TPHCM: Người lao động vẫn chật vật với lương tối thiểu vùng

MINH QUÂN |

Nhiều doanh nghiệp tại TPHCM nâng lương tối thiểu vùng theo kiểu đối phó dẫn đến mức lương của người lao động vẫn thấp, không theo kịp giá cả sinh hoạt.

UBND TPHCM vừa báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về đánh giá tình hình thực hiện và rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2020 theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo UBND TPHCM, tính đến ngày 18.5, có 6.939 doanh nghiệp tại TPHCM rà soát, điều chỉnh thang lương, bảng lương gửi đến cơ quan quản lý nhà nước.

Việc tăng mức lương tối thiếu vùng giúp người lao động đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu, tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giúp người lao động gắn bó hơn hơn với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương gửi về cơ quan quản lý nhà nước về lao động còn thấp so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là lao động trong gia đình. Một số doanh nghiệp thờ ơ với việc xây dựng thang lương, bảng lương hoặc có xây dựng thang lương, bảng lương nhưng chỉ mang tính thủ tục, hình thức để đối phó.

Theo quy định của Luật Công đoàn thì tổ chức Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động thì khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Do vậy, một số doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương với lý do là chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.

Nhiều doanh nghiệp có quy định về nâng bậc lương (trong thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương), tuy nhiên thực tế không áp dụng.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng trên hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định nhưng đồng thời điều chỉnh giảm hoặc bỏ hệ số đã đăng ký thực hiện trước đây, do đó mức lương của người lao động có tăng nhưng nhìn chung vẫn thấp, thu nhập từ lương không theo kịp mức tăng giá cả sinh hoạt.

Từ những bất cập trên, UBND TPHCM kiến nghị Bộ LĐTBXH cần có quy định cụ thể về thời hạn xây dựng và gửi thang lương, bảng lương, tránh trường hợp doanh nghiệp chỉ thực hiện khi có thông báo các cơ quan chức năng kiểm tra hoặc khi cần thực hiện các thủ tục để được hưởng chế độ... nhằm tạo sự công bằng giừa các doanh nghiệp.

Đồng thời, UBND TPHCM cũng kiến nghị khi công bố tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ cần có chính sách kiểm soát chỉ số giá và lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu như: sữa, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống của người lao động.

Theo UBND TPHCM, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tính đến ngày 14.4, trên địa bàn thành phố có 101.982 người lao động trong các doanh nghiệp phải nghỉ việc không lương, thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, bị mất việc.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu vùng: Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ thêm 3 uỷ viên độc lập

Linh Anh |

Chính phủ vừa đưa ra dự thảo lấy ý kiến về Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức  và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia. Theo đó điểm thay đổi lớn là trong Hội đồng sẽ có thêm tối đa 3 uỷ viên độc lập.

Tiền lương được chi trả không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Bạn đọc Hoàng Lan (ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp người lao động phải cách ly theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn có làm việc qua các phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook… thì được trả lương thế nào? Trường hợp người lao động vì lý do phải cách ly mà không làm được các công việc thì công ty phải trả lương thế nào?

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng có thể bị phạt đến 75 triệu đồng

ANH THƯ |

Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ vừa được ban hành, người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định có thể bị phạt lên đến 75 triệu đồng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lương tối thiểu vùng: Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ thêm 3 uỷ viên độc lập

Linh Anh |

Chính phủ vừa đưa ra dự thảo lấy ý kiến về Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức  và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia. Theo đó điểm thay đổi lớn là trong Hội đồng sẽ có thêm tối đa 3 uỷ viên độc lập.

Tiền lương được chi trả không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Nam Dương |

Bạn đọc Hoàng Lan (ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp người lao động phải cách ly theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn có làm việc qua các phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook… thì được trả lương thế nào? Trường hợp người lao động vì lý do phải cách ly mà không làm được các công việc thì công ty phải trả lương thế nào?

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng có thể bị phạt đến 75 triệu đồng

ANH THƯ |

Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ vừa được ban hành, người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định có thể bị phạt lên đến 75 triệu đồng.