Tiền lương là vấn đề cơ bản, chủ chốt trong hoạt động của Công đoàn

Nam Dương |

Tiền lương là vấn đề cơ bản, chủ chốt trong hoạt động của Công đoàn - bà Trần Thị Thanh Hà, Phó Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhấn mạnh như trên tại tọa đàm “Tình hình tiền lương trong các doanh nghiệp Dệt may và điện tử” do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện Công nhân – Công đoàn, LĐLĐ TPHCM phối hợp tổ chức sáng 10.7.

Tọa đàm có sự tham gia của hơn 50 cán bộ Công đoàn (CBCĐ), trong đó có 30 CBCĐ đang trực tiếp làm việc ở các doanh nghiệp Dệt may, Điện tử và đại diện ngành LĐTBXH, BHXH ở TPHCM, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.

Bà Trần Thị Thanh Hà cho biết theo thống kê của các cơ quan chức năng, gần 90% các cuộc ngừng việc tập thể có nguyên nhân xuất phát từ tiền lương, 80% là do chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) về tiền lương.

Thời gian qua, sự tham gia của tổ chức CĐ, nhất là CĐCS về vấn đề tiền lương còn có những hạn chế do nguyên nhân chủ quan, khách quan, có nơi thực hiện được, có nơi không thực hiện được.

Bà Hà nhấn mạnh: "Tiền lương là một vấn đề quan trọng, cốt lõi trong hoạt động của tổ chức CĐ trong thời gian tới, khi mà từ năm 2021, Nhà nước sẽ không can thiệp vào vấn đề tiền lương nữa mà để CĐ trực tiếp thương lượng với người sử dụng lao động. Do đó, tổ chức CĐ phải nâng cao vai trò về đám phán, thương lượng về tiền lương cho NLĐ tại doanh nghiệp".

CBCĐ ở cơ sở sẽ đóng vai trò quan trọng trong thương lượng tiền lương cho NLĐ.
CBCĐ ở cơ sở sẽ đóng vai trò quan trọng trong thương lượng tiền lương cho NLĐ.

Theo bà Hà, Tổng LĐLĐVN sẽ chọn ra 24 CBCĐ nòng cốt ở 8 tỉnh, thành để đào tạo cơ bản về thương lượng tiền lương trong vòng 2 năm, sau đó những học viên này sẽ tham gia trực tiếp đàm phán, thương lượng tiền lương trong các doanh nghiệp tiêu biểu trong từng ngành nghề, trên cơ sở kết quả đó sẽ lan tỏa ra các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề ở từng địa phương. Đồng thời các học viên nòng cốt này cũng sẽ trở thành hạt nhân, giảng viên cho các CBCĐ khác.

Tại tọa đàm, các CBCĐ đã được gợi mở để chia sẻ thực tế tại doanh nghiệp về 3 nội dung: Mô tả thang, bảng lương ở doanh nghiệp được xây dựng thế nào? Vai trò của tổ chức CĐ trong việc xây dựng thang, bảng lương đó thế nào? Điều gì cản trở CĐ tham gia xây dựng lương, bảng lương đó?

Theo ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, việc CĐCS trực tiếp tham gia xây dựng thang, bảng lương ở doanh nghiệp là vấn đề rất khó, đòi hỏi CBCĐ nhất là ở cấp cơ sở cần phải có kiến thức tốt về kinh tế, pháp luật, kỹ năng đàm phán để thương lượng với chủ doanh nghiệp về tiền lương, trên cơ sở đó bảo vệ tốt nhất quyền lợi của NLĐ.

Tọa đàm hôm nay là buổi khảo sát, lấy ý kiến trực tiếp của các CBCĐ để đánh giá về thực tế tiền lương trong các doanh nghiệp Dệt may, Điện tử ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và các vấn đề liên quan về tiền lương. Trên cơ sở đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo đàm phán, thương lượng về tiền lương gắn với thực tiễn ở cơ sở, chứ không chỉ là lý thuyết suông.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Hướng tới tiền lương đủ sống cho người lao động

Nam Dương |

Sáng 20.6, Viện Công nhân – Công đoàn trực thuộc Tổng LĐLĐVN phối hợp với với Quỹ Rosa Luxemburg (Đức) khai mạc Hội nghị tập huấn “Hướng tới mục tiêu tiền lương đủ sống ở cấp doanh nghiệp”.

Tiền lương KPI có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Nam Dương |

Bạn đọc có email thanhhoangx@xx hỏi: Công ty tôi trả lương cho người lao động (NLĐ) theo hiệu quả làm việc được chấm từ KPI. Tiền lương KPI được hạch toán vào chi phí và thanh toán vào mỗi quý. Như vậy, tiền KPI có được xem là khoản tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH) không?

Phải tính tiền lương theo lũy tiến

QUẾ CHI - HÀ ANH |

Bên cạnh các ý kiến phản đối tăng giờ làm thêm như Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhiều ý kiến đồng ý nhưng cho rằng việc chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động (NLĐ) cần được tính theo lũy tiến.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hướng tới tiền lương đủ sống cho người lao động

Nam Dương |

Sáng 20.6, Viện Công nhân – Công đoàn trực thuộc Tổng LĐLĐVN phối hợp với với Quỹ Rosa Luxemburg (Đức) khai mạc Hội nghị tập huấn “Hướng tới mục tiêu tiền lương đủ sống ở cấp doanh nghiệp”.

Tiền lương KPI có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Nam Dương |

Bạn đọc có email thanhhoangx@xx hỏi: Công ty tôi trả lương cho người lao động (NLĐ) theo hiệu quả làm việc được chấm từ KPI. Tiền lương KPI được hạch toán vào chi phí và thanh toán vào mỗi quý. Như vậy, tiền KPI có được xem là khoản tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH) không?

Phải tính tiền lương theo lũy tiến

QUẾ CHI - HÀ ANH |

Bên cạnh các ý kiến phản đối tăng giờ làm thêm như Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhiều ý kiến đồng ý nhưng cho rằng việc chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động (NLĐ) cần được tính theo lũy tiến.