Tình cảnh trớ trêu của 17 lao động quê Sơn La đang "mắc kẹt" tại Hà Nội

Tiến Lâm |

“Hàng chục ngày nay, để tiết kiệm thực phẩm ngày nào chúng em cũng chỉ ăn 2 bữa: Bữa trưa và bữa tối. Nguồn thực phẩm chúng em cũng phải dựa vào sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm” - đây là tâm sự của chị Lê Kiều Trang (sinh năm 1991, quê Yên Châu, Sơn La) hiện đang “mắc kẹt” cùng 16 lao động khác tại khu lán nằm sâu trong một bãi đất trống trên đường Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Lên mạng xã hội cầu xin hỗ trợ

Gần trưa ngày 15.9, khi chúng tôi đến khu lán lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm của 17 người lao động (6 nữ, 11 nam) quê Sơn La đang sinh sống… thì chỉ có mỗi chị Trang đã dậy, tất cả 16 người khác đang ngủ vùi.

Khu lán mà Trang và 16 đồng hương hiện đang sinh sống. Ảnh: Việt Lâm
Khu lán (giữa ảnh) nơi chị Trang và 16 đồng hương hiện đang sinh sống. Ảnh: Việt Lâm

“Bọn em ngủ để quên đói và tiết kiệm thực phẩm. Các anh không gọi điện hẹn xuống thì em cũng không dậy” - Trang nói.

Nghỉ học năm lớp 9, sau đó lấy chồng năm 18 tuổi, sinh con, cuộc sống nơi vùng cao gặp nhiều vất vả, đầu năm 2021, chị Trang gửi con cho người thân ở Sơn La, cùng chồng xuống Hà Nội mưu sinh với nghề phụ xây…

Khi mới xuống Hà Nội, công việc ổn định, thu nhập hàng tháng của 2 vợ chồng khoảng 15 triệu đồng. Sau khi chi trả tiền thuê trọ, tiền điện, nước, chị Trang để dành được một chút tiền phòng khi khó khăn, còn lại gửi về quê cho con…

“Việc làm, thu nhập đang ổn định, thì cuối tháng 4.2021, dịch COVID-19 bùng phát trở lại khiến các công trình xây dựng ngừng hoạt động, đồng nghĩa em không có việc làm, không thu nhập. Đúng lúc này, chồng em về quê để hái mận nên không xuống Hà Nội được - đây cũng là cái may, đỡ phải mắc kẹt tại lán trọ như chúng em hiện nay” - Trang chia sẻ.

Do chị Trang xuống Hà Nội trước nên có thu nhập, để dành  được chút tiền, 16 người còn lại hầu hết vừa mới rời quê Sơn La để đi tìm việc dưới Hà Nội thì vướng dịch nên không có việc, không có thu nhập. Để chia sẻ khó khăn cùng mọi người, Trang đã phải bỏ tiền túi, đi vay mượn (gần 20 triệu đồng) để mua thực phẩm, trả tiền thuê trọ cho cả nhóm. Cầm cự được 1 tháng thì chị Trang cũng cạn tiền. Một tháng trở lại đây, 17 người sống dựa vào thực phẩm của các nhà hảo tâm và 70kg gạo mà chính quyền địa phương hỗ trợ.

Được biết, để có được nguồn hỗ trợ, chị Trang đã lên mạng xã hội Zalo đăng thông tin nhờ giúp đỡ. Sau đó, có một số nhà hảo tâm đã mang tới gạo, trứng, mỳ tôm, rau... ủng hộ nhóm người mắc kẹt đang lâm vào cảnh khốn cùng.

Trang lên mạng xã hội để gửi lời mong muốn được nhận hỗ trợ. Ảnh: NVCC
Chị Trang lên mạng xã hội để gửi xin nhận hỗ trợ. Ảnh: NVCC

“17 người đang tuổi ăn, tuổi làm, nay “tay quai, miệng trễ” và mọi người còn chưa quen với môi trường sống, sau đó gặp khó, nên em lên mạng xã hội kêu gọi sự trợ giúp. Rất may, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ của một số người. Để tiết kiệm thực phẩm, hàng ngày chúng em chỉ dám ăn 2 bữa: Buổi trưa và buổi tối. Chỉ có cơm, trứng, canh thì dùng mỳ tôm úp - lấy nước chan cơm. Rất lâu rồi, hôm qua (ngày 14.9), chúng em mới được một bữa cơm có thịt” - chị Trang ngậm ngùi nói.

Mỗi khi mưa, lại ngồi khóc nhớ con

Do cuộc sống gặp khó khăn, một số người trong lán từng nảy ra “ý tưởng” đi bộ về quê. “Cách đây hơn 10 ngày, đã có 8 người vượt chốt, đi bộ về quê dọc đại lộ Thăng Long, trong đó có một chị đang mang bầu, chân bị lở loét. Tuy nhiên, khi đến khu vực huyện Quốc Oai thì gặp trời mưa, mệt quá, nên mọi người đành quay lại lán” - chị Trang cho biết.

