Tọa đàm "Kinh nghiệm thương lượng tập thể và đối thoại tại doanh nghiệp"

Nhóm PV |

Chiều 20.1, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN tổ chức tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng tập thể và đối thoại tại doanh nghiệp”. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình tuyên dương 70 Chủ tịch CĐCS có nhiều thành tích trong việc đấu tranh, bảo vệ và kiếm tìm quyền, lợi ích của người lao động.

16h45: Đồng chí Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN kết luận buổi toạ đàm.

Theo đồng chí Trần Thanh Hải, người đứng đầu Công đoàn ở cơ sở cần nắm vững luật pháp, sử dụng nhuần nhuyễn luật pháp. Cán bộ công đoàn phải đứng trước, đứng đầu vì quyền lợi người lao động. Những Chủ tịch công đoàn được tín nhiệm bầu ra phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vì quyền lợi người lao động.

“Chúng ta không tách rời thương lương và đối thoại. Vì đây là trách nhiệm, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức Công đoàn có chức năng chăm lo bảo vệ quyền lợi người lao động là số 1”, đồng chí Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Cũng theo đồng chí Trần Thanh Hải, muốn ổn định tâm tư người lao động, hơn bao giờ hết cần thương lượng và đối thoại với người lao động. Để mang lại lợi ích cho đoàn viên và NLĐ, đòi hỏi sự bền bỉ, thông minh và sáng tạo của đội ngũ cán bộ Công đoàn. Hoạt động Công đoàn không chỉ là hoạt động đơn lẻ mà là hoạt động trên tổng thể của cả Tổng LĐLĐVN.

16h: Các cán bộ công đoàn thảo luận về kinh nghiệm tập thể và đối thoại tại doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn – Cty CP Dệt - May, đầu tư Thành Công, khó khăn nhất trong việc đàm phán, thương lượng là vấn đề về tiền lương. Từ kinh nghiệm thực tế, ông Tuấn cho rằng, trước khi tiến hành với doanh nghiệp, cán bộ công đoàn cần thu thập thông tin, khảo sát thêm chế độ phúc lợi của các doanh nghiệp khác để có thêm căn cứ.

Ngoài ra, để việc thương lượng thành công phải có niềm tin từ hai bên. Theo ông Tuấn, cán bộ công đoàn phải có được niềm tin của Ban lãnh đạo công ty, cần giúp họ nhìn thấy mặt tích cực của công đoàn. Bên cạnh đó cần xây dựng được niềm tin với NLĐ.

Bà Phạm Thị Hằng - Chủ tịch CĐ Khu kinh tế Hải Phòng chia sẻ, đối với những đơn vị mới thành lập, Chủ tịch CĐ chưa có kinh nghiệm, kỹ năng thì việc có được các TƯLĐTT sẽ rất khó. Nếu chủ doanh nghiệp không thiện chí thì cực kỳ khó để diễn ra việc thương lượng, đối thoại.

Biết được điều này, CĐ Khu kinh tế Hải Phòng đã tăng cường giúp đỡ, tư vấn cho các cán bộ công đoàn cơ sở, đặc biệt về các chính sách pháp luật liên quan đến người lao động.

Phó Chủ tịch Thường trực TLĐLĐVN Trần Thanh Hải giao lưu cùng các đại biểu. Ảnh: Sơn Tùng
Phó Chủ tịch Thường trực TLĐLĐVN Trần Thanh Hải giao lưu cùng các đại biểu. Ảnh: Sơn Tùng

15h30: Đồng chí Huỳnh Phát Đạt - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam - chia sẻ kinh nghiệm hoạt động tại buổi tọa đàm.

Theo đồng chí Huỳnh Phát Đạt, ngay từ đầu thành lập, CĐCS Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam đã xác định tôn chỉ, mục đích là tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại nơi làm việc. Hiện nay, thu nhập bình quân của người lao động đang làm việc ở khối Dược của công ty là 20.610.000đ/người/tháng, khối công nghệ (công nhân sản xuất) là 12.315.653đ/người/tháng.

