Thủ tướng chỉ rõ "3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá" để tăng năng suất lao động

Minh Hương |

Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” ngày 26.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, toàn thể các đoàn viên, người lao động, Công đoàn các cấp, cộng đồng doanh nghiệp cùng các bộ, ngành, địa phương cùng chung tay tập trung thực hiện: "3 đẩy mạnh", "3 tiên phong", "3 bứt phá" để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Theo đó, "3 đẩy mạnh" bao gồm:

(1) Đẩy mạnh hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

(2) Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển cả từ bên trong và bên ngoài, nhất là hợp tác công tư, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc.

(3) Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo nền tảng cho tăng năng suất lao động.

"3 tiên phong" bao gồm:

(1) Tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới nổi, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

(2) Tiên phong trong hội nhập quốc tế, tận dụng tốt mọi cơ hội, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

(3) Tiên phong trong các phong trào thi đua tăng năng suất lao động, phát huy sáng kiến về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động.

"3 bứt phá" bao gồm:

(1) Bứt phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao và dạy nghề.

(2) Bứt phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là trong những ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn, hydrogen…

(3) Bứt phá về môi trường lao động, bảo đảm xanh, sạch, đẹp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tăng năng suất lao động, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn các cấp cùng chung tay tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tăng năng suất lao động theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm:

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng - coi đây là nền tảng để tăng năng suất lao động (xuất phát từ công thức: năng suất lao động xã hội = GDP/Lao động bình quân trong năm). Trong đó, lưu ý gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và dạy nghề ở tất cả cấp học, bậc học, ngành, lĩnh vực, bảo đảm đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động từ phi chính thức sang chính thức, từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ năng suất cao hơn.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao tỉ trọng các khu vực công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp hóa nông nghiệp.

Chăm lo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động về đãi ngộ, tiền lương, phúc lợi xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, đặc biệt là về nhà ở, triển khai tốt chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Phát huy vai trò của tổ chức đại diện, nhất là vai trò tham gia quản lý xã hội, làm cầu nối thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động.

Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, phát triển kĩ năng nghề cho người lao động.

Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động, nhà nghiên cứu và kiến nghị giải pháp phù hợp.

Chú trọng công tác thương lượng, đối thoại, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc.

Đổi mới công tác khen thưởng, thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động, tôn vinh người lao động.

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp: Phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp - chủ thể chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số, công nghệ xanh. Tăng năng suất lao động, tăng giá trị chứ không phải tăng thời gian làm việc của người lao động.

Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; chú trọng đào tạo, đào tạo lại; tạo dựng môi trường làm việc an toàn, sạch đẹp, xanh; có chế độ lương, thưởng đối với người lao động có nhiều sáng kiến, năng suất cao, chất lượng tốt.

Thủ tướng đề nghị toàn thể anh chị em công nhân, người lao động:

Phát huy hơn nữa vai trò của người lao động - chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội. Không ngừng trau dồi, tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm, khả năng thích ứng.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Đổi mới tác phong, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, tạo môi trường lao động lành mạnh, bình đẳng, hiệu quả.

Nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc; với nhận thức sâu sắc rằng năng suất lao động gắn liền với thu nhập, chất lượng cuộc sống của chính bản thân, gia đình và mang lại lợi ích cho đất nước.

Kết thúc bài phát biểu, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

"Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với tinh thần "Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước", nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tổ chức Công đoàn Việt Nam, toàn thể đoàn viên, người lao động cả nước sẽ chung tay, chung sức, đồng lòng cùng cả nước, phát huy truyền thống của dân tộc ta, đất nước ta "càng áp lực lại càng nỗ lực";

Huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định nâng cao năng suất lao động

Tất Thảo |

Tròn 18 tuổi, chị Phùng Thị Hạnh bước chân vào nghề may - nghề gắn bó với chị đến bây giờ. Ngay từ thời điểm chập chững trong nghề đó, chị luôn ý thức mình cần phải quan sát và học hỏi mỗi ngày, lúc nào cũng đau đáu suy nghĩ: Làm thế nào để tăng năng suất, làm thế nào để tay nghề ngày càng nhanh hơn?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững

Nhóm phóng viên |

Sáng 26.5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” tại Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp trong khu vực

Quế Chi (T/H) |

Năng suất lao động năm 2022, 2023 đều tăng cao hơn so với năm trước đó, nhưng năng suất lao động mỗi giờ của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp nhất châu Á.

Tính cấp thiết của việc ban hành quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ |

Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144). Đây là cẩm nang cần thiết cho công tác xây dựng Đảng về đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng.

Đường 1.500 tỉ đồng nối Biên Hòa và cao tốc TPHCM - Long Thành vướng 250m mặt bằng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.5, theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, đến nay, Dự án Đầu tư xây dựng đường Hương Lộ 2 nối dài (đoạn 1 - giai đoạn 1), TP Biên Hoà vẫn còn vướng mặt bằng 250m đoạn qua xã Long Hưng, TP Biên Hòa. Dự án này kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và giảm tải cho Quốc lộ 51.

Xảy ra động đất 3,4 độ richter tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một trận động đất 3,4 độ richter đã xảy ra vào lúc 9h27 ngày 27.5, tại huyện Nho Quan.

CADIVI: Nợ phải trả tăng mạnh, gấp đôi vốn chủ sở hữu

Ngọc Thiện |

Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI - HoSE: CAV) ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 9 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nợ phải trả cũng tăng mạnh 20% lên 2.926 tỉ đồng, gần gấp đôi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định nâng cao năng suất lao động

Tất Thảo |

Tròn 18 tuổi, chị Phùng Thị Hạnh bước chân vào nghề may - nghề gắn bó với chị đến bây giờ. Ngay từ thời điểm chập chững trong nghề đó, chị luôn ý thức mình cần phải quan sát và học hỏi mỗi ngày, lúc nào cũng đau đáu suy nghĩ: Làm thế nào để tăng năng suất, làm thế nào để tay nghề ngày càng nhanh hơn?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững

Nhóm phóng viên |

Sáng 26.5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” tại Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp trong khu vực

Quế Chi (T/H) |

Năng suất lao động năm 2022, 2023 đều tăng cao hơn so với năm trước đó, nhưng năng suất lao động mỗi giờ của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp nhất châu Á.