Toạ đàm "Thị trường lao động cuối năm: Dự báo từ chuyên gia"

NHÓM PV |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Thị trường lao động cuối năm: Dự báo từ chuyên gia" được Báo Lao Động tổ chức vào hồi 15h, ngày 4.12.2020.

Khách mời tham gia chương trình giao lưu trực tuyến là bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH) và ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc tặng hoa cho khách mời.
Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc tặng hoa cho khách mời.

Tọa đàm được tường thuật trên Báo Lao Động điện tử tại địa chỉ https://laodong.vn.

Bức tranh nhiều màu xám

MC: Thưa hai vị khách mời, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29.000, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng trong quý 2 năm 2020, số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) là khoảng 1,3 triệu người, tăng 192.800 người so với quý 1 năm 2020 và tăng 221.000 người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị quý 2 là 4,46%, tăng 1,28 điểm phần trăm so với quý trước và 1,36 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của khu vực này trong vòng 10 năm qua. Qua những con số này, ông/bà có nhận định gì?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Những con số về thị trường lao động chỉ phản ánh một phần khó khăn, vướng mắc. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng, tiếp sau những khủng khoảng về sức khoẻ là những khủng hoảng về thị trường lao động. Cuộc khủng hoảng này chắc chắn sẽ còn lâu dài và đặt ra thách thức, sau đi qua khủng hoảng, những biến động của thị trường lao động được rất nhiều chuyên gia dự báo là không quay về như cũ. Số người thất nghiệp, số người bị mất việc làm sẽ phải tìm việc làm mới và làm thế nào để việc kết nối giữa nhu cầu việc làm của một nền kinh tế là thách thức rất lớn đối với chính sách và kết nối lao động.

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Về cơ bản, tôi đồng tình với ý kiến của bà Nguyễn Thị Lan Hương. Từ góc độ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đang thực hiện hoạt động thị trường lao động trên địa bàn Hà Nội, có thể thấy những con số thống kê vừa nêu cho chúng ta thấy thị trường lao động tương đối am đạm. Từ đầu năm đến nay, với ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 với những giai đoạn như tháng 2 đến 5, sau đó khôi phục tháng 6 tháng 7, cuối tháng 7 cũng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, có những chính sách, chỉ đạo mới của Chính phủ. Qua những con số cho thấy sự ảnh hưởng đến thị trường lao động, trực tiếp doanh nghiệp, người lao động, tỉ lệ người lao động thất nghiệp tăng cao do giãn việc, dừng việc vì doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Qua hoạt động của đơn vị, chúng tôi có những đánh giá kịp thời về thị trường lao động. Chúng tôi vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa thực hiện chuyên môn, tăng cường hoạt động giao dịch hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt hoạt động thu thập, đánh giá tình hình, có giải pháp tham mưu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội hướng đến hỗ trợ kịp thời người lao động trên địa bàn.

MC: Cũng theo khảo sát của cơ quan thống kê, gần 85% doanh nghiệp cho biết là gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong số này, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% tự đánh giá gặp khó khăn. "Sức khỏe" của DN như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người lao động, thưa hai vị khách mời?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Tất nhiên, cuộc khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều lao động như dịch vụ, vận tải, du lịch. Rõ ràng “bức tranh” việc làm bị ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, khi đối phó với xu hướng giảm việc làm, chúng ta đang đối phó một cách bị động hơn là chủ động. Mặc dù, mất việc làm hay thay đổi trạng thái việc làm do COVID-19 nhưng dịch cũng tạo ra hình thức việc làm mới, chuyển dịch cơ cấu việc làm từ việc làm có hàm lượng lao động cao sang hàm lượng lao động thấp hơn.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng nên ta cần có những chính sách có thể tận dụng các lao động đang gặp khó khăn để chuyển đổi việc làm, nắm bắt nhu cầu người lao động. Đặc biệt, kết nối giữa các việc làm hiện hành với các việc làm mới được dự đoán sẽ phát triển rất nhanh khi kết thúc cuộc khủng hoảng.

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Doanh nghiệp khoẻ thì người lao động cũng khoẻ, bởi các chế độ của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Với hàng triệu người lao động, thu nhập giảm hoặc không có thu nhập khiến đời sống rất khó khăn. Theo quan điểm của chúng tôi, việc cấp thiết là chúng ta có một số chính sách hỗ trợ kịp thời để làm sao giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn.

