Thực hiện tốt dân chủ trong doanh nghiệp sẽ hạn chế tranh chấp LĐ

Nam Dương |

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu thống nhất tại Hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (dự thảo) do LĐLĐ TPHCM tổ chức chiều 1.3. Tham dự hội thảo có gần 50 cán bộ công đoàn làm việc tại các doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên và đang công tác tại các trường đại học, đơn vị sự nghiệp, phường, xã.

Chế tài cần cụ thể, rõ ràng

Theo ông Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - thời gian qua, tổ chức công đoàn, nhất là ở cơ sở đã trực tiếp phối hợp cùng người sử dụng lao động (NSDLĐ) tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các doanh nghiệp, đơn vị đã góp phần xây dựng quan hệ lao động ngày càng hài hòa, ổn định, tiến bộ. Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều bất cập, do quy chế về dân chủ ở cơ sở hiện được quy định tại nhiều văn bản nên có những khó khăn nhất định khi thực hiện. Nhiều cán bộ công đoàn cho biết việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp trên thực tế rất khó khăn. Theo quy định thì trách nhiệm tổ chức thuộc chủ doanh nghiệp nhưng hầu hết các chủ doanh nghiệp đều giao cho CĐCS thực hiện.

Theo ông Giang Văn Nam - Trưởng ban Tổ chức LĐLĐ TPHCM - Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc là phải thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch. Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ công khai, minh bạch ở nhiều doanh nghiệp còn thấp. Luật cũng quy định các nội dung, hình thức người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải công khai liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động (NLĐ)… nhưng thực tế ít doanh nghiệp thực hiện đầy đủ việc này. Chẳng hạn như việc thưởng Tết phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng nhiều doanh nghiệp chỉ lấy lý do làm ăn thua lỗ để thưởng Tết thấp hơn bình thường mà không công khai kết quả sản xuất, kinh doanh dẫn đến NLĐ bức xúc, thậm chí có khi xảy ra ngừng việc tập thể. Trong khi đó, biện pháp chế tài quy định trong dự thảo cũng chưa rõ ràng, cụ thể để NSDLĐ biết được hậu quả nếu không thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. “Nếu chế tài không cụ thể, rõ ràng việc thực thi pháp luật trên thực tế sẽ kém hiệu quả” - ông Nam nói.

Không thực hiện tốt dân chủ thì chỉ “bằng mặt nhưng không bằng lòng”

Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Chí Tâm, cho rằng nếu không thực hiện tốt quy chế dân chủ thì dễ đến tranh chấp lao động trong doanh nghiệp hay gây mất đoàn kết nội bộ trong các đơn vị, thể hiện rõ nhất ở tình trạng “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Lấy ví dụ về một doanh nghiệp trong KCX Linh Trung 1 vừa xảy ra ngừng việc tập thể yêu cầu tăng lương, ông Tâm cho biết lúc đầu NLĐ đề nghị tăng lương cơ bản là 200.000 đồng và bắt đầu thực hiện từ tháng 3, nhưng doanh nghiệp không đồng ý, dẫn đến tình trạng ngừng việc tập thể. Thông qua đối thoại lần 1, chủ doanh nghiệp chỉ đồng ý tăng lương 150.000 đồng và bắt đầu thực hiện từ tháng 5, nhưng NLĐ vẫn không đồng ý và tiếp tục ngừng việc. Đối thoại lần thứ 2, chủ doanh nghiệp đồng ý tăng lương 200.000 đồng và thực hiện từ tháng 4, lúc này NLĐ mới đồng ý và đi làm việc trở lại. “Nếu làm tốt công tác dân chủ cơ sở thông qua đối thoại thì sẽ không xảy ra tranh chấp lao động dẫn đến NLĐ phải ngừng việc để phản ứng như trên” - ông Tâm nói.

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 59 điều với các nội dung như thực hiện dân chủ ở: xã, phường, thị trấn; trong cơ quan, đơn vị; doanh nghiệp; quy định trách nhiệm của thanh tra nhân dân; trách nhiệm bảo đảm và thực hiện quản lý Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở...

Theo kế hoạch, dự thảo sẽ được đưa ra xem xét tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp không thực hiện tốt dân chủ dễ xảy ra tranh chấp lao động

Nam Dương |

TPHCM - Gần 50 cán bộ công đoàn đã tham gia Hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (dự thảo) do LĐLĐ TPHCM tổ chức chiều 1.3.

LĐLĐ TP.Hà Nội: Yêu cầu chủ động tổ chức đối thoại trực tiếp để phòng tranh chấp lao động

Kiều Vũ |

LĐLĐ TP.Hà Nội có công văn hoả tốc yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ cấp trên cơ sở khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

Nghệ An: Triển khai giải pháp phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Chiều 19.2, LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động. Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh tham dự Hội nghị.

Cháy lớn tại công ty cháo dinh dưỡng tại Hải Dương

Thiên Hà |

Hải Dương - Chiều 28.2, trao đổi với Lao Động ông Vũ Phạm Thiên - Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy tại Công ty CP Dinh dưỡng Gafo (thuộc Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng).

TPHCM tái diễn tình trạng xếp hàng dài chờ đăng kiểm

Anh Tú |

Tình hình đăng kiểm tại TPHCM đã bắt đầu nóng lên trở lại, khi nhiều nơi bắt đầu ghi nhận tình trạng xe xếp hàng dài chờ được kiểm định.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi

Hoàng Lộc |

Việc nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bán đất mặt ruộng để thu lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn tác hại lâu dài, phải mất từ 5-7 năm đất mới có thể phục hồi.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Doanh nghiệp không thực hiện tốt dân chủ dễ xảy ra tranh chấp lao động

Nam Dương |

TPHCM - Gần 50 cán bộ công đoàn đã tham gia Hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (dự thảo) do LĐLĐ TPHCM tổ chức chiều 1.3.

LĐLĐ TP.Hà Nội: Yêu cầu chủ động tổ chức đối thoại trực tiếp để phòng tranh chấp lao động

Kiều Vũ |

LĐLĐ TP.Hà Nội có công văn hoả tốc yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ cấp trên cơ sở khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

Nghệ An: Triển khai giải pháp phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Chiều 19.2, LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động. Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh tham dự Hội nghị.