"Một trong những thành công lớn của tôi và BCH Công đoàn chính là xây dựng thành công niềm tin của người lao động và biến thành niềm tự hào của công ty khi CĐCS thương lượng thành công một bản Thỏa ước lao động tập thể ngày càng tăng cao hơn về mặt chính sách, chăm lo, chế độ phúc lợi cho người lao động theo tinh thần bản Thỏa ước sau phải cao hơn bản trước, ít nhất bằng hoặc hơn 10% giá trị", Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sanofi chia sẻ.

Đồng chí Đạt cũng cho rằng, trong quá trình hoạt động, cán bộ công đoàn nên tìm hiểu về những chính sách của tập đoàn cho NLĐ ở các công ty, chi nhánh ở các nước khác nữa. Nếu ở Việt Nam, tập đoàn đó đưa ra những chính sách chưa phù hợp thì mình có thể đấu tranh, yêu cầu họ thực hiện, ít nhất là đảm bảo quyền lợi của NLĐ Việt Nam phải được như NLĐ ở các chi nhánh khác.

Ngoài ra, Chủ tịch Công đoàn các cơ sở phải phấn đấu không ngừng, trau dồi kiến thức trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để hoàn thành tốt công việc chuyên môn ở Cty, có như vậy mới có tiếng nói trong vai trò một cán bộ công đoàn.

Đồng chí Huỳnh Phát Đạt - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng
Đồng chí Huỳnh Phát Đạt - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng

Trải qua hơn 15 năm trực tiếp làm Chủ tịch CĐCS tại một Công ty có vốn 100% nước ngoài, đồng chí Huỳnh Phát Đạt đúc rút được những kinh nghiệm sau :

Thứ nhất, điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công mọi hoạt động của tổ chức Công đoàn chính là cán bộ Công đoàn cơ sở phải làm việc từ cái “Tâm” của chính bản thân mình, lo cái lo của người lao động và vui vì cái vui của người lao động.

Thứ hai, tự học tập, nâng cao trình độ của bản thân đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của tổ chức trong tình hình mới. Tích cực nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm của những người đi trước và áp dụng vào thực tế của bản thân, gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động để xây dựng niềm tin, sự ủng hộ từ số đông công nhân.

Thứ ba, cần phải nhìn nhận và đánh giá khách quan, chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra những nội dung thương lượng phù hợp. Tránh việc đòi hỏi quá nhiều điều vô lý trong nội dung thương lượng, gây ra tâm lý tiêu cực giữa hai bên trong quá trình thương lượng. Không được đấu tranh một chiều, không nên chăm bẵm vào quyền lợi của một bên mà phải quan tâm đến cả lợi ích, nguyện vọng chính đáng của công ty, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên, xây dựng môi trường lao động, ổn định, bền vững và lâu dài. Đó mới chính là điều cốt lõi mà tôi và tập thể Ban Chấp hành hướng đến, xây dựng cho được mối quan hệ “ba công” (công ty, công đoàn và công nhân) mà NLĐ hay gọi vui rằng xây dựng kiềng ba chân.

Thứ tư, tinh thần làm việc của Ban Chấp hành CĐCS là điều kiện đủ để cuộc thương lượng được thành công, vì là cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm, nên mỗi đồng chí làm một việc, tất cả vì cái chung của tổ chức, của người lao động. Luôn đề cao tinh thần tập thể lãnh đạo của Ban Chấp hành Công đoàn, linh hoạt, mềm dẻo nhưng kiên quyết trong quá trình thương lượng.

Cuối cùng, đó chính là sự quyết tâm: Quyết tâm đeo bám, quyết tâm thuyết phục, quyết tâm thực hiện… Chính nhờ sự kiên trì, quyết tâm đó, quá trình thương lượng, ký kết được bản TƯLĐTT ngày càng có nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

15h15: Ông Đinh Sỹ Phúc – Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Taekwang Vina (công ty 100% vốn nước ngoài do Hàn Quốc đầu tư, chuyên sản xuất giày thể thao thương hiệu Nike) phát biểu.