MC: Sau đây, xin mời 2 vị khách mời cùng theo dõi video do Báo Lao Động thực hiện...

MC: Thưa ông/bà, những nỗ lực của cơ quan chức năng, ngành lao động, việc làm là không thể phủ nhận. Vậy, người lao động có thể tin tưởng vào việc thời gian tới, "bức tranh" thị trường lao động sẽ bớt xám?

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Với nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành khi có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, cá nhân tôi nhận định thị trường lao động sẽ khởi sắc hơn. Qua hoạt động của trung tâm, chúng tôi tiến hành hoạt động thu thập, phân tích đánh giá thị trường lao động, tập trung vào các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, có giải pháp khắc phục với các nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như dệt may, da giày, du lịch, chế biến chế tạo…

Các nhóm này đặc biệt chú ý có giải pháp hỗ trợ qua các hoạt động kết nối việc làm. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi hướng tới đưa đến thị trường lao động hoạt động trên tổng thể sàn giao dịch việc làm, biến nó trở thành công cụ hỗ trợ kịp thời cho người lao động, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Trong thời điểm hiện tại, đối với dịch COVID-19, nước ta đang nằm trong vùng an toàn. Tuy nhiên, về lâu dài, có thể nhận thấy đây là thời điểm ta nên cân nhắc như các chính sách của Chính phủ chỉ hỗ trợ cho đối tượng mất việc làm. Ta có thể xây dựng hệ thống an toàn việc làm như tạo việc làm để tất cả người lao động có thể tham gia. Chính sách việc làm công cần phải đưa vào để tạo ra các việc làm tối thiểu.

Khi tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn thấp, nhiều người lao động không được hỗ trợ trong quá trình mất việc làm. Thế nên, ta cần thiết kế lại các chính sách để giúp đỡ người lao động. Thực hiện khai báo người lao động vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kết nối mở rộng ra ngoài thành phố. Giải quyết đồng bộ việc kết nối việc làm trên cơ sở việc làm tối thiểu.

MC: Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh cho hay, trong quý 3/2020, xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế do các đối tác thương mại hàng đầu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Mặt khác, nguyên nhiên liệu cần trong sản xuất bị cạn kiệt dần.

Trước thực trạng đó, Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) đã tính đến kịch bản xấu nhất là thời gian tới, số lao động mất việc làm có thể tăng khoảng 60.000 đến 70.000 mỗi tháng, tập trung chính ở các lĩnh vực như du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến chế tạo... Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người. Nhiều gánh nặng sẽ đè lên nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội. Với người lao động, việc phải đối mặt khi giãn việc, mất việc là như thế nào?

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Số liệu cũng như đánh giá nhìn nhận từ cơ quan chức năng cho thấy việc người lao động phải đối mặt với nguy cơ mất việc, giãn việc. Người lao động làm công ăn lương, điều quan tâm nhất là luôn có việc làm ổn định, tạo ra thu nhập để duy trì cuộc sống bản thân và gia đình, người thân. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, “sức khoẻ” của doanh nghiệp không được ổn định nếu không nói là yếu, rõ ràng với tâm lý chung, người lao động phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Trong quá trình làm việc của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, chúng tôi tiếp cận với rất nhiều đối tượng lao động. Căn cứ vào mỗi nhóm đối tượng, chúng tôi vẫn tiếp tục có những hỗ trợ, có định hướng để làm sao hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới, để người lao động có thể đảm bảo được cuộc sống.

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Để bố trí việc cho người lao động, quan trọng chúng ta kích cầu. Kinh tế của Việt Nam đến 50% xuất khẩu, cầu bị hạn chế, gần đây chúng ta thấy doanh nghiệp tích cực kích cầu thị trường lao động trong nước. Việc kết nối cung cầu, tập trung nhiều hơn kích cầu thì sẽ giảm bớt khó khăn.

Chúng ta còn may mắn có thị trường lao động nội địa tiềm năng, thị trường lao động nông thôn rộng lớn. Giải pháp kích cầu là giải pháp quan trọng, chúng ta chủ động hơn. Để kích cầu cần sự tham gia của doanh nghiệp và người lao động. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giữ chân người lao động là giải pháp an sinh.

