Tín dụng đen uy hiếp công nhân

Hoàng Bin |

Tội phạm “tín dụng đen” tại Quảng Nam đang ngày càng biến tướng, hoạt động được che đậy dưới những vỏ bọc tinh vi. Nhiều công nhân lao động trở thành nạn nhân của “tín dụng đen”, liên tục bị các đối tượng khủng bố tinh thần, đe dọa buộc phải nghỉ việc.

Biến tướng cho vay lãi nặng

Theo ông Nguyễn Kỳ Vĩnh - Chủ tịch Công đoàn các Khu Kinh tế và Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh có hơn 90.000 công nhân, lao động. Không ít đối tượng hoạt động “tín dụng đen” đã tìm cách tiếp cận công nhân để cho vay với lãi suất rất cao. Đã có hàng trăm trường hợp dính vào “tín dụng đen”, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người phải xin nghỉ việc, rời khỏi nơi cư trú.

Một công nhân ở Khu Công nghiệp Tam Thăng cho biết, cuối năm ngoái, do bị cắt giảm giờ làm, thu nhập bấp bênh không đủ trang trải sinh hoạt gia đình, chị tìm đến dịch vụ cho vay tiền nhanh. Chỉ sau vài tháng, “lãi mẹ đẻ lãi con”, không kịp trả nợ, chị liên tục bị các đối tượng đe dọa, hành hung.

“Thủ tục cho vay rất đơn giản, chỉ cần photo căn cước công dân. Với hợp đồng vay 10 triệu đồng, sau 1 hồi cấn trừ phí, lãi... số tiền “giải ngân” về tay người vay chỉ còn vẻn vẹn 2,5 triệu đồng. Mỗi ngày tôi phải trả góp 250.000 đồng, nhưng liên tục bị thúc giục, gọi điện khủng bố tinh thần” - nữ công nhân hoang mang kể lại.

Tại buổi tiếp xúc cử tri của Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam với công nhân KCN Tam Thăng, chị Mai Thị Thu Hà (Công ty Hyosung) nêu vấn nạn nhiều nhân viên công ty và cả nhân sự người Hàn Quốc bị một số đối tượng thường xuyên gọi điện đe dọa.

Trong khi những người này không vay tín dụng đen mà một số công nhân sử dụng số điện thoại của người khác vay tiền, điều này gây bức xúc, tâm lý hoang mang cho nhiều người. Có trường hợp, người lao động khẳng định, đã trả nợ và lãi vay đúng thời hạn, nhưng một thời gian sau lại liên tục nhận được các cuộc gọi đòi nợ...

Giải quyết nhu cầu vay qua kênh tín dụng hợp pháp

Đại tá Nguyễn Hà Lai - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - cho rằng, “tín dụng đen” tại các khu công nghiệp nói riêng và trong nhân dân nói chung đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.

Theo lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Nam, tội phạm tín dụng đen tổ chức dưới 3 hình thức: Theo kiểu thỏa thuận giữa 2 bên với lãi suất rất cao; núp bóng vỏ bọc cơ sở kinh doanh, vừa thỏa thuận trực tiếp, vừa sử dụng mạng xã hội để dẫn dụ người vay; tinh vi nhất là sử dụng công nghệ cao để tổ chức cho vay, sau đó thông qua hoạt động của các tổ chức tội phạm để ép buộc. Với hình thức này, đối tượng hoạt động giấu mặt, rất khó điều tra, nhất là đối tượng người nước ngoài.

Bên cạnh các biện pháp đấu tranh, đẩy lùi tội phạm, mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã ký công văn về triển khai công tác tuyên truyền giải pháp đánh giá khả tín khách hàng vay trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, hiện có 6 tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, PVcombank, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) đã có các sản phẩm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tiếp cận vay vốn không phải thế chấp tài sản, góp phần an sinh xã hội, hạn chế tội phạm tín dụng đen.

Theo cơ quan Công an, công nhân, lao động cần hết sức cảnh giác đối với các tổ chức tín dụng tiếp cận, chào mời những gói vay thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh... Khi có nhu cầu vay vốn, cần tiếp cận các kênh tín dụng chính thức...

Từ năm 2018 - 2023, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công đoàn tỉnh xây dựng, nhân rộng 12 loại với 281 mô hình ANTT như: “Tổ tự quản Khu nhà trọ công nhân”, “Liên kết bảo vệ ANTT”, “Đội công nhân xung kích bảo đảm ANTT”... Thông qua các mô hình, CNVCLĐ và đoàn viên Công đoàn đã cung cấp cho lực lượng công an hơn 500 thông tin có giá trị liên quan đến ANTT.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Tuyên truyền phòng ngừa tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm, tín dụng đen trong công nhân

Hà Anh |

Ngày 20.3, ông Vũ Quang Huy - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định cho biết, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Nam Định vừa hướng dẫn các đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.

