Chương trình Vinh quang Việt Nam- Dấu ấn những công trình

Tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cùng 9 đề cử vinh danh

P.V |

Ngày 28.7.2018, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Chương trình “Vinh quang Việt Nam-Dấu ấn những công trình”. Báo Lao Động xin giới thiệu về 9 công trình được đề cử để vinh danh trong dịp này để tiếp tục lấy ý kiến góp ý, bình chọn, đề cử trong đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ Công đoàn và bạn đọc.

Mọi ý kiến đóng góp, bình chọn xin gửi về: Ban Chính sách, kinh tế, xã hội và thi đua khen thưởng của Tổng LĐLĐVN, số 1A Yết Kiêu, Hà Nội trước ngày 23.7.2018.

Sau đây là tóm tắt thành tích của 9 đề cử:

1. Công trình “Đường Hồ Chí Minh”

Đường Hồ Chí Minh là con đường lịch sử đã góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đường Hồ Chí Minh đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của các địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của hàng triệu đồng bào nơi tuyến đường đi qua, đồng thời đánh thức tiềm năng to lớn về du lịch, với nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trải dọc tuyến đường.

Một đoạn đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Ảnh: Báo Giao thông Vận tải.
Một đoạn đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Ảnh: Báo Giao thông Vận tải.

Công trình còn thực hiện tốt chức năng là trục dọc xuyên Việt thứ hai, hỗ trợ Quốc lộ 1A, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và đảm bảo giao thông thông suốt khi Quốc lộ 1A bị ắch tắc trong mùa mưa lũ. Bên cạnh đó đường Hồ Chí Minh còn góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng biên giới phía Tây Tổ quốc.

Có thể nói đường Hồ Chí Minh đã thực sự có đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo xây dựng đất nước và đảm bảo an ninh - quốc phòng, đặc biệt là các vùng biên giới phía Tây Tổ quốc.

2. Đường dây 500kV Bắc – Nam

Đường dây 500kV Bắc-Nam là kỳ tích của thế kỷ XX. Công trình là một trong những giải pháp quan trọng nhất để giải quyết bài toán thiếu điện ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, đồng thời có tác dụng thúc đẩy việc tận dụng công suất các nhà máy điện và mỏ than ở miền Bắc. Công trình là một đường tải điện lớn nhất nước ta từ trước tới nay, có kỹ thuật xây lắp, quản lý và vận hành hiện đại, có quy mô khối lượng xây lắp lớn với tổng chiều dài 1.462,5km chạy dài qua 17 tỉnh và 16 con sông từ Bắc vào Nam”.

Đường dây 500kV Bắc-Nam. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Đường dây 500kV Bắc-Nam. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.

Được hoàn thành sau 782 ngày đêm lao động không mệt mỏi, lực lượng thi công đã dựng xong 1.487km đường dây mà phần lớn đều xuyên qua rừng núi hiểm trở, đầm lầy, rừng thiêng nước độc; vừa phải tự mở đường để vận chuyển vật liệu, vừa phải huy động tận dụng tổng lực xi măng, sắt thép để đổ gần 250.000 mét khối bê tông và lắp đặt 26.000 tấn thiết bị; Tổng nhân lực huy động trên toàn công trường gần 8.000 người, gồm các lực lượng quân đội hỗ trợ và lực lượng cán bộ, công nhân, kỹ thuật của các đơn vị xây lắp của các tỉnh thành huy động.

Công trình đường dây 500kV Bắc - Nam tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Những đóng góp trên là một phần không nhỏ hòa chung vào sự phát triển kinh tế của đất nước góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhiều năm liên tục.