Vai trò trung tâm dịch vụ việc làm cần tập trung mạnh hơn kết nối thúc đẩy cầu.

MC: Nhận định về thị trường lao động cuối năm, nhiều chuyên gia cho biết nếu tình hình dịch tễ diễn biến tích cực, số mất việc làm hằng tháng sẽ khoảng 70.000-80.000 người và 3-3,5 triệu lao động phải ngừng việc, 70-75% doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nếu tình hình dịch tễ chỉ đi ngang (không xấu, không tốt) thì mỗi tháng vẫn sẽ có 80.000-90.000 lao động mất việc, khoảng 80% doanh nghiệp bị ảnh hưởng và sẽ có 5-5,6 triệu lao động bị ngừng việc. Trường hợp tình hình dịch tễ xấu đi, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Số mất việc hằng tháng 90.000-100.000 người, 90% doanh nghiệp bị ảnh hưởng và số lao động bị ngừng việc lên tới 6-7,2 triệu người. Các ông/bà có nhận định gì về những dự báo này?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Tôi hoàn đồng tình với dự báo đó, ta cũng nhận thấy rằng những tác động của dịch còn nặng nề. Trong bối cảnh thế giới đã chuyển sang tình hình dịch thứ 3, giai đoạn này rất nặng nề ở Việt Nam hiện nay nguy cơ bùng phát dịch đang ở mức cao. Có thể thấy, “bức tranh” thị trường lao động vẫn đang ở gam màu xám. Tuy nhiên, tôi kỳ vọng bản thân thị trường Việt Nam với dân số gần 95 triệu người và có lực lượng lao động gần 54 triệu người sẽ đáp ứng nhu cầu trong nước để tình trạng việc làm đỡ xấu đi.

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Mặc dù trên địa bàn thành phố Hà Nội hơn 100 ngày nay, chúng ta đang duy trì tốt việc không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên, trên thế giới hoặc các đối tác có giao thương với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn đang gặp phải những khó khăn do dịch. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới nói chung.

Chúng ta nhìn thấy rõ những ảnh hưởng của dịch trong giai đoạn 1 từ tháng 2 - tháng 5. Việc này đã có những hệ quả tất yếu với thị trường lao động.

Với những kịch bản có thể diễn ra trong thời gian tới, chúng ta có thể đối diện với nguy cơ dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong trường hợp kịch bản thị trường lao động quá xấu, doanh nghiệp và người lao động sẽ bị tiếp tục bị ảnh hưởng. Chúng tôi cũng không muốn nhìn thấy những mảng tối trong dự báo. Tuy nhiên, nếu dịch có diễn biễn xấu hơn, qua những chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan ban ngành, chúng ta sẽ có những chủ động để ứng phó, đảm bảo hoạt động chung của thị trưởng lao động.

Dự báo thị trường lao động cuối năm

MC: Thưa hai vị khách mời, chỉ tính riêng tuần 4, tháng 10.2020, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội là 3.162, tổng lũy kế lên tới 71.142. Theo dự báo của các vị khách mời, thời gian tới tình hình thị trường lao động sẽ diễn biến như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Thị trường lao động khó phục hồi vì trong bối cảnh dịch COVID-19 trên thế giới còn phức tạp, nhưng vẫn có những tia sáng khi sắp có vaccine. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua vẫn trên đà tăng trưởng, nếu như được tiếp sức môi trường kinh tế tốt hơn, thì những ngành vẫn tăng được lao động như xây dựng, công nghiệp chế biến- có thể tạo ra được cú hích lớn. Chúng ta mong thế giới vượt qua được đỉnh điểm của dịch, còn Việt Nam hi vọng dịch COVID-19 mới đây chỉ là làn sóng nhẹ, chúng ta chờ mong cuối tháng 12, quý 1/2021, thị trường lao động sáng sủa hơn.

Với sự thay đổi kinh tế, thị trường lao động sẽ phục hồi, Việt Nam sẽ phục hồi khá nhanh. Như Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội vừa trao đổi, một trong những nguyên nhân thất nghiệp là do kỹ năng không đáp ứng, nguyên nhân này sẽ ngày càng nhiều hơn. Vậy nên ở trạng thái bình thường mới, dứt khoát yêu cầu kỹ năng của người lao động phải cao hơn.

