Tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV):

Tinh giản lao động để tăng năng suất, hiệu quả hoạt động

HỒNG QUÂN |

Tập đoàn TKV vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017 - 2020, trong đó trọng tâm là tập đoàn này phải nâng cao năng lực sản xuất, chuyên môn hóa cao, tập trung vào 4 ngành nghề cốt lõi nhằm giữ vai trò chủ đạo về an ninh năng lượng cho nền kinh tế.

Vấn đề cơ cấu lại bộ máy hoạt động của TKV sao cho gọn nhẹ, hiệu quả được đặt ra trong bối cảnh những năm qua ngành than liên tục sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, lượng than tồn kho tăng cao, hàng nghìn lao động ngành than không có việc làm.

Tái cơ cấu hay là sống còn

Liên tục trong những năm gần đây, đời sống của công nhân mỏ gặp không ít khó khăn do đầu ra của ngành than phải cạnh tranh khốc liệt với than nhập khẩu có giá thành thấp. Than sản xuất ra không bán được, tồn kho có thời điểm lên đến gần 10.000 tấn. Trong điều kiện các mỏ than ngày càng xuống sâu, chi phí cao, suất đầu tư trên 1 tấn than tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với trước đòi hỏi các mỏ than phải đầu tư lớn cho đổi mới công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành. Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành than.

Khó khăn khiến các đơn vị ngành than phải vật lộn với thị trường, tìm mọi cách duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Áp lực thiếu việc đè nặng. Trong 3 năm gần đây, ngành than đã thu hẹp sản xuất, cổ phần hóa, sắp xếp lại lực lượng lao động và đã có khoảng 10.000 lao động đã được tinh giản so với con số lao động khổng lồ hơn 120.000 người.

Đề án tái cơ cấu TKV đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép TKV có cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý; nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, TKV sẽ chỉ tập trung vào 4 ngành nghề kinh doanh cốt lõi, có thế mạnh gồm: Công nghiệp than, Công nghiệp khoáng sản - luyện kim; Công nghiệp điện và Vật liệu nổ công nghiệp. Ngoài ra, TKV được phép kinh doanh một số ngành nghề bổ trợ cho ngành nghề chính như công nghiệp cơ khí, hóa chất, vật liệu nổ… không bao gồm các ngành nghề kinh doanh ngoài ngành. Đến năm 2020, tập đoàn sẽ phải tiến hành thoái vốn tại 23 doanh nghiệp (kể cả công ty con và công ty liên kết), trong đó, thoái toàn bộ phần vốn tại 16 Cty thành viên, thoái vốn xuống mức 65% vốn điều lệ tại 2 đơn vị, thoái vốn xuống mức 51% vốn điều lệ tại 3 đơn vị và thoái vốn xuống mức 36% vốn điều lệ tại 2 đơn vị.

Đối với việc thoái vốn tại các đơn vị này, đại diện TKV cho biết, tập đoàn đã chủ động xây dựng lộ trình thoái vốn theo từng năm; đồng thời đã triển khai các thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp, lập và phê duyệt phương án thoái vốn, tổ chức RoadShow đối với một số đơn vị để triển khai thoái vốn ngay trong năm 2018 và những năm tiếp theo để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thoái vốn giai đoạn 2017-2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Như vậy là sau khi hoàn thành việc thoái vốn và cổ phần hóa theo Đề án tái cơ cấu, dự kiến đến năm 2020, TKV sẽ còn 28 Cty con cổ phần (giảm 8 đơn vị so với hiện nay). Riêng về lực lượng lao động, từ 125.000 người năm 2012 đến nay đã giảm còn khoảng 107.000 người, TKV lên kế hoạch sẽ giảm tiếp số lao động để chỉ còn dưới 100.000 người vào năm 2020.

Sẽ bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động chiều 14.12, Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Văn Biên cho biết, không chỉ đến khi đề án tái cơ cấu được phê duyệt, chúng tôi mới tiến hành sắp xếp lại bộ máy mà từ hơn 3 năm nay, các đơn vị trong ngành than đã liên tục được sắp xếp, kiện toàn để đảm bảo hiệu quả, với mục tiêu là giảm tối đa chi phí, giảm giá thành lên hòn than. Ông lấy ví dụ, hiện ở các Cty than lộ thiên toàn bộ phần dịch vụ nấu ăn đã được tách ra khỏi các mỏ, giao cho các dơn vị bên ngoài mà tập đoàn đã thoái vốn đảm nhiệm.

Cụ thể là Công ty đầu tư thương mại dịch vụ than - đơn vị hiện còn 20% vốn của TKV tới đây sẽ được thoái vốn toàn bộ sẽ đảm nhiệm dịch vụ này. Ông Biên cho biết, việc cơ cấu lại hoạt động sẽ giúp các đơn vị tập trung chuyên môn hóa các đầu việc, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động, giảm gánh nặng phải nuôi bộ máy cồng kềnh, vừa tạo ra sự năng động, chủ động tìm kiếm việc mới của các đơn vị thành viên sau thoái vốn. Điều này đã được minh chứng qua 3 năm tiến hành cổ phần hóa các đơn vị thành viên thuộc TKV, nhiều đơn vị sau CPH đã hoạt động khá hiệu quả như Cty cổ phần Thiết bị điện Cẩm Phả, sau CPH doanh thu của đơn vị này tăng gấp đôi so với trước khi CPH.

Về phương án sắp xếp lao động dôi dư sau CPH và thoái vốn DN trực thuộc, ông Nguyễn Văn Biên cho biết, trong 3 năm qua, TKV đã giảm được hơn 10.000 lao động. Số lao động này bao gồm số lao động hết tuổi nghỉ hưu, người tình nguyện về hưu trước tuổi, người lao động chuyển đổi công tác do TKV chủ trương giao khoán tiền lương cho các đơn vị, nên lượng lao động dôi dư, không đáp ứng được công việc hoặc có thu nhập thấp họ tự nguyện chuyển công việc khác. Bên cạnh đó, ở một số đơn vị thành viên có hình thức tạo quỹ để người ở lại đóng góp kinh phí để hỗ trợ người về nghỉ, công ty đứng ra hỗ trợ để số người tự nguyện nghỉ trước hạn được thanh toán.

Ông Biên cũng cho biết, tái cơ cấu là nhiệm vụ sống còn của TKV, vì từ nay đến năm 2020, ngành than phải đáp ứng sản lượng than ở mức cao lên tới 39-42 triệu tấn/năm, tăng khoảng 5-7 triệu tấn than trong 3 năm tới. Vì vậy, yêu cầu mang tính sống còn của ngành than là phải cân đối lại lực lượng lao động, sao cho lao động phải giảm nhưng năng suất lao động tăng lên và sản lượng than tăng lên. Thực tế cũng chứng minh bằng cách làm này, 3 năm trở lại đây ngành than đã tăng lên 20% năng suất lao động. Bình quân mỗi năng suất lao động tăng từ 5-7%/năm, đây là điều kiện để tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho người lao động ngành than.

HỒNG QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.