Sau 22 năm đưa Công trình vào vận hành đã thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử truyền tải điện từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam đạt hàng trăm tỷ kWh; góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhờ có điện năng được cung cấp bảo đảm, ổn định làm cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3. Vệ tinh viễn thông của Việt Nam (VINASAT-1, VINASAT- 2)

Vệ tinh viễn thông (VINASAT-1, VINASAT- 2) chính thức đi vào quỹ đạo, là dấu mốc lịch sử, là dấu ấn mang tầm vóc quốc gia. Bởi từ đây Việt Nam  chính thức có dấu ấn chủ quyền trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên không gian vũ trụ, nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế.  

VINASAT 1 & 2 đã thúc đẩy khả năng phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ vệ tinh: Phát triển các dịch vụ viễn thông cho các vùng sâu vùng xa,  góp phần tích cực vào việc phát triển các dịch vụ thoại, truyền số liệu, dạy học và chữa bệnh từ xa... cho các khu vực hiện hạ tầng viễn thông còn yếu kém và khó triển khai; Góp phần đáp ứng quy hoạch tổng thể mạng phát sóng truyền hình nhằm bảo đảm truyền dẫn an toàn, đủ thời lượng chất lượng cao trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ truyền hình chất lượng cao; là kênh dự phòng, bổ sung và hỗ trợ thông tin cho các tuyến đường trục, mang tính xã hội cao trong việc hỗ trợ thông tin vệ tinh khi có thiên tai lũ lụt.

Vệ tinh viễn thông VINASAT-1. Ảnh: VnExpress
Vệ tinh viễn thông VINASAT-1. Ảnh: VnExpress

Đáp ứng yêu cầu về dịch vụ viễn thông cho các khu vực kinh tế biển và ven biển như dịch vụ cho các tàu thuyền, dàn khoan, thăm dò. Mở rộng các dịch vụ viễn thông cho các ngành kinh tế quốc gia qua các mạng thông tin riêng, đáp ứng việc truy cập và cập nhật thông tin nhanh.

Về mặt an ninh quốc phòng, chúng ta chủ động được trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là các nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo và trên biển.

*VINASAT 1 & 2 giúp Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, truyền thông; cung cấp đường truyền thông tin phục vụ mọi nhu cầu cho các ngành kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, nhất là sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đưa thông tin đến các vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đặc biệt, ngoài ý nghĩa kinh tế nó còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo.

4. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

 Công trình Thủy điện Hòa Bình đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng trong những năm 80 của thế kỷ XX, những năm vô cùng khó khăn vì đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt chống ngoại xâm. Với bàn tay, khối óc của những người lao động Việt Nam và sự giúp đỡ hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã sản xuất ra hàng tỷ KW giờ điện mỗi năm, cung cấp điện cho nền kinh tế, giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng thời kỳ đó.

Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là nguồn điện chiến lược đa mục tiêu với các nhiệm vụ chính: Sản xuất điện năng cung cấp cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trị thủy sông đà, chống lũ, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo cho vùng đồng bằng Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội. Tăng cường nước về mùa khô phục vụ nông nghiệp và nhu cầu khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Cải thiện điều kiện vận tải đường thủy trên sông Đà và sông Hồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - Xã hội các tỉnh vùng núi Tây Bắc.Với vai trò đặc biệt quan trọng, Thủy điện Hòa Bình từng được mệnh danh là “Công trình thế kỷ” của đất nước.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: PL&DS.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: PL&DS.

Thủy điện Hòa Bình Kể từ khi phát điện tổ máy đầu tiên đến nay, nhà máy đã phát trên 220 tỷ kWh, có nhiều năm sản lượng vượt thiết kế như các năm 2007, 2008, 2012 ÷ 2017 luôn đạt 9 đến 10 tỷ kWh. Ngoài ra nhà máy là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân xây dựng, công nhân kỹ thuật, khai thác, vận hành cho ngành điện lớn nhất của nước ta.

Qua 30 năm, công trình Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là nguồn điện chiến lược đa mục tiêu, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

5. Công trình “Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000”

Công trình được tập hợp từ 28 công trình lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:200.000. Mỗi công trình được thực hiện trên một khu vực khác nhau, diện tích từ khoảng 5000 km2 đến vài chục nghìn km2, lần lượt phủ kín toàn bộ diện tích đất nước.