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Tôi đồng tình với ý kiến bà Hương, dự báo tình hình lao động trong thời gian tới, xu hướng phụ thuộc vào công tác phòng dịch và định hướng chỉ đạo. Mặc dù, chúng ta cơ bản đã kiểm soát được dịch nhưng dịch trên thế giới vẫn phức tạp khi các đối tác ở nước ngoài vẫn đang phòng dịch. Sự giao thương giữa các đối tác quen thuộc như Trung Quốc, Nhật Bản hay Châu Âu gặp ảnh hưởng lớn.

Nếu ta kiểm soát tốt dịch, nền kinh tế sẽ có sự chuyển biến dẫn đến tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nếu kịch bản dịch xấu hơn, việc ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sẽ xảy ra hiện tượng thừa lao động, nhiều lao động sẽ thất nghiệp. Vì vậy, tình hình thị trường lao động tại nước ta chuyển biến tốt hay không là do công tác phòng dịch tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

MC: Thưa quý vị, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn thì các vị dự đoán những ngành nghề nào sẽ tuyển dụng số lượng nhân lực lớn? Ngành nào tiếp tục đình trệ, gặp khó khăn trong thời gian tới?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Các ngành nghề của Việt Nam chia thành mấy nhóm nghề chính. Nhóm thứ nhất phục vụ nhu cầu nội địa; nhóm thứ 2 phục vụ liên doanh, kiên kết và nhóm 3 phục vụ thị trường quốc tế. Từ 3 hệ thống nhóm ngành, có thể dự báo rằng, nhóm ngành phục vụ nhu cầu nội địa là nhóm ngành có khả năng có khả năng phục hồi ở mức nhanh.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH).

Ví dụ, dịp Tết, làn sóng thứ 3 của dịch COVID-19 mạnh hơn, những vấn đề đi lại, giao tiếp trong nước sẽ kém đi. Tuy nhiên, từ nay đến Tết, vẫn theo truyền thống, nhu cầu về vận chuyển và các nhu cầu khác chắc chắn vẫn sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, theo thống kê, từ năm 2019 đến nay, xây dựng và chế biến vẫn tăng phục vụ nhu cầu trong nước. Điều này hoàn toàn cho chúng ta kỳ vọng vào sự phục hồi của nhóm ngành phục vụ thị trường nội địa.

Đối với nhóm ngành phục vụ thị trường quốc tế, thời điểm này, dự báo cho năm 2021 thì cũng chưa thấy có những điểm sáng. Tạm thời, làm thế nào để cùng các doanh nghiệp trong nước ổn định tình hình nội địa, chờ thời cơ thị trường lao động quốc tế mở cửa, chúng ta lại tiếp tục.

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Chúng ta nhìn thấy rất rõ, trong thời gian tới, đặc biệt quý 4 có những hoạt động thuộc nhóm ngành nghề nội địa, hoạt động phục vụ lễ, tết. Xu hướng tuyển dụng lao động thuộc nhóm lĩnh vực thương mại dịch vụ, bán hàng, kinh doanh… tăng lên trong thời gian qua, đặc biệt nhu cầu sử dụng lao động bán thời gian.

Trong thời gian vừa qua, nhóm ngành nghề thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển. Sau dịch, nhiều đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin, nên nhóm ngành nghề này có xu hướng tăng. Như hàng năm, dịch vụ lưu trú, khách sạn nhu cầu sử dụng lao động năm tăng lên cuối năm. Tuy nhiên, năm nay, nhu cầu lao động về ngành nghề này cũng không nhiều.

MC: Thưa ông Thành, thời gian qua Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức hàng chục phiên giao dịch việc làm với hàng trăm lượt đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tham gia. Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn chỉ tiêu và số được kết nối thành công lên tới hàng nghìn người. Chúng tôi ghi nhận sự sáng tạo, linh hoạt trong các phiên giao dịch: tổ chức lưu động ở nhiều địa điểm; các phiên đặc thù;... Việc có nhiều đổi mới trong các phiên giao dịch đã mang lại kết quả như thế nào?

