TPHCM: Người phụ nữ làm 3 công việc một ngày, "không có định nghĩa về Tết"

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sau dịch COVID-19, cuộc sống của những người lao động tự do xa quê lập nghiệp, mưu sinh tại TPHCM ngày một khó khăn và bấp bênh hơn. Có những người lao động làm việc "đầu tắt mặt tối" gần như 24/7 để lo đủ chi phí sinh hoạt khi "bám trụ" lại thành phố.

"Tăng ca", làm xuyên đêm để trang trải cuộc sống

Chị Nguyễn Thị Ngọc Ý (quê Tiền Giang) trước đây cũng là lao động tự do làm nghề shipper công nghệ, một mình thu nhập của chị Ý dùng để lo cho chi phí sinh hoạt của bản thân và nuôi thêm bố mẹ già. Lúc dịch bệnh bùng phát, mất đi thu nhập, may mắn, chị Ý xin được việc làm tại siêu thị.

Sau khi thành phố cho shipper hoạt động trở lại, chị Ý tiếp tục làm công việc chạy xe công nghệ vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí cho cả gia đình.

"Làm việc ở siêu thị thì ổn định hơn chạy xe nhưng lương mỗi tháng chỉ được khoảng hơn 5 triệu đồng nên tối đến, tôi lại bật app đi làm thêm. Khoảng 5h mỗi sáng, tôi bắt đầu đi làm ở siêu thị, đến chiều khoảng 2h hơn là tôi về nhà. Nghỉ ngơi và chuẩn bị cơm nước cho bố mẹ xong khoảng 17h, tôi lại đi chạy xe đến tối khoảng 10h mới về", chị Ý kể.

Còn với bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên (sinh năm 1960, quê An Giang), lên TPHCM mưu sinh đã mấy chục năm. Từng ấy năm sống ở thành phố, bà Duyên làm nghề buôn bán tự do để kiếm sống.

Tần tảo mưu sinh đã mấy chục năm nhưng cuộc sống của bà Duyên vẫn khó khăn và còn bấp bênh hơn sau dịch COVID-19. Đã lớn tuổi, nhưng mỗi ngày bà Duyên đều làm 3 công việc, thậm chí làm xuyên đêm. Mỗi buổi sáng, cứ đến 18h, bà Duyên bắt đầu đẩy xe đi bán bún. Tranh thủ những lúc đi trên đường, bà gom nhặt thêm ve chai.

"Trước đây, mỗi ngày tôi bán được 5kg bún thì giờ sau dịch, tôi chỉ bán được khoảng 2-3kg, giá chỉ 20.000 đồng/tô. Tính ra trước đây một ngày lời được gần 200.000 đồng nhưng giờ thì chẳng được bao nhiêu, có ngày còn "ế".

Mỗi buổi sáng, lúc dọn rác xung quanh khu nhà trọ của mình, tôi đi lượm ve chai để tích góp lại vài ngày rồi bán. Lúc đi bán hàng, vừa đẩy xe, tôi vừa lượm thêm. Nói chung dồn lại 3-4 ngày cũng bán được khoảng 20.000 đồng", bà Duyên vừa kể vừa cười, nhưng đôi mắt nhìn xa xăm.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên (sinh năm 1960, quê An Giang) chật vật để mưu sinh khi “bám trụ” lại thành phố. Ảnh: Chân Phúc.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên (sinh năm 1960, quê An Giang) chật vật để mưu sinh khi “bám trụ” lại thành phố. Ảnh: Chân Phúc

Sau khi ăn trưa, bà Duyên lại tất bật chuẩn bị đồ cho gánh bún sáng hôm sau. 23h đêm, bà tiếp tục "tăng ca" làm bảo vệ, trông xe ở khu trọ. Số tiền lương từ công việc trông xe vào ban đêm được bà Duyên dùng để trang trải chi phí đóng tiền thuê phòng hàng tháng. Gần như mỗi ngày, bà Duyên làm việc mà không có thời gian ngủ một giấc trọn vẹn.

Không có định nghĩa về Tết

Bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên tâm sự, nỗi trăn trở lớn nhất của bà là việc học của đứa con trai duy nhất vì không có tiền mà đành dang dở. Người con trai trước đây theo học ngành dược, nhưng đến năm thứ 4 thì phải nghỉ học vì không thể tiếp tục đóng tiền học, lúc đó là thời điểm bắt đầu có dịch đầu năm 2020.

