Tổ chức Công đoàn cùng doanh nghiệp hỗ trợ người lao động

Bảo Hân |

Không chỉ những công nhân diện F0, F1, hàng vạn công nhân khác sống, làm việc tại các khu công nghiệp bị phong toả đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều công nhân đang cạn kiệt tiền, phải ăn mỳ tôm qua bữa… Trước bối cảnh này, các cấp công đoàn nơi xảy ra dịch COVID-19 đang có những giải pháp phối hợp với doanh nghiệp để hỗ trợ công nhân lao động bị tác động bởi đại dịch.

Chỉ còn mỳ tôm để ăn qua ngày

Qua điện thoại, chị Triệu Thị Uyên (SN 1999) là công nhân Công ty Luxshare ICT, đang trong khu vực phong toả tại thôn Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chia sẻ: “Tôi mới làm việc được 1 tháng thì xảy ra đợt dịch này. Do mới chỉ được nhận lương thử việc nên mức lương thấp, không đủ để tôi chi trả các khoản sinh hoạt phí”. Chị Uyên cho biết, tiền thuê nhà trọ là 1,2 triệu đồng/tháng chưa tính tiền điện nước, ngoài ra, do mới đến làm việc nên chị Uyên phải mua sắm đồ đạc.

“Hiện giờ, sau khi trả các khoản tiền, tôi chỉ còn 200.000 đồng, nếu tình hình cứ kéo dài như thế này thì không biết tôi sẽ xoay xở ra sao. Mẹ gọi lên trò chuyện, tôi nói là mọi chuyện vẫn ổn, không dám nói thật vì sợ mẹ lo” - chị Uyên buồn rầu nói.

Mối lo lớn nhất hiện giờ đối với chị Uyên là thực phẩm. Khi thông tin bị phong toả, mọi người tranh nhau mua thực phẩm. Không có tiền, chị Uyên chỉ mua được gói mỳ tôm vào ngày cuối cùng trước khi khu công nghiệp và khu nhà trọ bị phong toả.

“Trong phòng của tôi bây giờ thì còn thùng mì tôm để ăn qua bữa. Tôi có mang gạo lên, nhưng do chưa mua được nồi cơm điện nên không nấu được. Các cửa hàng đều đã đóng cửa, không ai bán thịt, rau, trứng. Mà giả sử có người bán thì tôi cũng không có tiền để mua. Mấy ngày hôm nay, tôi chỉ nấu nước sôi để ăn mỳ tôm. Do không có việc gì làm, nên thường tôi ngủ đến tận gần trưa, nấu mỳ ăn rồi lại ngủ, tối lại tiếp tục một gói mỳ tôm nữa. Ăn nhiều quá, nên chỉ cần ngửi thấy mùi mỳ tôm đã thấy ngán rồi” - chị Uyên chia sẻ.

Chị Uyên bày tỏ lo lắng không biết ngày nào được đi làm tiếp, trong khi đó thực phẩm đang khan hiếm, cạn kiệt. “Tôi vẫn còn may bởi có mỳ tôm ăn. Có người mới xuống làm công nhân được vài ngày thì khu công nghiệp bị phong toả, phải đi vay cả mỳ tôm để ăn. Tôi rất lo lắng nếu dịch bệnh không sớm được khống chế, phải ở lại nhà trọ trong thời gian dài. Còn bây giờ thì tôi… kệ, qua ngày nào hay ngày đấy, đến lúc cạn kiệt tiền thì tính sau vậy” - chị Uyên nói. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng chị Uyên vẫn quyết tâm gắn bó, tiếp tục làm việc tại công ty sau khi dịch bệnh qua đi.

May mắn hơn chị Uyên, chị Nguyễn Thị Sơn (thôn Quang Biểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên) không phải thuê nhà trọ mà ở cùng với bố mẹ. Chị Sơn làm công nhân ở một doanh nghiệp điện tử thuộc Khu công nghiệp Quang Châu. Chị Sơn cho biết, sau khi xuất hiện các ca dương tính với COVID-19 tại Khu công nghiệp Quang Châu, công ty nơi chị làm việc đã tổ chức xét nghiệm cho công nhân. Nhận được kết quả âm tính sau 2 đêm, 3 ngày chờ đợi tại công ty, chị Sơn mới được trở về nhà.

“Mấy ngày nay, sau khi rời khỏi công ty, tôi chỉ ở nhà. Các nhà hàng xóm cũng đóng cửa im ỉm, không ai giao lưu với ai” - chị Sơn cho hay.

