhiều người nhận xét cô có ngoại hình nổi bật và không nghĩ Linh lại chọn làm công nhân.

Thế là Linh xin tuyển vào công ty rồi trở thành công nhân. Bắt đầu một môi trường mới, xa mái trường, thầy cô và bạn bè, Linh phải tự nuôi sống bản thân mà không còn có thể dựa dẫm vào bố mẹ được nữa.

Làm ở bộ phận sơn hàng, một ngày Linh phải đứng 12 tiếng, nếu được giải lao chỉ được nghỉ 10 phút. Việc đứng lâu khiến chân Linh sưng to, bắp chân cứng đơ. “Về đến nhà, tôi gần như “sập nguồn”, rồi chìm vào giấc ngủ để nạp năng lượng cho ngày mai” - Linh kể. Cứ như vậy đến khoảng 2 tuần Linh mới có thể làm quen với công việc.

Hiện Linh đã được ký hợp đồng chính thức vào công ty. Mỗi tháng nếu trừ hết các khoản tiền bảo hiểm, lương của Linh cũng gần 8 triệu đồng/ tháng. Linh chỉ giữ lại 2 triệu đồng cho mình, còn lại gửi về cho bố mẹ nuôi em.

Để có được số lương gần 8 triệu đồng/ tháng, Linh phải làm liên tục từ thứ 2 đến thứ 6, nhiều khi cuối tuần cũng không được nghỉ. Cả thời gian của Linh chỉ quanh quẩn ở Cty và phòng trọ...

Đang vui vẻ trò chuyện, giọng Linh bỗng chùng xuống, Linh kể, hôm khai giảng, thấy bạn bè đăng ảnh mặc áo dài lên mạng xã hội. Linh nhìn vào đầy ngưỡng mộ và ước ao. Vì từ trước tới nay Linh chưa bao giờ được mặc áo dài.

Linh bảo nhiều lúc cũng tủi thân vì gia đình không có điều kiện. Hôm trước khi chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, cô giáo chủ nhiệm hỏi trong lớp bạn nào không thi Đại học. Có Linh dơ tay, sau đó, cô giáo nói, bạn khác cô không nói nhưng Linh thì cô tiếc quá...

Khi cô giáo nói vậy, Linh cũng phân vân với quyết định của mình. Bố mẹ cũng khuyên cô nên tiếp tục đi học, bố mẹ sẽ xin đi làm thêm để cho Linh được đi học nhưng vẫn giữ nguyên quyết định của mình là làm công nhân.

Nghĩ đi nghĩ lại, Linh thấy điều kiện gia đình khó khăn, bố mẹ làm ruộng, nếu Linh tiếp tục đi học, bố mẹ sẽ phải nuôi cô. Hơn nữa, cô không tự tin về năng lực của mình nên chọn không thi đại học.

Bạn bè sau khi biết ý định của Linh đều ngạc nhiên còn nói Linh "dồ", nhưng cô chỉ cười trừ. “Mỗi người có một hoàn cảnh. Nếu ai cũng giống nhau thì làm sao có phân công xã hội” – Linh cho hay.

Thuỳ Linh bên trong phòng trọ chật chội của mình. Ảnh: Đỗ Phương.
Thuỳ Linh - đang là công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long bên trong phòng trọ chật chội của mình. Ảnh: Đỗ Phương.

Có một lần Linh được giao nhiệm vụ hạ hàng thì không may đụng với xe thiết bị của người khác khiến hàng đổ xuống. Khi đó, quản lý chỉ trích rất nhiều, tuy không phải lỗi của Linh nhưng Linh đã rất sợ hãi, người run lên bần bật, sợ rằng mình làm sai.

Linh có ý định nghỉ việc nhưng sau khi bình tĩnh lại, cô vẫn tiếp tục làm việc. “Vì còn trẻ tuổi, nên tôi chưa có kinh nghiệm, dẫn đến mất bình tĩnh” – Linh trả lòng.

Cuộc sống dù khó khăn, nhưng Linh quyết tâm chăm chỉ làm lụng để dành dụm tiền để lo cho tương lai mình sau này.

Minh Phương- Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Công nhân tự tin trong công tác phòng cháy chữa cháy

Bảo Hân - Đỗ Phương |

Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân (CN) ở các khu công nghiệp đều cho biết, họ được tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy (PCCC) đầy đủ. Hầu hết CN đều khẳng định biết cách sử dụng bình PCCC nếu xảy ra hoả hoạn.

Tiền lương eo hẹp, công nhân phân bổ chi tiêu ra sao?

Minh Phương |

Nếu không tăng ca, lương của công nhân dao động ở mức 5 triệu đồng/tháng. Với số tiền lương eo hẹp như vậy, nhiều công nhân phải chắt bóp chi tiêu thì mới có khoản tiền để tiết kiệm và đủ để trang trải cuộc sống.

Thanh Hóa: Các nữ công nhân thi tài hùng biện trên sân khấu

QUÁCH DU |

Tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các nữ công nhân được thể hiện mình, thi tài giải quyết tình huống và hùng biện về các chế độ chính sách cho công nhân.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Công nhân tự tin trong công tác phòng cháy chữa cháy

Bảo Hân - Đỗ Phương |

Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân (CN) ở các khu công nghiệp đều cho biết, họ được tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy (PCCC) đầy đủ. Hầu hết CN đều khẳng định biết cách sử dụng bình PCCC nếu xảy ra hoả hoạn.

Tiền lương eo hẹp, công nhân phân bổ chi tiêu ra sao?

Minh Phương |

Nếu không tăng ca, lương của công nhân dao động ở mức 5 triệu đồng/tháng. Với số tiền lương eo hẹp như vậy, nhiều công nhân phải chắt bóp chi tiêu thì mới có khoản tiền để tiết kiệm và đủ để trang trải cuộc sống.

Thanh Hóa: Các nữ công nhân thi tài hùng biện trên sân khấu

QUÁCH DU |

Tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các nữ công nhân được thể hiện mình, thi tài giải quyết tình huống và hùng biện về các chế độ chính sách cho công nhân.