Tổng LĐLĐVN phấn đấu đến hết năm 2023 có 12 triệu đoàn viên

Việt Lâm |

Sáng 30.9, Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Triển khai kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đến năm 2023 và công tác tuyên giáo 9 tháng đầu năm, triển khai các nhiệm vụ  3 tháng cuối năm 2021 và định hướng nhiệm vụ năm 2022. Ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chủ trì hội nghị.

Tham gia Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN: Trần Văn Thuật, Phan Văn Anh, Ngọ Duy Hiểu và hơn 1.340 đại biểu là Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ban chấp hành Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, Ban chấp hành LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐLĐVN, cán bộ công đoàn chủ chốt cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 84 điểm cầu, gồm: Điểm cầu Trụ sở Tổng LĐLĐVN, 63 điểm cầu tại trụ sở các LĐLĐ các tỉnh, thành phố, 20 điểm cầu tại các Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐLĐVN.

Phát triển đoàn viên là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 đến 2023

Tại Hội nghị, ông Vũ Anh Đức - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN đã báo cáo nội dung cơ bản của “Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đến năm 2023” (Kế hoạch).

Ông Vũ Anh Đức - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN đã báo cáo nội dung cơ bản của “Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đến năm 2023”. Ảnh: Việt Lâm
Ông Vũ Anh Đức - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN đã báo cáo nội dung cơ bản của “Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đến năm 2023”. Ảnh: Việt Lâm

Theo đó, thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khoá XII, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN xây dựng Kế hoạch.

Mục đích của Kế hoạch nhằm tăng cường thu hút người lao động vào công đoàn, mở rộng độ bao phủ CĐCS trong các cơ quan, đơn vị và các loại hình doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

Tạo bước đột phá thành lập CĐCS và tập trung đẩy nhanh tiến độ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, phấn đấu đến hết năm 2023 có 12 triệu đoàn viên và phấn đấu 100% số doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên đã đi vào hoạt động có tổ chức công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị.

Theo Kế hoạch việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS phải đi đôi với củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS, nâng cao chất lượng thương lượng tập thể, đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện tốt công tác đoàn viên.

Các cấp công đoàn ưu tiên thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; phải có kế hoạch, chỉ tiêu và biện pháp triển khai thực hiện cụ thể hàng năm, hàng quý, hàng tháng phù hợp với điều kiện thực tế tình hình dịch bệnh COVID-19; phân công rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân; có đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Coi nhiệm vụ phát triển đoàn viên là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 đến 2023 và những năm tiếp theo.

Về chỉ tiêu, Tổng LĐLĐVN phấn đấu đến hết năm 2023, cả nước tăng thêm 1.600.000 đoàn viên; phấn đấu thành lập CĐCS ở 100% số doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên đã đi vào hoạt động.

Tập trung phát triển tại các KCN-KCX

Để đạt được các chỉ tiêu trên, Tổng LĐLĐVN sẽ tập trung tuyên truyền phát triển đoàn viên; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, tập trung nguồn lực rà soát, xây dựng phương án phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; trong đó đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, đã đi vào hoạt động nhiều năm nhưng chưa thành lập CĐCS.

Lấy địa bàn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và những nơi có nhiều doanh nghiệp làm trọng điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương (trụ sở Tổng LĐLĐVN). Ảnh: Việt Lâm
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương (trụ sở Tổng LĐLĐVN). Ảnh: Việt Lâm

Đối với nơi đã thành lập CĐCS, các công đoàn cấp trên tập trung hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp tài liệu CĐCS tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn, phấn đấu tăng tỷ lệ đoàn viên trên tổng số công nhân lao động ở doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa phương thức vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đoàn viên để tạo sức thu hút người lao động tham gia các hoạt động công đoàn và tự nguyện gia nhập Công đoàn.

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền phát triển đoàn viên phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền vận động.

Thành lập các Ban Chỉ đạo từ cấp Tổng LĐLĐVN đến các cấp công đoàn trong toàn hệ thống (từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên), trong đó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN là Trưởng ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo từng cấp cần xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên ban chỉ đạo, các tổ chức có liên quan.

Công đoàn các cấp chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng đồng cấp trong công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; nâng cao hiệu quả Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp; quan tâm thành lập tổ chức công đoàn để tạo tiền đề thành lập tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội khác; tham mưu phối hợp trên tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị.

Nghiên cứu, đề xuất mô hình phối hợp với Bộ Công an và Bộ Thông tin - Truyền thông về phần mềm Quản lý đoàn viên, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS…

Ngoài ra, Tổng LĐLĐVN sẽ tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác phát triển đoàn viên. Trong đó, tăng cường đầu tư nguồn lực về tài chính cho công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS, có giải pháp cụ thể về tài chính đảm bảo đủ kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Có chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS bằng các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, giảm bớt những hoạt động không có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Đổi mới cả về nội dung và hình thức các hoạt động phong trào theo hướng thu hút sự tham gia của số đông đoàn viên và người lao động; xây dựng cơ chế thông tin hai chiều giữa đoàn viên và ban chấp hành CĐCS thông qua đội ngũ cán bộ công đoàn từ tổ công đoàn trở lên và đội ngũ đoàn viên nòng cốt để nắm được nhiều nhất tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, truyền đạt được nhiều nhất, nhanh nhất các mặt công tác công đoàn đến đoàn viên…

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Minh Dũng - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐVN đã trình bày một số nội dung chi cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở...

Việt Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐVN hỗ trợ 20.000 Túi an sinh Công đoàn cho người lao động An Giang

Lục Tùng |

Tổng LĐLĐ Việt Nam trao hỗ trợ 20.000 Túi an sinh Công đoàn cho người lao động trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tổng LĐLĐVN quyết định đúng, trúng nhờ sâu sát đời sống công nhân

Thu Trà thực hiện |

Đó là nhận định của TS Đỗ Tá Khánh - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, Giám đốc dự án “Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội và công nhân” (ECOW). “Nguồn lực của CĐ rất hạn chế, do vậy việc lựa chọn cách tiếp cận đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó của Tổng LĐLĐVN là một việc làm rất phù hợp với bối cảnh hiện nay. Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ mang đến lợi ích kép và đối tượng hưởng lợi cuối cùng là đoàn viên và NLĐ” - TS Đỗ Tá Khánh khẳng định.

Hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN đã giúp lao động nữ bớt đi khó khăn, thiếu thốn

Đỗ Phương - Bảo Hân |

Đó là khẳng định của bà Hà Thị Nga - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà Nga bày tỏ đồng tình và đánh giá cao quyết định hỗ trợ người lao động của Tổng LĐLĐVN, cho rằng đây là quyết định rất kịp thời và phù hợp trong bối cảnh người dân, nhất là những người lao động, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID - 19. Những khoản hỗ trợ này có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, chia sẻ một phần những khó khăn của người lao động, đặc biệt là những khó khăn đặc thù của lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.

Dù ở đâu, người Việt đều hướng về Tết cổ truyền

PHÙNG LINH |

Nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài háo hức về quê sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh hoặc nhiều lý do khác. Còn những người ở lại, họ cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Tổng LĐLĐVN hỗ trợ 20.000 Túi an sinh Công đoàn cho người lao động An Giang

Lục Tùng |

Tổng LĐLĐ Việt Nam trao hỗ trợ 20.000 Túi an sinh Công đoàn cho người lao động trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tổng LĐLĐVN quyết định đúng, trúng nhờ sâu sát đời sống công nhân

Thu Trà thực hiện |

Đó là nhận định của TS Đỗ Tá Khánh - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, Giám đốc dự án “Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội và công nhân” (ECOW). “Nguồn lực của CĐ rất hạn chế, do vậy việc lựa chọn cách tiếp cận đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó của Tổng LĐLĐVN là một việc làm rất phù hợp với bối cảnh hiện nay. Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ mang đến lợi ích kép và đối tượng hưởng lợi cuối cùng là đoàn viên và NLĐ” - TS Đỗ Tá Khánh khẳng định.

Hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN đã giúp lao động nữ bớt đi khó khăn, thiếu thốn

Đỗ Phương - Bảo Hân |

Đó là khẳng định của bà Hà Thị Nga - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà Nga bày tỏ đồng tình và đánh giá cao quyết định hỗ trợ người lao động của Tổng LĐLĐVN, cho rằng đây là quyết định rất kịp thời và phù hợp trong bối cảnh người dân, nhất là những người lao động, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID - 19. Những khoản hỗ trợ này có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, chia sẻ một phần những khó khăn của người lao động, đặc biệt là những khó khăn đặc thù của lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.