Trên mỗi diện tích của từng công trình đều được khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích để thành lập các bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản, bản đồ trọng sa - kim lượng, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ địa mạo,… và tìm kiếm, phát hiện các điểm khoáng sản. Ước tính, các nhà địa chất đã tiến hành đi bộ khoảng hơn 150.000 km lộ trình khảo sát trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000.
Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000.

Đến nay, toàn bộ 56 tờ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 phủ kín diện tích phần đất liền Việt Nam đã được xuất bản và được chia ra 6 loạt tờ để thuận lợi cho việc sử dụng, tra cứu, tham khảo tài liệu. Mỗi tờ bản đồ đều có thuyết minh về địa chất và khoáng sản bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Công trình “Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000” là công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở tỷ lệ trung bình trên phạm vi cả nước. Là tài liệu cơ sở để đánh giá về cấu trúc địa chất và khoáng sản của mỗi quốc gia. Quốc gia nào hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản ở tỷ lệ 1:200.000 được coi là có đủ cơ sở khoa học để định hướng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cũng như các ngành kinh tế có liên quan khác, và được công nhận có đủ tài liệu về địa chất - khoáng sản để hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực địa chất khoáng sản.

Công trình “Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000” hoàn toàn do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện. Đây là công trình điều tra cơ bản đầu tiên được tiến hành đồng bộ, hệ thống các phương pháp điều tra, nghiên cứu địa chất, khoáng sản và môi trường phóng xạ trên phạm vi cả nước.

Bộ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 phản ánh bức tranh toàn cảnh về cấu trúc, lịch sử phát sinh, phát triển địa chất của toàn lãnh thổ Việt Nam, đóng góp quan trọng vào kết quả nghiên cứu địa chất của khu vực và thế giới.

Bộ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, ngoài việc phản ánh tiềm năng khoáng sản của đất nước, còn xác định được quy luật phân bố, nguồn gốc tạo thành của các loại khoáng sản, làm cơ sở cho việc điều tra, tìm kiếm về sau.

Trước khi có công trình này, các nghiên cứu về cấu trúc địa chất, tiềm năng khoáng sản trên phạm vi cả nước mới ở mức độ khái quát. Đây là công trình đo vẽ, lập bản đồ địa chất có đủ mật độ khảo sát thực địa nhất để khẳng định cấu trúc địa chất toàn lãnh thổ cũng như xác định được tiềm năng khoáng sản của đất nước. Đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

6. Công trình “Từ điển Bách khoa Toàn thư”

Từ điển bách khoa toàn thư được xem là “vua” của các sách công cụ, phục vụ cho việc tra cứu và tự học, tự đào tạo cho mọi người, là ngân hàng thông tin, tư liệu đáng tin cậy nhất. Có thể nói, bách khoa thư phản ánh khá chính xác nền văn hóa, văn minh và trình độ phát triển khoa học của một quốc gia, một dân tộc. Vì vậy, việc biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam thực sự là thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Công trình “Từ điển Bách khoa Toàn thư” được biên soạn lần đầu tiên ở Việt Nam, là bộ từ điển bách khoa tổng hợp nhiều chuyên ngành cung cấp tri thức khoa học các ngành một cách tương đối toàn diện và có hệ thống. Bộ "Từ điển bách khoa Việt Nam" gồm 4 tập, bao gồm khoảng 4 vạn mục từ thuộc 40 chuyên ngành văn hoá, khoa học, kĩ thuật của Việt Nam và thế giới.

Từ điển Bách khoa Toàn thư. Ảnh: Kinh tế Đô thị.
Từ điển Bách khoa Toàn thư. Ảnh: Kinh tế Đô thị.