Theo ông Đinh Sỹ Phúc, toàn thể 100% NLĐ được ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ. Với mục tiêu ổn định quan hệ lao động, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững, thời gian qua, công đoàn công ty đã đề xuất, thương lượng nhiều điều khoản có lợi cho người lao động. Đó là tăng thêm số ngày nghỉ có lương cho người lao động; xây dựng thang bảng lương, quy chế nâng lương; tăng thêm tiền công cho NLĐ từ 110-150% khi làm việc theo ca, tiền làm thêm cho ngày phép năm là 400%; Thưởng Tết cho NLĐ, thưởng các ngày lễ; Hỗ trợ lao động nữ...

Để đạt được những kết quả trong việc thương lượng thoả ước lao động tập thể, theo ông Đinh Sỹ Phúc, Công đoàn cơ sở đã tiến hành xây dựng quy chế phối hợp giữa Công đoàn cơ sở với Ban giám đốc công ty và các phòng ban, nhằm thống nhất các chương trình hành động.

Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống thông tin đa chiều với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng nhằm tiếp thu các ý kiến, mong muốn từ người lao động (phỏng vấn lấy ý kiến hàng ngày tại nơi làm việc, họp mặt toạ đàm hàng tuần với đại diện NLĐ các bộ phận...). Kinh nghiệm lấy thông tin người lao động của Công ty Cổ phần Taekwang Vina là thăm công nhân nhà trọ hàng. Mỗi tuần đi thăm một lần, lãnh đạo công ty sẽ đến trực tiếp nơi ở của người lao động. Qua thăm hỏi sẽ biết cuộc sống thực của công nhân, người lao động...

Ông Đinh Sỹ Phúc – Chủ tịch công đoàn Công ty Cổ phần Taekwang Vina. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Đinh Sỹ Phúc – Chủ tịch công đoàn Công ty Cổ phần Taekwang Vina. Ảnh: Sơn Tùng

Cũng theo ông Phúc, kết quả trong việc thương lượng thoả ước lao động tập thể phải kể đến việc xây dựng các nội dung thương lượng, tiến hành thương lượng và ký kết.

Việc thương lượng tại Công ty Cổ phần Taekwang Vina cũng gặp một số khó khăn như số lượng công nhân quá đông, nhiều chi nhánh nên khó khăn trong việc tổ chức công tác tuyên truyền, lấy ý kiến kịp thời.

15h: Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH LihitLab Việt Nam trình bày tham luận với chủ đề “Cán bộ công đoàn phải biết giữ chữ tâm”.

Theo đồng chí Nghĩa, Ban Chấp hành công đoàn Cty ngay từ những ngày đầu thành lập đã phải xác lập cho mình những đối sách riêng nhằm giữ thế chủ động trong hoạt động. Trong đó, đối sách quan trọng nhất là thúc đẩy cơ chế đối thoại và thương lượng Thỏa ước LĐTT tại doanh nghiệp.

“Để thúc đẩy cơ chế đối thoại, trên cơ sở những hướng dẫn, định hướng của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng, chúng tôi đã đề xuất với Tổng Giám đốc xây dựng các quy chế: Dân chủ, hội nghị người lao động, đối thoại tại doanh nghiệp.

Hàng tháng tổ chức lấy ý kiến của người lao động để tổng hợp, phân nhóm vấn đề như chế độ chính sách gồm tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, phúc lợi; giải quyết mâu thuẫn, công đoàn, công việc sản xuất… để đưa vào đối thoại cho hiệu quả.

Cũng qua các buổi đối thoại, chúng tôi rà soát lại các quy định tại doanh nghiệp xem có điểm nào không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành, để có thể sửa đổi và bổ sung để có căn cứ thực hiện đúng pháp luật.

Trong quá trình phân loại các nội dung đối thoại, chúng tôi phát hiện ra những vấn đề được đề xuất lặp đi lặp lại là những nhu cầu của người lao động về cải thiện tiền lương, phụ cấp đi lại, du lịch, thưởng tháng 13, thời giờ nghỉ ngơi… Từ đó chúng tôi đã xây dựng những nội dung cơ bản của dự thảo TƯLĐTT gồm tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ thai sản cho lao động nữ, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phúc lợi…, sau đó tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người lao động về nội dung trên” – đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ.

Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH LihitLab Việt Nam trình bày tham luận. Ảnh: Sơn Tùng
Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH LihitLab Việt Nam trình bày tham luận. Ảnh: Sơn Tùng

Đồng chí Nghĩa cũng chia sẻ thêm một số kinh nghiệm sau:

Một là: Để công tác đối thoại, thương lượng được thực hiện hiệu quả thì trước hết phải từng bước làm thay đổi nhận thức của Chủ doanh nghiệp người nước ngoài về công đoàn, bởi họ luôn cho rằng cán bộ Công đoàn là những kẻ luôn tọc mạch, châm ngòi nổ cho những mâu thuẫn trong quan hệ lao động. Mặt khác, cũng thể hiện cho cả NLĐ và NSDLĐ hiểu và cống hiến nhiều cho doanh nghiệp thì cần được đền đáp nhiều quyền lợi hơn hoặc chí ít khi đấu tranh đòi hỏi quyền lợi thì cũng là thích đáng.

Thường xuyên phát động phong trào thi đua cải tiến giúp giảm thiểu các lỗi gây ra từ phía NLĐ, giảm thiểu tai nạn lao động xảy ra, đồng hành xây dựng công ty phát triển. Việc tuyên dương, tặng thưởng bằng vật chất cho các ý kiến đóng góp có hiệu quả cho công ty rất cần thiết để khuyến khích tinh thần phấn đấu, học hỏi của NLĐ và cũng là một công cụ đưa NSDLĐ và NLĐ gần gũi, thân thiện với nhau hơn…

Hai là: Cán bộ công đoàn phải gần gũi, liên hệ mật thiết với đoàn viên, người lao động, phát huy vai trò tập thể trong việc đối thoại, thương lượng.

Đồng chí Nghĩa cho rằng việc tích cực tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ… để có thêm cơ hội gần gũi, lắng nghe tâm tư của NLĐ. Ngoài ra cần thường xuyên tuyên truyền chính sách pháp luật để người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm, hiểu và bảo vệ quyền của mình...

14h50: Ông Hồ Sĩ Lĩnh – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh đã chia sẻ một số kinh nghiệm từ công ty mình. Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh) thuộc tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010, chuyên sản xuất tai nghe điện thoại và loa ôtô. Hiện nay, số lượng lao động chính thức là 3.200 người, trong đó có 2.800 lao động nữ, chiếm tỉ lệ 93%.

Theo ông Hồ Sĩ Lĩnh, thời gian qua, Ban Chấp hành Công đoàn đã đoàn kết, thống nhất tổ chức hoạt động theo phương châm vì đoàn viên, người lao động (NLĐ) thông qua các hoạt động cụ thể.

Ông Hồ Sĩ Lĩnh – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh
Ông Hồ Sĩ Lĩnh – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh phát biểu. Ảnh: Sơn Tùng

Ông Hồ Sĩ Lĩnh nêu ra một số hoạt động thiết thực đã làm được trong thời gian qua. Đó là:

- Làm tốt công tác đối thoại: Hàng tháng, tổng hợp và phản hồi tới Ban Giám đốc công ty thông qua đối thoại hàng tháng, định kỳ 3 tháng/lần, giải quyết những kiến nghị, khó khăn, bức xúc liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ. Các vấn đề đưa ra đối thoại được lập thành biên bản và công khai tới NLĐ qua bảng tin của Công ty.

- Thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể: Xuất phát từ nguyện vọng của NLĐ, phản ánh tiếng nói của NLĐ, thực hiện tốt bước nắm thông tin, tổng hợp, xây dựng định hướng và tổ chức lấy ý kiến NLĐ, phân tích, xây dựng phương án và văn bản đề xuất thương lượng tập thể với người sử dụng lao động. Kết thúc thương lượng, BCH công đoàn tổ chức lấy ý kiến NLĐ về nội dung thương lượng bằng hình thức chuyển vể tổ công đoàn họp và thông qua biểu quyết. Định kỳ theo hàng tháng, quý, năm, BCH Công đoàn có đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp thông qua buổi đối thoại định kỳ và Hội nghị NLĐ hàng năm được tổ chức vào tháng 12.