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Năm 2020, Trung tâm Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội có các hoạt động như: Từ những ngày đầu năm, khi đợt dịch đầu tiên bùng phát, thực hiện chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, chúng tôi đã tạm dừng các hoạt động ở các phiên giao dịch việc làm hàng ngày, chuyển sang cung cấp thông tin thị trường lao động.

Trong giai đoạn này, chúng tôi tập trung thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn, thu thập nguyện vọng tìm kiếm việc làm của người lao động thông qua các hình thức trực tuyến. Hướng tới việc cung cấp cho người lao động các cơ sở dữ liệu, tạo nguồn cung công việc cho người lao động

Sau đó, trong trạng thái bình thường mới, chúng tôi đã xin ý kiến để tổ chức các phiên giao dịch vụ việc làm từ đầu tháng 6. Tính đến nay, đã tổ chức được hơn 100 phiên giao dịch việc làm được tổ chức đồng bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là kết quả rất là tốt của Trung tâm trong năm 2020.

Ngoài ra, tổ chức các phiên chuyên đề giành riêng cho thanh niên, các lao động từ nước ngoài về và các đối tượng yếu thế. Chúng tôi cũng trực tiếp tham mưu tới lãnh đạo Sở để tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động ở các địa phương. Trung tâm đã tổ chức hơn 150 phiên giao dịch việc làm lưu động. Kết quả, đã có khoảng 15.000 người được tuyển dụng trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm.

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Vai trò kết nối rất quan trọng. Như ông Thành có nói khi nãy, hiện nay, một số ngành nghề sẽ phát triển mạnh thời kỳ dịch và tương lai, thì rõ ràng nguồn nhân lực cần để đáp ứng phục vụ ngành nghề đó là cần thiết.

Trong thị trường lao động, mức độ đáp ứng nguồn nhân lực đó không phải là nhiều. Vì chúng ta biết rằng, thị trường lao động bao giờ cũng có tính trễ, nhu cầu của nền kinh tế bao giờ cũng đi trước, còn nguồn lao động có kỹ năng phải trải qua quá trình đào tạo.

Cho nên, chúng tôi mong trong hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, bên cạnh thực hiện việc kết nối, một mặt triển khai việc dự báo với hai đối tác chính là doanh nghiệp và người lao động thì đồng thời nên nên mở rộng thêm đối với đối tác là các cơ sở đào tạo, đặc biệt là với các cơ sở dạy nghề, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bổ sung. Vì nhu cầu thị trường lao động sẽ chỉ ra rằng, nhóm người lao động nào cần, nhóm nào đang bị thiếu. Dựa vào đó, các hoạt động kết nối khác sẽ tốt hơn.

Như vậy, đây cũng là thời cơ để chúng ta mở rộng sự tham gia của các đối tác khác nhau trên thị trường lao động. Đồng thời, nó sẽ hỗ trợ cho chuyển dịch thị trường lao động trong thời gian tới được hiệu quả hơn. Bởi nhu cầu doanh nghiệp vẫn không thể giải quyết được nếu nhu chất lượng nguồn lao động không đảm bảo được.

MC: Thưa hai vị khách mời, Bộ LĐTBXH đã đề nghị Chính phủ sửa đổi một số điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp cận gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15. Cụ thể như khoản vay ngân hàng chính sách đễ hỗ trợ 50% tiền lương cho người lao động, trước đây cần nhiều điều kiện gồm không có doanh thu, khó khăn về tài chính đến mức không có tiền trả lương, đã trả trước cho người lao động 50% lương..., Việc giảm bớt các điều kiện, doanh nghiệp tăng thêm cơ hội tiếp cận vốn vay. Điều này có tác động như thế nào đến thị trường lao động thời gian tới hay không?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Trong bối cảnh kinh tế bị đình đốn, vai trò của Chính phủ rất quan trọng, việc Chính phủ cho doanh nghiệp vay, hỗ trợ người lao động đó là giải pháp an sinh xã hội chủ động, để doanh nghiệp mở rộng cơ hội việc làm, giữ chân người lao động.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tiếp cận của người lao động, doanh nghiệp chưa đạt được mong muốn. Một trong những nguyên nhân do điều kiện còn khắt khe. Khi thị trường lao động khó khăn, yếu tố nào phải tháo gỡ nhanh, có những bước đột biến. Khi hỗ trợ người lao động, điều kiện tối thiểu nhận hỗ trợ là gì, nếu muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thì làm thế nào hỗ trợ đến nhanh, đến nhiều đến thực chất người cần. Mục tiêu nhanh phải đặt lên hàng đầu. Chính sách của chúng ta tốt, tiếp cận đến người lao động lại yếu. Giải pháp “cấp cứu” phải đến được người đang gặp khó khăn.