"Tôi trăn trở và tiếc dữ lắm. Con tôi nó muốn tiếp tục đi học nhưng tôi đành chịu vì không có đủ khả năng. Lúc đó, con nói với tôi là nghỉ thì nghỉ nhưng chừng nào có tiền, nó sẽ đi học lại. Sau đợt dịch vừa rồi, nó mới xin được việc làm ở siêu thị, tháng lương 5 triệu đồng. Nhận được tháng lương đầu tiên, nó cũng về gửi mẹ tiền đi chợ", bà Duyên kể.

Căn phòng trọ nhỏ chỉ vài m2 là nơi sinh sống của 2 mẹ con bà Duyên. Ảnh: Chân Phúc.
Căn phòng trọ nhỏ chỉ vỏn vẹn vài m2 là nơi sinh sống của 2 mẹ con bà Duyên. Ảnh: Chân Phúc.

Suốt nhiều năm nay, 2 mẹ con bà Duyên cứ sống bấp bênh như vậy, được ngày nào hay ngày đó. Thu nhập ít ỏi từ tiền lương chỉ đủ lo cơm ngày ba bữa, bà Duyên tâm sự chưa bao giờ có tiền "dư" hay để dành lo xa. Với bà Duyên, niềm mong mỏi lớn nhất là bản thân và đứa con trai khỏe mạnh, không bệnh tật.

Xa quê mấy chục năm, nhưng chưa bao giờ bà Duyên về quê dịp Tết thăm gia đình. Những năm trước, đến Tết khi mọi người về quê, bà Duyên ở lại trông phòng trọ, kiếm thêm thu nhập.

"Từ trước đến nay, với tôi ngày Tết cũng như ngày thường, không có trái cây, không thịt, không cúng kiếng gì, chỉ có mua bình bông với trái dừa, ngày 30 thì nấu nồi chè đậu đỏ vậy thôi chứ không có nồi thịt kho hay bánh tét gì hết trơn. Tôi không có định nghĩa về Tết. Còn Tết năm nay, trước mắt nhìn đã không thấy có tiền ở đâu mà nghĩ tới về quê"- bà tâm sự.

Tâm sự của người phụ nữ làm 3 công việc một ngày, "không biết Tết là gì". Video: Chân Phúc.
KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

2 chợ sỉ lớn ở TPHCM: Khách tỉnh không đến, tiểu thương bán hàng qua mạng

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không khí buôn bán tại 2 chợ sỉ nổi tiếng ở thành phố (chợ Tân Bình, chợ An Đông) trong mùa Tết năm nay khá trầm lắng, khách hàng chủ yếu là mối quen. Để tăng lượng khách, nhiều tiểu thương chợ sỉ tăng cường bán hàng qua mạng xã hội.


TPHCM: Làng mai Thủ Đức tất bật vào vụ Tết, khách thuê đặt trước cả tháng

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Làng mai Thủ Đức đang tất bật không khí sẵn sàng cho dịp Tết Nguyên đán đang đến ngày một gần. Còn hơn 1 tháng mới đến Tết nhưng nhiều khách đã sớm đặt hàng, tuy nhiên chủ yếu là người thuê cây.

Năm 2022, TPHCM cần tới hơn 250.000 chỗ làm mới

NGỌC LÊ |

Năm 2021, dịch COVID-19 tác động lớn đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Tình trạng mất việc, thiếu việc làm dẫn tới thu nhập thấp tăng cao ở TPHCM. Nhưng năm 2022, thành phố cần tới hơn 250.000 chỗ làm việc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

2 chợ sỉ lớn ở TPHCM: Khách tỉnh không đến, tiểu thương bán hàng qua mạng

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không khí buôn bán tại 2 chợ sỉ nổi tiếng ở thành phố (chợ Tân Bình, chợ An Đông) trong mùa Tết năm nay khá trầm lắng, khách hàng chủ yếu là mối quen. Để tăng lượng khách, nhiều tiểu thương chợ sỉ tăng cường bán hàng qua mạng xã hội.


TPHCM: Làng mai Thủ Đức tất bật vào vụ Tết, khách thuê đặt trước cả tháng

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Làng mai Thủ Đức đang tất bật không khí sẵn sàng cho dịp Tết Nguyên đán đang đến ngày một gần. Còn hơn 1 tháng mới đến Tết nhưng nhiều khách đã sớm đặt hàng, tuy nhiên chủ yếu là người thuê cây.

Năm 2022, TPHCM cần tới hơn 250.000 chỗ làm mới

NGỌC LÊ |

Năm 2021, dịch COVID-19 tác động lớn đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Tình trạng mất việc, thiếu việc làm dẫn tới thu nhập thấp tăng cao ở TPHCM. Nhưng năm 2022, thành phố cần tới hơn 250.000 chỗ làm việc.