Thông qua mạng lưới tổ trưởng công đoàn tại cơ sở, việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động được đánh giá hiệu quả hơn cả. Bởi Tổ trưởng Công đoàn là người sống cùng công nhân nên thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

Với sự giám sát tích cực của BCH CĐCS và của NLĐ, Công ty thực hiện 100% nội dung của thỏa ước lao động tập thể, nổi bật là: Lao động nữ mang thai hoặc nghỉ thai sản khi hết hạn hợp đồng lao động được tiếp tục ký kết hợp đồng lao động; các khoản trợ cấp như trợ cấp nhà ở 200.000đ/tháng, trợ cấp đi lại 150.000đ/tháng, trợ cấp kỹ năng, trợ cấp thao tác; nhiều nội dung được điều chỉnh mức như hỗ trợ người lao động tham quan, du lịch hè, tặng quà trung thu 200.000đ/ người; quà ngày 2.9 là 100.000đồng/ người; tiền ăn ca từ 15.000đồng/suất tăng lên 17.000đồng/suất… giúp mang lại lợi ích cho NLĐ hàng năm là 45 tỷ đồng.

Ngoài ra, tôi cũng đã chỉ đạo tổ chức hoạt động khác chăm lo đến đoàn viên và người lao động như: Tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên đoàn viên, NLĐ có khó khăn; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn; Tổ chức hỗ trợ vé xe, bố trí xe đưa đón công nhân quê xa về nghỉ Tết Nguyên Đán; Tổ chức ngày hội công nhân, giao lưu văn nghệ, thể thao…

Tuy nhiên, theo ông Hồ Sĩ Lĩnh, để đạt được kết quả như trên, BCH Công đoàn Công ty còn gặp một số khó khan như số lượng công nhân đông, các đề xuất liên quan đến lợi ích của công nhân viên thường phát sinh chi phí lớn, gây khó khăn cho việc bố trí ngân sách của công ty. Cán bộ công đoàn chủ yếu còn trẻ về tuổi đời nên kinh nghiệm hoạt động và am hiểu về chế độ liên quan đến NLĐ còn hạn chế. Ủy viên BCH đa số làm công tác kiêm nhiệm nên việc thương lượng với người trả lương cho mình là việc làm khó khăn.

14h30: Đồng chí Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các buổi đối thoại, thương lượng giữa Ban lãnh đạo với NLĐ tại doanh nghiệp.

Với đặc thù là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc, với hơn 28.300 lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ (22.060), đồng chí Đặng Tuấn Tú cho biết, cán bộ công đoàn của công ty đã thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại, để hài hòa lợi ích của DN và NLĐ. Có những buổi đối thoại “nảy lửa”, căng thẳng mới có thể đạt được các thỏa thuận có lợi nhất cho NLĐ.

Đồng chí Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng
Đồng chí Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng

“Để động viên, chia sẻ, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của NLĐ, hàng tuần, Ban Giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có những buổi toạ đàm, đối thoại giữa NLĐ và Ban giám đốc, giữa Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và Tổ trưởng Công đoàn, kịp thời phản ánh lên Ban giám đốc tìm phương án khả thi nhất.

Thực hiện Nghị định 60 của Chính phủ về quy chế dân chủ, hàng quý, Ban giám đốc công ty cùng Ban chấp hành công đoàn cở sở tổ chức Hội nghị người lao động, từ đó hỗ trợ kịp thời và cải thiện tốt nhất điều kiện làm việc, quyền lợi cho người lao động; đồng thời nhắc nhở người lao động chấp hành tốt nội quy công ty, chế độ chính sách pháp luật của nhà nước, giám sát việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho người lao động” – đồng chí Đặng Tuấn Tú chia sẻ.