Tuy vậy, chị vẫn rất lo lắng trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến đời sống của mình. “Ở khu vực tôi đang sống, đồ ăn, nước uống đang rất hiếm; mặt hàng gì cũng tăng giá. Mấy hôm dịch diễn biến phức tạp, mọi người tranh nhau mua” - chị Sơn kể lại.

Quan tâm đến công nhân ảnh hưởng bởi COVID-19

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Đức Thắng, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho hay, tính cả F0, F1, F2 và công nhân bị giãn cách, có trên 170.000 công nhân lao động trong các khu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch.

“Công đoàn Khu công nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các liên đoàn lao động huyện nơi có công nhân thuê trọ để rà soát những đối tượng trong vùng bị cách ly để cùng bên Mặt trận Tổ quốc đến thăm, động viên và tặng quà, nguồn từ các đơn vị ủng hộ qua Mặt trận Tổ quốc” - ông Thắng cho hay.

Ông Thắng cũng nói thêm, công nhân lao động bị nghỉ do phải cách ly, giãn cách xã hội thì công đoàn cơ sở đề xuất doanh nghiệp trả mức lương thấp nhất bằng lương tối thiểu vùng.

Hiện các chủ sử dụng lao động đều cam kết như trên; còn sau 14 ngày nghỉ thì chủ sử dụng lao động và người lao động sẽ thoả thuận.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang cho hay, trong những ngày gần đây, dịch COVID-19 của tỉnh Bắc Giang diễn biến rất phức tạp, tập trung chủ yếu trong công nhân lao động.

Đến ngày 18.5, tỉnh quyết định đóng cửa 4 khu công nghiệp, cho toàn bộ công nhân nghỉ và sau khi có mẫu xét nghiệm thì những công nhân là F1 được cách ly tập trung tại các khu công nghiệp hoặc tại địa phương. Đến nay, khoảng 4.000 công nhân lao động phải cách ly tại 3 khu ký túc xá khu công nghiệp.

“Đối với đời sống của công nhân lao động tại khu vực cách ly và khu vực cách ly xã hội ở nhà trọ, Liên đoàn Lao động tỉnh tích cực chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp đảm bảo trước tiên là lương tối thiểu vùng cho công nhân trong thời gian bị cách ly; hỗ trợ các chế độ sinh hoạt cho công nhân lao động ở trong các khu cách ly và hỗ trợ một phần về lương thực thực phẩm đối với công nhân lao động ngoại tỉnh đang ở các khu nhà trọ để họ đảm bảo sinh hoạt. Tổ chức Công đoàn sẽ giám sát việc chi trả lương của chủ doanh nghiệp sau khi công nhân đi làm trở lại” - ông Bắc cho hay.

LĐLĐ tỉnh cũng chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với chủ sử dụng lao động thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị các cấp chính quyền có chính sách hỗ trợ công nhân lao động trong thời gian ngừng làm việc.

Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở sẽ thực hiện hỗ trợ theo chế độ của Công đoàn khi Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị cách ly cũng như nhiễm COVID-19.

Ông Nguyễn Văn Bắc trao đổi thêm, thời gian trước, một số doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên thế giới khiến nguồn hàng, nguyên vật liệu, đối tác không được đảm bảo dẫn đến số lượng việc làm bị giảm, nên có chủ trương cho công nhân lao động nghỉ việc luân phiên.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ người lao động Bắc Giang, Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 17.5, Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dẫn đầu đến thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Xuống nhà máy hỗ trợ người lao động làm căn cước công dân

Xuân Nhàn |

Ngày 15.5, tại Công ty TNHH Đức Toàn (Khu Công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn), Công đoàn Khu Kinh tế Bình Định phối hợp với Công an tỉnh đã khởi động Chương trình làm thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử cho đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ không đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan.

Nghịch lý người dân không có nhà ở, còn loạt chung cư nghìn tỉ bỏ hoang

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Trong khi quỹ đất khan hiếm, nhu cầu nhà ở nhiều, hàng loạt tòa chung cư ở Hà Nội được đầu tư xây dựng với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng, nhưng lại đang bị bỏ hoang, không có người ở từ nhiều năm nay.

Hỗ trợ người lao động Bắc Giang, Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 17.5, Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dẫn đầu đến thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Xuống nhà máy hỗ trợ người lao động làm căn cước công dân

Xuân Nhàn |

Ngày 15.5, tại Công ty TNHH Đức Toàn (Khu Công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn), Công đoàn Khu Kinh tế Bình Định phối hợp với Công an tỉnh đã khởi động Chương trình làm thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử cho đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp.