TPHCM chuyển hướng xây nhà ở xã hội cho công nhân thuê thay vì bán

MINH QUÂN |

TPHCM - Để giải bài toán nhà ở cho người lao động, nhiều ý kiến cho rằng, TPHCM nên chuyển hướng xây nhà ở xã hội để cho thuê thay vì bán, bởi nhu cầu đi thuê là có thật và hợp lý với thu nhập hằng tháng của người lao động.

Ngày 10.3, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và công bố chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030.

Tại hội nghị, ông Phạm Thanh Trực – Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp (KCN-KCX) TPHCM, cho biết, thời gian qua có 16 nhà lưu trú công nhân đưa vào sử dụng tạo chỗ ở cho 21.000 người lao động, chiếm 15% lao động trong các KCN-KCX thành phố.

Qua khảo sát 96.000 người lao động ở 212 doanh nghiệp, nhu cầu thuê nhà ở xã hội là hơn 51.000 người, trong khi nhu cầu mua là 29.000 người.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM, nhà ở xã hội dù có mức giá dưới 1 tỉ đồng vẫn ngoài tầm với đối với người thu nhập thấp.

Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 70 – 80% giá trị căn hộ, tức một căn hộ giá 1 tỉ đồng thì người mua phải có ít nhất 200 triệu đồng.

“Nhưng số tiền này đối với người thu nhập thấp lại vô cùng khó khăn. Những căn nhà từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng đã rất rẻ nhưng vẫn khó tiếp cận những đối tượng này” – ông Lệnh nói.

Từ đó, ông Lệnh cho rằng, về lâu dài nên cung ứng hình thức nhà ở xã hội theo hình thức thuê thì sẽ hiệu quả hơn.

“Nếu cứ kiên định với việc sở hữu một căn nhà ở xã hội thì rất khó khăn để giải quyết” – ông Lệnh thông tin.

Đồng quan điểm, ông Trần Đoàn Trung -  Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho biết, hiện nay đang có sự nhầm lẫn giữa nhu cầu và mong muốn về nhà ở xã hội.

Khảo sát người lao động, khi được hỏi ai cũng nói mong muốn có nhà ở xã hội. Nhưng việc họ có mua được nhà ở xã hội không lại là chuyện khác.

Theo ông Trung, hơn 70% người lao động tại TPHCM là nhập cư. Thời gian gắn bó của người lao động với doanh nghiệp cụ thể, địa bàn cụ thể không cao.

Ví dụ hôm nay những người này làm ở thành phố Thủ Đức, nhưng vài tháng sau lại làm ở huyện Củ Chi. Do đó, rất khó giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng này.

“Nếu cứ xác định nhu cầu về chỗ ở đồng nghĩa với nhu cầu về sở hữu nhà ở thì sẽ mãi không giải quyết được” – ông Trung nói.

Cũng theo ông Trần Đoàn Trung, hiện LĐLĐ TPHCM có nguồn lực để tham gia vào chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế cho phép tổ chức công đoàn tham gia.

Ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM.  Ảnh: Minh Quân
Ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM. Ảnh: Minh Quân

Về việc này, ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện thành phố có khoảng 60.000 nhà trọ với khoảng 500.000 phòng, đáp ứng cho hơn 1,4 triệu công nhân thuê.

Theo ông Khiết, qua khảo sát phần lớn những người này không có nhu cầu sở hữu nhà ở bởi di chuyển và biến động công việc liên tục nên chọn ở trọ cho linh hoạt. Trong khi chính sách hiện nay đang đi theo hướng xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân sau đó chuyển sở hữu luôn cho công nhân, người lao động.

“Nhưng qua thống kê phần lớn người ta không có nhu cầu sở hữu nhà ở. Do đó cần định hướng lại trong tương lai những người thu nhập thấp là để cho thuê chứ không phải đối tượng để bán nhà ở xã hội” – ông Khiết cho hay.

Về nguồn vốn, lãnh đạo Sở Xây dựng TPHCM cho biết, có những trường hợp tổ chức chính trị xã hội như LĐLĐ TPHCM có nguồn lực, kinh phí nhưng hiện nay không có quy định giao đất công cho họ làm nhà lưu trú công nhân.

Ngoài ra, dù có xây lên cũng không giao cho họ quản lý vận hành được. Do đó, Sở Xây dựng TPHCM sẽ làm chuyên đề riêng về vấn đề này để tìm hướng ra và báo cáo UBND TPHCM.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Dự án nhà ở xã hội vướng đủ kiểu

Gia Miêu |

Nhiều dự án nhà ở xã hội với quy mô hàng nghìn căn sau khi khởi công lại nằm im vì nhiều vướng mắc về thủ tục.

Giá nhà ở xã hội đang vượt xa tầm với của người lao động

Gia Miêu |

Nguồn cung thấp, trong khi nguồn cầu luôn duy trì ở mức cao được xem là tác nhân chính khiến giá nhà ở xã hội liên tục tăng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Dự án nhà ở xã hội vướng đủ kiểu

Gia Miêu |

Nhiều dự án nhà ở xã hội với quy mô hàng nghìn căn sau khi khởi công lại nằm im vì nhiều vướng mắc về thủ tục.

Giá nhà ở xã hội đang vượt xa tầm với của người lao động

Gia Miêu |

Nguồn cung thấp, trong khi nguồn cầu luôn duy trì ở mức cao được xem là tác nhân chính khiến giá nhà ở xã hội liên tục tăng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.