Đặc biệt, cứ đến mùa nâng lương, doanh nghiệp lại có những xáo trộn. Vì thế, cán bộ Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có những buổi ngồi lại với nhau để tập hợp các ý kiến của người lao động, sau đó trình lên Ban lãnh đạo công ty. Sau đó là tổ chức những buổi đối thoại giữa Ban lãnh đạo công ty với NLĐ. Tại đây, Ban lãnh đạo công ty sẽ báo cáo tình hình sản xuất của doanh nghiệp cho NLĐ, còn NLĐ có quyền nói lên tất cả những ý kiến của mình, từ đó đi đến những đề xuất hài hòa lợi ích của cả hai bên.

Theo đồng chí Đặng Tuấn Tú, việc thường xuyên tổ chức được những buổi đối thoại như thế sẽ rất hiệu quả, để người lao động yên tâm làm việc, vì họ biết đã có người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho họ. Có những buổi trao đổi phải "đập bàn, đập ghế" với Ban lãnh đạo công ty thì mới đạt được các thỏa thuận. Ví dụ khi thương lượng vấn đề lo bữa ăn sáng cho CNLĐ của công ty. Khi lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại về vấn đề nhân công phục vụ, các đồng chí cán bộ công đoàn Cty đã sẵn sàng hy sinh, làm không công để phục vụ bữa sáng cho công nhân.

Video phát biểu của đồng chí Đặng Tuấn Tú:

14h20: Theo đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN, buổi tọa đàm chính là cơ hội để các cán bô công đoàn cùng ngồi lại, thẳng thắn chia sẻ với nhau những kinh nghiệm có được qua quá trình hoạt động từ thực tế, để có những cách làm tối ưu, sát với thực tiễn nhất.

Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó chủ tịch Thường trực TLĐLĐVN và đồng chí Mai Đức Chính - Phó chủ tịch TLĐLĐVN điều hành buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực TLĐLĐVN và đồng chí Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN điều hành buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng

14h: Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm, đồng chí Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN mong rằng các Chủ tịch CĐCS sẽ tập trung vào việc chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình thương lượng với NLĐ, kỹ năng đối thoại với người sử dụng LĐ thế nào, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NLĐ ra sao, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động được tốt nhất.

Theo đồng chí Mai Đức Chính, trong những năm qua, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều cuộc thương lượng, đối thoại với người lao động. Nhiều hoạt động về đào tạo, xây dựng năng lực cho người lao động cũng được quan tâm. Công tác thoả ước trong đối thoại công đoàn đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, thoả ước được ký kết có lợi cho người lao động còn chưa cao. Đến nay mới có 11,5% thoả ước loại A. Tổng LĐLĐVN đang kỳ vọng thoả ước loại A và B được tăng lên.

Chính vì vậy, Tổng LĐLĐVN có buổi toạ đàm “Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng tập thể và đối thoại tại doanh nghiệp” hôm nay để tìm ra cách làm hay.

Đồng chí Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng
Đồng chí Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng

Cũng theo đồng chí Mai Đức Chính, trong những năm gần đây, bản thoả ước đã đơn giản hơn rất nhiều. Nhiều bản thoả ước loại A đã được quan tâm. Nội dung đi thẳng vào đời sống, điều kiện lao động của người lao động.

“Chúng ta cần lắng nghe tâm tư người lao động. Sau khi lắng nghe cần cải tiến để giúp cho quan hệ người lao động với chủ lao động được tốt hơn. Luật Lao động đã được sửa trong năm 2018, năm 2019 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua. Trong Luật Lao động sửa đổi có nội dung về thương lượng tập thế. Việc sửa đối cần đáp ứng thoả ước có chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế”, ông Mai Đức Chính nêu.