Chính phủ nên mở rộng gói hỗ trợ dù ảnh hưởng của dịch còn lớn. Nên có gói hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, đào tạo lại, hỗ trợ người lao động nhận biết khả năng tìm kiếm việc làm. Trong thời gian này, người lao động bồi dưỡng kỹ năng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

MC: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu nâng cấp sàn giao dịch việc làm hiện có thành trang web việc làm quốc gia, để cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết nối người lao động với doanh nghiệp, doanh nghiệp với các địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ dự kiến sẽ cho phép sử dụng 3.000-5.000 tỉ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người sử dụng lao động, lao động đào tạo và đào tạo lại cho người lao động nhằm nâng cao tay nghề, chuyển đổi việc làm. Nỗ lực này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường lao động?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Ta có thể chờ mong rằng với những đổi mới đó, những đầu tư tập chung như vậy thì các công tác về giới thiệu việc làm có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải có sự tập chung lớn, quan trọng với là hệ thống đấy trong bối cảnh thời kì công nghệ 4.0, ta phải tạo ra 1 cơ chế để cho hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm người dân có thể dễ tiếp cận.

Có thể tương tác trực diện với các đối tác trên thị trường lao động không chỉ riêng các doanh nghiệp mà còn cả ở các các cơ sở đào tạo trung tâm đào tạo nghề nghiệp. Đặc biệt, phản hồi nhanh và có dự báo ngắn hạn về thị trường lao động.

Đó là những điểm giúp hệ thống dịch vụ việc làm này không đơn thuần chỉ là phục vụ một nhóm hay một khu vực nào mà còn bao quát được nhiều lao động khác nhau, đặc biệt các nhóm nghành nghề mới. Rất mong sự đầu tư của Chính phủ về Trung tâm dịch vụ việc làm để tạo ra các cơ chế, tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế.

Để làm thế nào hệ thống này được thuận tiện, nhanh chóng và đạt được sự giao dịch trực tiếp giữa các đối tác khác nhau thì hệ thống sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ xây dựng các Trung tâm thêm hiện tại và khang trang.

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, chúng tôi tiếp tục cần phải làm tốt việc thu thập, phân tích, đánh giá thị trường lao động. Trên cơ sở đó có những dự báo chính xác. Chúng tôi cũng nhìn nhận làm sao để có những giải pháp thích ứng với từng giai đoạn của thị trường lao động.

MC: Thưa hai vị khách mời, dù rất nhiều giải pháp, nỗ lực của cơ quan chức năng đã được triển khai, nhưng phải khách quan nhìn nhận, với diễn biến khó lường của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Việt Nam sẽ ít nhiều ảnh hưởng và những khó khăn chung đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động, việc làm, cung - cầu thị trường nhân lực. Xin ông/bà có thể đưa ra nhận định của cá nhân mình về bức tranh thị trường lao động thời gian tới. Cùng với đó, ông/bà có lời khuyên gì cho người lao động: đối với nhóm lần đầu gia nhập thị trường; nhóm mất việc do dịch COVID-19 đang muốn quay lại thị trường?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH):

Rõ ràng, bức tranh thị trường lao động ngắn hạn không sáng sủa vì nằm trong chuỗi của thế giới. Trong kinh tế có những giai đoạn trì trệ, thị trường lao động bị tác động mạnh. Yêu cầu thị trường tạo những phân khúc mới, kỹ năng mới. Với nhóm mới gia nhập thị trường, hướng tới phân khúc thị trường mới, ngành nghề mới. Vì nhóm ngành nghề này thích sử dụng lao động trẻ, có sức bật tốt trong thị trường lao động.