Tập 1 được in, xuất bản vào cuối năm 1995, các tập 2,3,4 đã được xuất bản vào cuối năm 2002, 2003 và 2005, mỗi tập khoảng trên dưới một vạn mục từ.

Đây là bộ từ điển bách khoa của Việt Nam đầu tiên được biên soạn có tổ chức, chỉ đạo của Nhà nước, với trên 1.200 nhà khoa học đã nhiệt tình tham gia biên soạn.

7. Công trình: Giàn khoan tự nâng

Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 là công trình cơ khí trọng điểm quốc gia lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư và Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) là đơn vị thành viên của PVN làm tổng thầu EPC.

Giàn khoan tự nâng 90m nước, với trọng lượng lên tới gần 12 ngàn tấn, chiều dài chân là 145m; hoạt động ở độ sâu tới 90m nước và chiều sâu khoan đến 6,1 km; có thể chịu đựng được sức gió tương đương bão cấp 12, trên cấp 12 và chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Giàn Tam Đảo 03 là giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên ở Việt Nam đã được PV Shipyard hoàn thiện trước thời hạn 2 tháng, được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ - ABS cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế và được Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả từ tháng 6-2012 đến nay. Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 3 đã được đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 - Biểu tượng một thời của Vietsovpetro. Ảnh: Vietsovpetro.
Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 - Biểu tượng một thời của Vietsovpetro. Ảnh: Vietsovpetro.

Công trình được thiết kế theo mẫu JU-2000E hiện đại nhất của Hãng Friede & Goldman (Mỹ). Giàn Tam Đảo 05 có tổng khối lượng hơn 18 nghìn tấn, chiều dài thân giàn 167m, khả năng chất tải 2.995 tấn. Đây là công trình cơ khí trọng điểm quốc gia, là công trình có tính chất công nghệ rất phức tạp, khối lượng thi công lớn (lớn hơn 1,5 lần so với giàn khoan đầu tiên - giàn Tam Đảo 03)...

Giàn được thiết kế hoạt động ở độ sâu mực nước biển tới 120m, có khả năng khoan tới các mỏ dầu khí sâu tới 9.000m; khả năng chất tải tới 2.995 tấn giúp chở được nhiều thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác khoan thăm dò và có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chịu được sức gió bão trên cấp 12, chiều cao sóng 22m. 

Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị 230 triệu USD. Việc chế tạo thành công các giàn khoan tự nâng trong nước đã đưa Việt Nam trở thành một số ít quốc gia trên thế giới (khoảng 10 nước) có khả năng tự thiết kế chi tiết, chế tạo, chạy thử giàn khoan tự nâng hoạt động ở vùng biển sâu, khí hậu khắc nghiệt.

Công trình giàn khoan tự nâng đã khẳng định năng lực của ngành công nghiệp chế tạo mới, giá thành rẻ hơn nhập khẩu rất nhiều, đáp ứng SX trong nước và mở ra một thị trường xuất khẩu cho ngành công nghiệp chế tạo giàn khoan hội nhập quốc tế.

Các giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03, Tam Đảo 05 do PV Shipyard chế tạo có khả năng hoạt động khoan thăm dò ở hầu hết các vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam; tạo ra bước đột phá, tự chủ về khoa học công nghệ và đóng góp đáng kể trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo của nước ta.

8. Công trình: “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451” có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất và xuất khẩu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo trọng điểm của cả nước, chiếm trên 50% sản lượng lúa và 95% lượng gạo xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu lúa gạo để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm gạo nước ta ở thị trường thế giới và thu nhập của nông dân là yêu cầu cấp thiết.

Để đáp ứng yêu cầu này các giống lúa mới cần có năng suất cao, chất lượng tốt và giàu vi chất dinh dưỡng thiết yếu, thích nghi với thổ nhưỡng từng vùng, miền. Theo định hướng này, công trình “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451 có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất và xuất khẩu” đã được thực hiện do nhóm tác giả gồm: Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa, Huỳnh Thị Phương Loan, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của công trình đã tạo ra 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451 có giá trị kinh tế cao ý nghĩa khoa học lớn.