Theo đồng chí Mai Đức Chính, nếu chúng ta khoán trắng cho Chủ tịch Công đoàn cơ sở thì khó hiệu quả. Bởi hiện Chủ tịch Công đoàn làm kiêm nhiệm nên chưa chuyên trách. Chúng ta cần những người có kỹ năng trong thương lượng, Chủ tịch Công đoàn được bồi dưỡng về kỹ năng thương lượng. Trong quá trình thương lượng, người lao động cần được tư vấn của Công đoàn cấp trên. Ngoài ra, nội dung thoả ước được đưa ra là tiền lương, điều kiện làm việc... tới đây được đưa vào nội dung bắt buộc.

Tới đây Luật Lao động sửa đổi sẽ thay đổi đối thoại từ 3 tháng lên 6 tháng/lần. Tuy nhiên, sẽ có những cuộc đối thoại đột xuất nếu có nhu cầu. Việc sửa đổi Luật Lao động sẽ tạo điều kiện cho những cuộc đối thoại được cởi mở, hiệu quả hơn.

Tham dự buổi tọa đàm có các đồng chí: Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN; Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, các đồng chí Ủy viên Đoàn chủ tịch, Chủ tịch LĐLĐ các tỉnh, thành phố trên cả nước và 70 Chủ tịch CĐCS - những cá nhân tiêu biểu, đại diện cho gần 50.000 Chủ tịch CĐCS khu vực doanh nghiệp.

Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN và đồng chí Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chủ trì tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, các bước chuẩn bị, quá trình thương lượng TƯLĐTT, đối thoại, thỏa thuận về bữa ăn ca; đôn đốc, giám sát quá trình tổ chức thực hiện TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

Đây là lần đầu tiên Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội nghị nhằm ghi nhận, biểu dương các Chủ tịch CĐCS tổ chức thực hiện tốt việc thương lượng thành công, ký kết được TƯLĐTT có nhiều điều khoản có lợi hơn quy định của luật cho NLĐ; đồng thời tổ chức tốt hoạt động đối thoại, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Từ đó nhân rộng các điển hình tiêu biểu trong toàn hệ thống.

70 Chủ tịch CĐCS được tuyên dương lần này đều là những cá nhân tiêu biểu, đại diện cho gần 50.000 Chủ tịch CĐCS khu vực doanh nghiệp. Đây là những tấm gương Chủ tịch CĐCS điển hình cho sự nhiệt huyết, trách nhiệm, không quản ngại khó khăn, vất vả, thậm chí chấp nhận hy sinh những lợi ích của cá nhân để đấu tranh, bảo vệ lợi ích của người lao động.

Hoạt động nổi bật của 70 tấm gương điển hình chính là việc đã làm tốt công tác đối thoại và TƯLĐTT tại cơ sở thông qua việc đại diện tập thể người lao động chủ động tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng quy chế đối thoại, quy chế tổ chức Hội nghị người lao động, tổ chức thương lượng tập thể, ký kết, tổ chức thực hiện và giám sát TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gặp mặt các chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc

Quế Chi - Sơn Tùng |

Sáng 20.1.2018, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã gặp mặt, trao đổi với các chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu được Tổng LĐLĐVN vinh danh, khen thưởng. 

Các chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quế Chi- Sơn Tùng |

Sáng 20.1, đoàn đại biểu 70 Chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu được Tổng LĐLĐVN tuyên dương đã đặt vòng hoa, báo công dâng Bác và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tạo sự khác biệt rõ nét giữa đoàn viên và người lao động

Quế Chi |

Sáng 19.1, CĐ Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác CĐ năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Các đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Bùi Phạm Khánh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã tới dự.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gặp mặt các chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc

Quế Chi - Sơn Tùng |

Sáng 20.1.2018, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã gặp mặt, trao đổi với các chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu được Tổng LĐLĐVN vinh danh, khen thưởng. 

Các chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quế Chi- Sơn Tùng |

Sáng 20.1, đoàn đại biểu 70 Chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu được Tổng LĐLĐVN tuyên dương đã đặt vòng hoa, báo công dâng Bác và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tạo sự khác biệt rõ nét giữa đoàn viên và người lao động

Quế Chi |

Sáng 19.1, CĐ Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác CĐ năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Các đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Bùi Phạm Khánh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã tới dự.