Tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả

NGÔ ANH |

LĐLĐ tỉnh Kon Tum vừa hoàn tất việc chuyển giao 383 CĐCS trường học, phòng giáo dục với 9.600 đoàn viên về LĐLĐ cấp huyện, thành phố quản lý. Việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, giúp giảm bớt cấp trung gian, tiến tới bảo vệ hiệu quả CNVCLĐ. Sâu sát hơn khi LĐLĐ tỉnh Kon Tum tích cực xây dựng, sửa chữa nhà “Mái ấm Công đoàn”, phân bổ vốn vay giúp công nhân ổn định cuộc sống, kinh tế.

Phù hợp xu thế tinh giản cán bộ

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum Rơ Chăm Long cho biết, việc giải thể, sắp xếp Công đoàn (CĐ) Giáo dục cấp huyện được chuẩn bị công phu theo đề án vạch sẵn. Cùng thời điểm, giải thể 3 CĐ ngành địa phương gồm: Xây dựng, Giao thông vận tải và NNPTNT. Chuyển giao 127 CĐCS với 3.200 đoàn viên tại các CĐCS ở khu công nghiệp, khu kinh tế về trực thuộc CĐ các Khu công nghiệp - Khu kinh tế tỉnh.

Theo Chủ tịch LĐLĐ Kon Tum, việc giải thể CĐ giáo dục, các CĐ ngành địa phương có dưới 2.000 đoàn viên nhằm đưa hoạt động CĐ đi vào thực chất, hiệu quả, phát huy trách nhiệm của CĐ trước người lao động (NLĐ). Qua đó tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian. “Do vậy, việc chỉ đạo của CĐ cấp trên cơ sở sẽ không có bất kỳ trở ngại. Bởi lẽ, cán bộ CĐ giáo dục cấp huyện, thành phố trước đây chủ yếu hoạt động bán chuyên trách, làm kiêm nhiệm dẫn đến việc “ngốn” thời gian, công sức mà không sâu sát cơ sở” - ông Rơ Chăm Long nhấn mạnh. CĐ sẽ “đi thẳng” bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ thay vì “đường vòng” qua nhiều khâu như trước đây. Cũng nhờ chuẩn bị kỹ, nên không ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, phong trào CNVCLĐ. Ngược lại, với bộ máy gọn nhẹ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, tháo gỡ nhanh chóng những khó khăn, bất đồng nếu có giữa công nhân và doanh 
nghiệp (DN).

Quan tâm, chăm lo công nhân

Các cấp CĐ đã phối hợp kiểm tra việc nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN tại 3 DN lớn của tỉnh Kon Tum. Qua đó, yêu cầu Cty CP Đầu tư và Phát triển Duy Tân phải nộp trên 2,3 tỉ đồng, Cty Cổ phần Sâm Ngọc Linh là 1 tỉ đồng và Cty Hoàng Long là hơn 211 triệu đồng. Phối hợp với 147 DN ký thỏa ước lao động tập thể, trong đó nhiều thỏa thuận có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật. Với sự vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra của LĐLĐ tỉnh, ngoài việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo bảo vệ công nhân, đơn vị còn thu hồi nộp ngân sách CĐ trên 200 triệu đồng.

Giúp công nhân vươn lên trong cuộc sống, LĐLĐ tỉnh Kon Tum đã trao tặng gần 4.000 suất quà (chỉ trong 6 tháng đầu năm) cho CNVCLĐ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền gần 3 tỉ đồng. Vận động CNVCLĐ đóng góp xây dựng Quỹ “Mái ấm CĐ” hơn 230 triệu đồng, cùng với đó hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 10 căn nhà “Mái ấm CĐ” với số tiền 355 triệu đồng. Phân bổ vốn vay 120 cho CĐCS khối mặt trận đoàn thể huyện Đắc Tô (Kon Tum) với số tiền 120 triệu đồng. Trước trực trạng nhiều NLĐ làm việc trong môi trường ô nhiễm, LĐLĐ tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Y tế khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 250 CNLĐ tại Khu công nghiệp Hòa Bình.

Tại Kon Tum, vẫn còn không ít DN làm ăn không hiệu quả, điều kiện làm việc, ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ không đảm bảo, tình trạng DN cắt giảm chi phí đầu vào, nợ lương, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN đối với công nhân lao động diễn ra ở nhiều nơi... Tuy vậy, với phương châm “đâu khó có CĐ”, những quyền lợi của CNVCLĐ bị “tước bỏ” đều được phục hồi. Ý nghĩa và rất thiết thực khi các cấp CĐ tỉnh Kon Tum hăng hái vận động CNVCLĐ đóng góp xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma giai đoạn 2, Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa năm 2017.

Với những quyết sách hiệu quả, đời sống công nhân phát triển thấy rõ, LĐLĐ tỉnh Kon Tum đã xét tặng Cờ thi đua cho 2 tập thể, bằng khen cho 23 tập thể cùng 66 cá nhân, cũng như đề nghị Tổng LĐLĐVN tặng bằng khen cho 3 tập thể và 4 cá nhân.

NGÔ ANH
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

Lãi suất vay thực sự là gánh nặng trên vai của các doanh nghiệp

Gia Miêu |

TPHCM - Với lãi suất cho vay trên 10% như hiện nay thì để tồn tại và duy trì hoạt động, doanh nghiệp cũng đã rất áp lực, không những thế, câu chuyện vay vốn sản xuất kinh doanh cũng chẳng dễ dàng.

TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ không đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan.

Thiếu thuốc, vật tư y tế trầm trọng, Bộ Y tế đề nghị khẩn cấp sửa yêu cầu “3 báo giá”

Thùy Linh |

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ bỏ quy định về thời điểm mua sắm vật tư y tế theo Nghị định 98, sửa yêu cầu “3 báo giá” nhằm giải quyết nhanh vướng mắc dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng vật tư, hóa chất. Việc này sẽ gỡ khó trước mắt cho các bệnh viện lớn vốn đang rất đau đầu vì thiếu hóa chất, vật tư y tế.