Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ bị xử lý như thế nào?

H.A ghi |

Ông Phan Chí Hiếu (Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy): Hiện nay tình trạng DN nợ, trốn đóng BHXH diễn ra nhiều, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Xin cơ quan BHXH cho biết DN trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động bị xử lý như thế nào?

- Ông Điều Bá Được - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) - trả lời:

1. Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 2 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Hiện nay Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đang xây dựng Nghị quyết hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các điều luật này.

H.A ghi
TIN LIÊN QUAN

Nhiều giải pháp hành chính, dân sự nhưng thiếu hiệu quả

NAM DƯƠNG |

Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020” đã nêu thực trạng: “Tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH, BHYT còn nhiều”. 

Nợ BHXH vẫn đang là con số khổng lồ

NAM DƯƠNG |

“Công ty không đóng BHXH cho chúng tôi, đến khi chúng tôi bị tai nạn lao động phải tự chi trả, bây giờ chúng tôi phải làm sao?”, “Chúng tôi không được công ty đóng BHXH cho thời gian làm việc, đến khi nghỉ việc mới phát hiện ra. Bây giờ phải làm sao?”. Đây là những câu hỏi chúng tôi thường gặp trong quá trình tư vấn pháp luật cho NLĐ.

Doanh nghiệp vẫn lách luật, không ký hợp đồng để trốn đóng BHXH

ANH THƯ |

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, một số doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho người lao động (NLĐ) để trốn đóng hoặc trì hoãn việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho NLĐ.

CEP đóng góp hiệu quả vào phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Nam Dương |

TPHCM - Các khoản vay với lãi suất thấp và lịch hoàn trả phù hợp từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã giúp công nhân và gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh vay “tín dụng đen”.

Doanh nghiệp số phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang, là sứ mệnh giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền nhằm vào tài khoản quảng cáo Facebook

Mạnh Cường |

Vì một chút lơ là, chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Định) đã bị kẻ gian lừa mất hơn 3 triệu đồng. Đáng nói, đây là một chiêu lừa mới của kẻ gian, thường nhắm đến các tài khoản quảng cáo Facebook.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Nhiều giải pháp hành chính, dân sự nhưng thiếu hiệu quả

NAM DƯƠNG |

Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020” đã nêu thực trạng: “Tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH, BHYT còn nhiều”. 

Nợ BHXH vẫn đang là con số khổng lồ

NAM DƯƠNG |

“Công ty không đóng BHXH cho chúng tôi, đến khi chúng tôi bị tai nạn lao động phải tự chi trả, bây giờ chúng tôi phải làm sao?”, “Chúng tôi không được công ty đóng BHXH cho thời gian làm việc, đến khi nghỉ việc mới phát hiện ra. Bây giờ phải làm sao?”. Đây là những câu hỏi chúng tôi thường gặp trong quá trình tư vấn pháp luật cho NLĐ.

Doanh nghiệp vẫn lách luật, không ký hợp đồng để trốn đóng BHXH

ANH THƯ |

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, một số doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho người lao động (NLĐ) để trốn đóng hoặc trì hoãn việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho NLĐ.