Đối với nhóm lao động bị mất việc, bên cạnh giải pháp hỗ trợ họ tồn tại, tìm ra những cơ hội việc làm tương tự kết nối họ khi cần thiết. Quan trọng đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung để chuyển hệ thống việc làm đang có sang hệ thống việc làm mới. Vì vậy, nhóm lao động này cần giải pháp đồng bộ, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu việc làm, đảm bảo họ có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc mới. Đồng thời giải quyết việc làm, cũng là cơ hội chuyển dịch cơ cấu việc làm, tạo ra năng suất lao động nâng lên.

- Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:

Với vai trò của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, chúng tôi luôn kỳ vọng bức tranh thị trường lao động năm 2021 sẽ có những mảng màu tươi sáng hơn.

Để đưa ra lời khuyên cho người lao động, dựa trên thực tế làm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, tôi có một số chia sẻ như sau: Đối với những lao động mới tham gia thị trường lao động cần tiếp tục đầu tư, nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là thích ứng với những yêu cầu công việc mới, chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, kỹ năng. Nhóm lao động đã có quá trình tham gia thị trường lao động, cần lưu ý bổ sung kỹ năng hay việc đào tạo lại để dịch chuyển nghề.

MC: Thưa Quý vị và các bạn, sau 1 giờ 30 phút giờ trao đổi, chúng ta đã được lắng nghe rất nhiều ý kiến của hai vị khách mời về thực trạng, dự báo thị trường lao động dịp cuối năm. Những khó khăn đã được nhận diện, cơ hội cũng được chỉ ra... Chúng tôi hy vọng nội dung cuộc giao lưu đã cung cấp những thông tin bổ ích cho NLD, đồng thời đã phần nào trả lời các câu hỏi, thắc mắc của NLĐ liên quan đến thị trường việc làm. Xin trân trọng cảm ơn đại biểu đã tham dự buổi tọa đàm. Cảm ơn khán giả đã quan tâm theo dõi.

Chương trình giao lưu trực tuyến của báo Lao Động xin được dừng tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình lần sau.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Người lao động ngành điện tại Quảng Trị tham gia hiến máu tình nguyện

HƯNG THƠ |

Để góp phần đảm bảo nguồn máu cung cấp cho cấp cứu, điều trị trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp, người lao động ngành điện tại tỉnh Quảng Trị đã hưởng ứng việc hiến máu tình nguyện qua chương trình Tuần lễ hồng EVN lần thứ VI với chủ đề “Lan tỏa yêu thương”.

Công nhân lao động không chủ quan trước nguy cơ dịch COVID-19

Linh Nguyên - Bảo Hân |

Trao đổi với chúng tôi sáng 3.12, ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam - nói: Nguy cơ dịch COVID-19 chưa bao giờ hết nên cán bộ, CNLĐ không chủ quan trước dịch bệnh.

TP.HCM: Bảo đảm an toàn cho người lao động cũng là bảo vệ doanh nghiệp

Nam Dương |

Các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM vẫn duy trì các biện pháp phòng chống dịch cơ bản như đo thân nhiệt toàn bộ người lao động trước khi vào công ty, yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang khi làm việc và rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi ăn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người lao động ngành điện tại Quảng Trị tham gia hiến máu tình nguyện

HƯNG THƠ |

Để góp phần đảm bảo nguồn máu cung cấp cho cấp cứu, điều trị trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp, người lao động ngành điện tại tỉnh Quảng Trị đã hưởng ứng việc hiến máu tình nguyện qua chương trình Tuần lễ hồng EVN lần thứ VI với chủ đề “Lan tỏa yêu thương”.

Công nhân lao động không chủ quan trước nguy cơ dịch COVID-19

Linh Nguyên - Bảo Hân |

Trao đổi với chúng tôi sáng 3.12, ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam - nói: Nguy cơ dịch COVID-19 chưa bao giờ hết nên cán bộ, CNLĐ không chủ quan trước dịch bệnh.

TP.HCM: Bảo đảm an toàn cho người lao động cũng là bảo vệ doanh nghiệp

Nam Dương |

Các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM vẫn duy trì các biện pháp phòng chống dịch cơ bản như đo thân nhiệt toàn bộ người lao động trước khi vào công ty, yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang khi làm việc và rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi ăn.