Công nhân đối mặt rủi ro khi vay tín dụng đen

QUÁCH DU |

Vì cuộc sống khó khăn nên nhiều công nhân chấp nhận vay tiền qua phần mềm (app), với lý do thủ tục đơn giản, chỉ cần chụp căn cước công dân, bằng lái xe… và cung cấp thông tin người thân là có thể vay tiền. Thế nhưng, điều không ngờ tới là số tiền vay được tính với lãi suất cắt cổ, khiến nhiều người vay phải loay hoay, “còng lưng” trả nợ...

Muốn "thoát" được tín dụng đen, không thể trông chờ hết vào công an

Thanh Hải |

Thầy trò Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng vừa trải qua phen nhốn nháo, hoang mang khi các đối tượng "anh chị" xộc vào tận ký túc xá, dán ảnh gia đình sinh viên, đòi nợ...

Tín dụng đen tìm mọi cách tiếp cận công nhân lao động

Thành Nhân |

Đa số người phát tờ rơi cho vay là các đối tượng ở các tỉnh, thành khác vào miền Tây để tìm kiếm “con mồi” vay tiền. Họ tập trung ở gần các khu công nghiệp, những nơi có đông công nhân lao động khó khăn để liên hệ cho vay...

Bắc Ninh bắt giữ 3 đối tượng hoạt động tín dụng đen lãi suất "cắt cổ"

Vân Trường |

Công an Thị xã Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) đã triệt phá thành công 3 đối tượng hoạt động tín dụng đen với lãi suất lên đến 219%/năm.

Đối tượng chuyên hoạt động tín dụng đen dùng dao Thái Lan đâm công an khi bị khám xét

BẢO TRUNG |

Ngày 2.3, Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa khởi tố, bắt tạm giam Võ Tấn Tùng (SN 1976, thị trấn Phước An) chuyên hoạt động tín dụng đen và tấn công lực lượng công an.

Vắng công nhân thuê phòng, chủ trọ ở Hòa Bình hạ giá, e ngại sẽ phải gán nợ cho ngân hàng

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng khiến công việc của công nhân bị ảnh hưởng, gián tiếp làm nhiều xóm trọ gần khu công nghiệp trở nên vắng vẻ, nhiều chủ trọ rơi vào cảnh lao đao.

Quảng Ngãi phân công ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh

VIÊN NGUYỄN |

Ông Trần Hoàng Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi được giao điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi – sau khi ông Đặng Văn Minh bị bắt.

Tuyên truyền phòng ngừa tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm, tín dụng đen trong công nhân

Hà Anh |

Ngày 20.3, ông Vũ Quang Huy - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định cho biết, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Nam Định vừa hướng dẫn các đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.

Công nhân đối mặt rủi ro khi vay tín dụng đen

QUÁCH DU |

Vì cuộc sống khó khăn nên nhiều công nhân chấp nhận vay tiền qua phần mềm (app), với lý do thủ tục đơn giản, chỉ cần chụp căn cước công dân, bằng lái xe… và cung cấp thông tin người thân là có thể vay tiền. Thế nhưng, điều không ngờ tới là số tiền vay được tính với lãi suất cắt cổ, khiến nhiều người vay phải loay hoay, “còng lưng” trả nợ...

Muốn "thoát" được tín dụng đen, không thể trông chờ hết vào công an

Thanh Hải |

Thầy trò Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng vừa trải qua phen nhốn nháo, hoang mang khi các đối tượng "anh chị" xộc vào tận ký túc xá, dán ảnh gia đình sinh viên, đòi nợ...

Tín dụng đen tìm mọi cách tiếp cận công nhân lao động

Thành Nhân |

Đa số người phát tờ rơi cho vay là các đối tượng ở các tỉnh, thành khác vào miền Tây để tìm kiếm “con mồi” vay tiền. Họ tập trung ở gần các khu công nghiệp, những nơi có đông công nhân lao động khó khăn để liên hệ cho vay...

Bắc Ninh bắt giữ 3 đối tượng hoạt động tín dụng đen lãi suất "cắt cổ"

Vân Trường |

Công an Thị xã Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) đã triệt phá thành công 3 đối tượng hoạt động tín dụng đen với lãi suất lên đến 219%/năm.

Đối tượng chuyên hoạt động tín dụng đen dùng dao Thái Lan đâm công an khi bị khám xét

BẢO TRUNG |

Ngày 2.3, Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa khởi tố, bắt tạm giam Võ Tấn Tùng (SN 1976, thị trấn Phước An) chuyên hoạt động tín dụng đen và tấn công lực lượng công an.