Giống lúa mới OM6976. Ảnh: Cây lương thực.
Giống lúa mới OM6976. Ảnh: Cây lương thực.

Kết quả khảo nghiệm quốc gia cho thấy 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451 là giống có ưu thế trong vụ Hè Thu cả về năng suất và chất lượng gạo. Hai giống lúa này kháng rầy nâu trung bình, kháng cao bệnh đạo ôn (cấp 3) và kháng bệnh VL-LXL. Giống có tính thích nghi rộng, từ đất phù sa ngọt đến đất nhiễm phèn, mặn. Ưu điểm nổi bật của OM6976 và OM5451 là chất lượng tốt, trồng ở vùng ven biển có mùi thơm nhẹ, phù hợp cho cả ba vụ lúa, Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông.

Giống lúa OM6976 và OM5451 đã trở thành giống lúa chủ lực xuất khẩu chất lượng cao. Hai giống lúa OM6976 và OM5451 đã trở thành hai giống lúa xuất khẩu chất lượng cao chủ lực ở ĐBSCL, đóng góp đáng kể cho xuất khẩu gạo, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Giống lúa OM6976 và OM5451 được đưa vào sản xuất từ năm 2012 sau khi được công nhận là giống chính thức (giống quốc gia) theo quyết định số 711/QĐ-TT-CLT ngày 07/12/2011. Diện tích gieo trồng ở ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam Bộ trong 3 năm (2013-2015) đạt gần 1,4 triệu ha. Diện tích gieo trồng toàn ĐBSCL (tổng diện tích gieo trồng lúa ở ĐBSCL 4,2 triệu ha, theo số liệu năm 2014 của Tổng cục Thống kê). Trong đó, 07 tỉnh có diện tích gieo trồng giống lúa OM6976 và OM5451 chiếm tỷ lệ cao trên tổng diện tích lúa toàn tỉnh gồm: Hậu Giang (44,3%), Cà Mau (40,0%), Vĩnh Long (36,7%), Trà Vinh (31,4%), Bạc Liêu (26,4%), Kiên Giang (17,6%) và Sóc Trăng (17,1%).

Giống lúa OM6976 và OM5451 đã được các Công ty giống tiếp nhận để sản xuất, kinh doanh, cung cấp nguồn giống xác nhận cho nông dân sản xuất lúa thương phẩm. Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam xác nhận bằng văn bản khối lượng hạt giống (cấp xác nhận) được Công ty kinh doanh.

Kết quả khảo nghiệm diện rộng và thực tế sản xuất, năng suất của giống lúa OM6976 và OM5451 bình quân các vụ trong năm đạt 5,9 tấn/ha. Giá lúa khô bình quân của OM6976 và OM5451 đạt 6.300 đồng/kg do có chất lượng gạo rất được ưa chuộng. Nếu so với các giống phổ biến chất lượng thấp hiện có tăng năng suất 200 kg/ha và giá lúa khô cao hơn 300 đồng/kg.

Lợi nhuận mới tăng thêm do OM6976 và OM5451 đem lại so với các giống lúa khác trên 1 ha là  2,97 triệu đồng. Với diện tích 1 triệu ha trong một năm, tổng lợi nhuận mới tăng thêm trên toàn bộ diện tích ứng dụng giống lúa OM6976 và OM5451 là 2,97 triệu đồng/ha x 1.000.000 ha = 2.970 (hai nghìn chín trăm bảy mươi tỷ đồng).

9. Chương trình tiêm chủng mở rộng

Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm chúng ta đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc bệnh, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến. Bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa. Chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình phòng bệnh mang lại hiệu quả nhất.

Chương trình tiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.
Chương trình tiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.