May mắn cho 17 người trong nhóm là họ đã được chính quyền địa phương quan tâm, bố trí xét nghiệm virus SARS-Cov-2. Hiện tất cả mọi người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19… Ngoài ra, chủ khu lán trọ khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của nhóm người đã miễn phí tiền trọ tháng 8 và cho khất tiền điện nước.

Trong tài khoản của Trang giờ chỉ còn hơn 500.000 đồng, trong khi đó những người còn lại chưa làm được ngày này nên không có thu nhập. Ảnh: NVCC
Trong tài khoản của chị Trang tại ngân hàng BIDV giờ chỉ còn gần 600.000 đồng, trong khi những người còn lại chưa đi làm được ngày nào nên không có thu nhập. Ảnh: NVCC

Qua trao đổi, chị Trang cho biết hiện nay lượng gạo các nhà hảo tâm hỗ trợ còn dùng được khoảng 3 ngày, trứng còn 34 quả, 1 thùng mỳ tôm, vài nải chuối…

Thời điểm này, 17 người ở chung trong lán lẽ ra chỉ dành cho 7 người. Để có đủ chỗ ngủ, nhóm của chị Trang phải dựng thêm giường tầng. Sống trong cảnh chui rúc, chật hẹp, tối tăm, họ tiết kiệm tiền điện đến mức không bật đèn. Bức bối là thế, nhưng cùng là người khốn khó, cả nhóm đều thông cảm, sống chan hoà, đùm bọc nhau...

Để vơi nỗi nhớ con, hàng ngày Trang xem ảnh con lưu trên điện thoại. Ảnh: Việt Lâm
Để vơi nỗi nhớ con, hàng ngày chị Trang xem ảnh con lưu trên điện thoại. Ảnh: Việt Lâm

Với chị Trang, mong ước lớn nhất là sớm được về gặp con gái nhỏ ở quê!

“Chúng em đã ra phường Mễ Trì đăng ký xin được đưa về quê và đã được chấp nhận. Hiện chỉ còn chờ bố trí xe, đặc biệt là được tiêm mũi vaccine thứ 2 - để đủ điều kiện về quê, không phải cách ly tập trung 21 ngày. Nếu đi cách ly thì chúng em rất khó khăn bởi mỗi ngày cách ly phải trả 90.000 đồng - nghĩ đến mà em thấy hoảng. Mấy hôm nay mưa nhiều, càng khiến nỗi nhớ con nhiều hơn, càng nhớ em càng khóc. May có mạng nên em thường xuyên gọi về để được nhìn thấy con. Con thấy mẹ cứ hỏi mẹ bao giờ về?…” - Trang sụt sùi khóc.

Một trong những bữa cơm của 17 người lao động quê Sơn La đang gặp khó khăn ở Hà Nội do COVID-19. Ảnh: NVCC
Một trong những bữa cơm của 17 người lao động quê Sơn La đang gặp khó khăn ở Hà Nội do COVID-19. Ảnh: NVCC

Trang bảo, ngoài rất cần thực phẩm, mọi người mong được hỗ trợ dầu gội đầu, xà phòng giặt, bột canh, băng vệ sinh phụ nữ…

Tiến Lâm
TIN LIÊN QUAN

Giấc mơ an cư với người lao động ngày càng xa

Cao Nguyên - Đỗ Phương |

Nhà ở xã hội được xây để phục vụ nhóm đối tượng thu nhập thấp tại đô thị, thế nhưng giá nhà ở xã hội đang ngày một tăng khiến cho người mua khó khả năng để đáp ứng. Sự khó khăn càng tăng thêm khi mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã loại bỏ đối tượng vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Luật Nhà ở.

Công đoàn chi hơn 4.375 tỉ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động và lực lượng tuyến đầu chống dịch

Bảo Hân |

Chiều 14.9, Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương, ngành về công tác phòng, chống COVID-19 và chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN.

Đề nghị dùng nguồn kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Chiều 14.9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương, ngành về công tác phòng, chống COVID-19 và chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giấc mơ an cư với người lao động ngày càng xa

Cao Nguyên - Đỗ Phương |

Nhà ở xã hội được xây để phục vụ nhóm đối tượng thu nhập thấp tại đô thị, thế nhưng giá nhà ở xã hội đang ngày một tăng khiến cho người mua khó khả năng để đáp ứng. Sự khó khăn càng tăng thêm khi mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã loại bỏ đối tượng vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Luật Nhà ở.

Công đoàn chi hơn 4.375 tỉ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động và lực lượng tuyến đầu chống dịch

Bảo Hân |

Chiều 14.9, Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương, ngành về công tác phòng, chống COVID-19 và chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN.

Đề nghị dùng nguồn kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Chiều 14.9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương, ngành về công tác phòng, chống COVID-19 và chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.