TP.Hồ Chí Minh: Công đoàn sẽ vận động mua bảo hiểm cho người gom rác

LÊ TUYẾT |

Lực lượng thu gom rác dân lập, đặc biệt là lao động nữ đang chịu nhiều thiệt thòi với mức lương thấp, hằng ngày đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, họ lại không được tiếp cận các chính sách an sinh xã hội vì không được tham gia BHXH, BHYT.

94,6% số người thu gom rác thường xuyên bị chảy máu tay chân

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (SDRC) phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ về vấn đề an sinh xã hội và an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của người thu gom rác dân lập ở TPHCM, hơn 60% lượng rác sinh hoạt ở TPHCM được thu gom bởi lực lượng rác dân lập với 5 loại hình gồm tổ lấy rác dân lập, nghiệp đoàn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã vệ sinh môi trường và những người hoạt động tự do.

Người lao động làm việc tại các đường dây rác qua 3 hình thức: Làm chủ, làm công ăn lương và vừa làm chủ đường dây rác vừa trực tiếp thu gom. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 428 người, kết quả cho thấy, gần 62% là người nhập cư đến từ các tỉnh Nam Bộ như: Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.

Những người trực tiếp thu gom rác dân lập không có ngày nghỉ và mỗi ngày làm việc trung bình hơn 9 giờ lao động, với thu nhập khoảng 3,8 triệu đồng/tháng. Do làm việc trong môi trường độc hại nên người thu gom rác thường mắc các bệnh như khớp, sốt xuất huyết, cảm cúm, viêm phổi/phế quản và các bệnh về da liễu.

Dù công việc nặng nhọc, độc hại nhưng chỉ có 13,7% số người được khảo sát cho biết có đi khám tổng quát hàng năm, những người làm việc dưới 10 năm thường ít quan tâm về sức khỏe. Báo cáo cho thấy, 75% số người làm công không có BHYT hộ gia đình vì không có tiền, không biết cách mua và không có hộ khẩu, tạm trú tại TPHCM.

Người thu gom rác nhận thức tốt về trang bị bảo hộ lao động như đi ủng, đeo bao tay, khẩu trang trong quá trình thu gom. Tuy nhiên, con số 94,6% số người thu gom rác bị chảy máu tay chân ở mức độ thường xuyên là điều đáng báo động bởi đa số không mua bảo hiểm tai nạn lao động.

Bà Bạch Tuyết (53 tuổi, Nghiệp đoàn rác dân lập phường 11, quận 10) chia sẻ, công việc thu gom rác của bà bắt đầu từ 14h và kết thúc 19h, dọc theo tuyến đường Điện Biên Phủ vốn có mật độ xe cộ dày đặc. Hôm nào rác nhiều, công việc kéo dài đến 21h hoặc 22h. Không chỉ đối mặt với rác bẩn, mùi hôi thối, bà thường xuyên bị đứt tay, chân bởi mảnh chai, bóng đèn bể, cây nhọn... Không chỉ bà Tuyết mà mẹ của bà cũng là người làm rác dân lập.

“Tôi theo nghề của mẹ từ nhỏ, sau này lớn lên gặp chồng cũng làm nghề này. Vợ chồng tôi có 3 đứa con, hiện đang theo nghề bố mẹ. Tiền lương mà chủ đường rác trả cho tôi là 1,5 triệu đồng/tháng, quá thấp so với chi tiêu đắt đỏ ở thành phố này. Do chủ đường rác không mua cho bất kỳ loại bảo hiểm nào nên tôi tự mua BHYT. Tôi chỉ mong có BHXH, bảo hiểm tai nạn để an tâm theo nghề vì hằng ngày luôn phải đối diện rủi ro, chưa kể tai nạn giao thông” - bà Tuyết bày tỏ.

Người lao động làm việc trong các đường rác dân lập đang chịu nhiều thiệt thòi. Ảnh: L.T
Người lao động làm việc trong các đường rác dân lập đang chịu nhiều thiệt thòi. Ảnh: L.T

Tập hợp người lao động vào tổ chức CĐ

Bà Nguyễn Minh Châu - Trưởng nhóm nghiên cứu về vấn đề an sinh xã hội và ATVSLĐ của người thu gom rác dân lập ở TPHCM, đưa ra 4 kiến nghị để nâng cao năng lực, nhận thức của người thu gom rác về các vấn đề ATVSLĐ, gồm: Chuyển đổi mô hình hoạt động thu gom rác dân lập từ cá nhân sang các pháp nhân như hợp tác xã, doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng cuộc sống người thu gom rác qua việc tăng mức phí thu gom rác thải sinh hoạt; Tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về tiếp cận an sinh xã hội và đảm bảo ATVSLĐ; Tổ chức các diễn đàn vận động chính sách, chia sẻ kinh nghiệm, tạo sự gắn kết, chia sẻ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ hệ thống chính sách đến thực tiễn.

Ông Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - chia sẻ: Lao động, đặc biệt là lao động nữ đang làm công việc thu gom rác ở các đường rác dân lập hiện nay có lương khá thấp, điều kiện làm việc độc hại, gặp nhiều mối nguy hiểm.

Đối tượng làm việc ở khu vực này không có BHYT, BHXH, về lâu dài sẽ rất thiệt thòi vì không được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội. Hướng sắp tới là các chủ đường rác sẽ thành lập công ty hoặc hợp tác xã, người thu gom rác được xác lập quan hệ lao động hoặc xã viên và có những quyền lợi nhất định.

“Trách nhiệm của tổ chức công đoàn (CĐ) là tập hợp người lao động ở nhóm này vào tổ chức CĐ để chăm lo, chia sẻ khi người lao động khó khăn. Sau đó vận động chủ doanh nghiệp mua BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn cho người lao động” - ông Tâm chia sẻ.

Liên quan đến lực lượng lao động đang làm công việc thu gom rác tại TPHCM, tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TPHCM và cán bộ, hội viên và phụ nữ TPHCM, nhiều công nhân nữ làm việc tại các công ty công ích của TPHCM cho biết, sau vài chục năm làm việc, tới tuổi 40 sức khỏe suy giảm và đều muốn có thể được sắp xếp một công việc khác phù hợp hơn.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các công ty dịch vụ công ích quận, huyện sớm thí điểm chuyển đổi công việc cho nữ công nhân.

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, giúp việc nhà, chăm sóc cây cảnh, chăm sóc người già… cũng là những dịch vụ mà xã hội có nhu cầu ngày càng tăng. Nếu công ty dịch vụ công ích có cung cấp những dịch vụ này thì độ tin cậy cũng sẽ cao hơn.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn tại công ty cháo dinh dưỡng tại Hải Dương

Thiên Hà |

Hải Dương - Chiều 28.2, trao đổi với Lao Động ông Vũ Phạm Thiên - Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy tại Công ty CP Dinh dưỡng Gafo (thuộc Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng).

TPHCM tái diễn tình trạng xếp hàng dài chờ đăng kiểm

Anh Tú |

Tình hình đăng kiểm tại TPHCM đã bắt đầu nóng lên trở lại, khi nhiều nơi bắt đầu ghi nhận tình trạng xe xếp hàng dài chờ được kiểm định.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi

Hoàng Lộc |

Việc nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bán đất mặt ruộng để thu lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn tác hại lâu dài, phải mất từ 5-7 năm đất mới có thể phục hồi.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Tận thấy nạn đổ trộm phế thải xây dựng tại nhiều khu vực ở Hà Nội

Kim Sơn |

Hiện nay, ở Thủ đô, những khu vực thưa vắng dân cư, ít người qua lại trở thành nơi đổ trộm phế thải xây dựng gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.