Có thể nói chương trình TCMR ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm và chỉ đạo thực hiện từ rất sớm đến nay đã hơn 30 năm. Sau đây là một số dấu mốc quan trọng về sự hình thành và phát triển của chương trình TCMR ở nước ta:

- Giai đoạn thí điểm (1981 - 1984). Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ TCMR.

- Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985 -1990): Năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước với 6 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Đến năm 1990, đã có 100% số huyện với trên 96,4% số xã triển khai chương trình TCMR.

- Giai đoạn xoá xã trắng về tiêm chủng mở rộng (1991 -1995): 

Mặc dù số xã trắng chưa triển khai TCMR trong năm 1990 chỉ chiếm khoảng 3,6% tổng số xã trong cả nước song đây lại là những xã khó khăn nhất, thực hiện gian khổ nhất đều là những xã ở vùng sâu, vùng xa, núi non hiểm trở, hải đảo xa xôi, thiếu điều kiện giao thông, thiếu cơ sở y tế, lưới điện… việc xoá các xã trắng về tiêm chủng là một mục tiêu cấp bách song hết sức khó khăn.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, thực hiện chương trình kết hợp quân dân y, đặc biệt là sự kết hợp của quân y bộ đội biên phòng. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, đến năm 1995 ngành y tế đã hoàn toàn xóa bỏ được các xã trắng về tiêm chủng, đánh dấu mốc quan trọng trong công tác TCMR về thực hiện tiêm chủng ở 100% xã phường trên toàn quốc góp phần đảm bảo công bằng trong chăm sóc y tế của Đảng và nhà nước ta.

- Giai đoạn nâng cao tỷ lệ tiêm chủng và mở rộng vắc xin mới trong TCMR: Năm 1997: Bốn văc xin mới tiếp tục được đưa vào triển khai miễn phí trong chương trình TCMR củaViệt Nam là văc xin viêm gan B, văc xin viêm não Nhật Bản B, văc xin thương hàn, tả. Đánh dấu 10 loại vắc xin được triển khai trong TCMR. Như vậy số lượng vắc xin mới đã từng bước mở rộng theo đúng ý nghĩa và tiêu chí của TCMR đó là mở rộng dần các vắc xin để phục vụ nhân dân.

Đến năm 2003, văc xin viêm gan B được triển khai trên cả nước, năm 2014 vắc xin Viêm não Nhật bản B đã được triển khai trên 100% số huyện trong cả nước. Vắc xin tả, thương hàn được triển khai ở các vùng nguy cơ mắc bệnh cao.

Từ tháng 6/2010, vắc xin Hib phòng bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do Hib trong thành phần vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib (QUINVAXEM) được triển khai trên toàn quốc, đây là vắc xin thứ 11 được đưa vào TCMR ở Việt Nam.

Được sự cho phép của Chính phủ tại văn bản số 1208/ QĐ-TTg ngày 04/09/2012 về việc đưa vắc xin Rubella vào Dự án Tiêm chủng mở rộng, với sự hỗ trợ của Tổ chức Liên Minh toàn cầu về Vắc xin và tiêm chủng (GAVI) chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi trong tiêm chủng mở rộng đã được tổ chức thành công trong năm 2014-2015.  Và vắc xin Rubella tiếp tục được duy trì trong tiêm chủng thường xuyên từ năm 2015. Như vậy Vắc xin phòng bệnh rubella là vắc xin thứ 12 được triển khai trong chương trình TCMR của Việt Nam.

- Những thành tựu nổi bật của chương trình TCMR ở Việt Nam:

+ 11 nghìn xã phường, 704 huyện của cả nước được tiêm chủng

+ Hơn 1,5 triệu trẻ em, gần 1,6 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50 triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống còn của trẻ em

+ Đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979

+ Đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh bại liệt từ năm 2000

+ Đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005

+ Đang thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi và giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% trước năm 2020.

+ Các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình TCMR như bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, sởi, viêm gan B đã giảm một cách ngoạn mục từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng.

 
 
P.V
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.