Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Sẽ đưa lao động ở Qatar về nước nếu sự cố xấu nhất xảy ra

Lê Phương |

Trao đổi với báo chí chiều 12.6, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTBXH) Doãn Mậu Diệp cho biết: “Dù tình hình tại Qatar chưa nghiêm trọng nhưng chúng ta không chủ quan, hiện Bộ LĐTBXH và các cơ quan hữu quan đang yêu cầu lập danh sách và thông tin chi tiết của từng người lao động để đưa về khi có sự cố”.

Trung Đông - thị trường nhiều phát sinh

Điểm lại kết quả chung của lĩnh vực xuất khẩu lao động, ông Tống Hải Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH - cho biết, so với cùng kỳ năm 2016, xuất khẩu lao động đi Đài Loan (Trung Quốc) có giảm nhưng trên thực tế số lao động đi làm việc tại đây vẫn tăng do Đài Loan mới có quy định lao động hết hợp đồng được phép gia hạn tại chỗ, nghĩa là không phải về nước và quay lại làm việc theo một hợp đồng mới. 

Hiện có 150 DN được phía Đài Loan chấp thuận cho cung ứng lao động đi làm việc tại đây. Thị trường Đài Loan yêu cầu các DN phái cử ngoài việc có giấy phép tại Việt Nam phải được Bộ Lao động Đài Loan cấp phép để đưa lao động vào đây, giấy phép cũng chỉ có giá trị trong 2 năm và sau khi hết hạn, DN phải làm thủ tục với các cơ quan hữu quan phía Đài Loan để được cấp lại. Năm 2016, trong số 150 DN được cấp phép chỉ có 118 DN đưa lao động đi, số DN chưa đưa đi, theo ông Nam, có thể do mới thành lập.

Với thị trường Nhật Bản, 5 tháng đầu năm 2017 có gần 18.000 người đi làm việc. Trong chuyến thăm chính thức vừa rồi của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam và Nhật bản đã ký Bản ghi nhớ, trong đó mở rộng nhóm việc làm đang thực hiện như điều dưỡng, hộ lý, chăm sóc sức khoẻ,... mở ra cơ hội làm việc với nhiều lao động trong thời gian tới. Với lao động ở 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường Formosa, từ 1.6.2016 đến hết tháng 5.2017, có 17.747 lao động của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 10.255 lao động tại Đài loan; 4.498 lao động đi làm việc tại Nhật Bản.

Riêng thị trường Trung Đông, đặc biệt là Ả Rập, luôn được đánh giá là thị trường nhiều phát sinh. Hiện Việt Nam có hơn 10.000 lao động trong lĩnh vực xây dựng, giúp việc gia đình làm việc tại Ả Rập và các phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực giúp việc gia đình. “Khách quan do người lao động khi đi làm việc tại Ả Rập không mất chi phí, thậm chí có hợp đồng được các công ty môi giới hoàn trả phí 20 - 30 triệu đồng cho người nhà tại Việt Nam. Do không mất tiền nên tâm lý người lao động nhẹ nhàng, chỉ cần mâu thuẫn nhỏ lại đòi về nước, trong khi đó thủ tục hồi hương của Ả Rập rất phức tạp, lao động chỉ được làm exit visa do chính chủ sử dụng thống nhất” - ông Nam cho hay.

Với Qatar, theo ông Tống Hải Nam, tình hình cô lập ngoại giao không hẳn đã ảnh hưởng đến kinh tế và hiện lao động Việt Nam chưa bị ảnh hưởng. Trong khi đó, lao động Việt Nam lại làm việc cho các nhà thầu nước thứ 3 như Hy Lạp, CHLB Đức,… và các nước này rất chú trọng vấn đề bảo hộ công dân, bảo vệ người lao động.

Lao động bất hợp pháp tại Qatar chiếm hơn 50%

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, cùng với cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Qatar, con số thống kê chung cho thấy hiện có rất nhiều lao động làm việc tại Qatar không chính thống đi qua tuyển dụng cá nhân và các kênh khác. Ông Diệp cho hay, chính Đại sứ Việt Nam tại Qatar Nguyễn Hoàng cho biết hiện có 1.100 lao động chính thức được cử đi, trong khi số lao động bất hợp pháp lên tới khoảng 700 người; tính chung tổng số lao động đang ở nước bạn khoảng 1.800 người. Để chủ động ứng phó khi có diễn biến xấu hơn, hiện Bộ LĐTBXH đang yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện nắm thông tin như lập danh sách lao động, thân nhân, số hộ chiếu, địa chỉ làm việc,… để khi cần hỗ trợ thì giải quyết. Bộ cũng đề nghị thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nên thống nhất tránh gây hốt hoảng cho người lao động và thân nhân của họ.

Chung quan điểm, ông Nam cho biết: “Tình hình tại Qatar chúng ta không chủ quan nói rằng không nguy cấp, Bộ cũng tính phương án xấu nhất là đưa người lao động về nước. Chúng ta có kinh nghiệm 2 lần với Libya năm 2011 và 2014. Hiện chúng tôi đang yêu cầu DN có lao động tại Qatar phải rà soát địa điểm chính xác người lao động đang làm việc, tên, tuổi, số hộ chiếu, ngày xuất cảnh… để đưa về trong trường hợp xấu nhất”.

Về những tồn tại của thị trường xuất khẩu lao động, Thứ trưởng Diệp cho hay dù DN phía Việt Nam bị phản ánh thu phí cao, đặt cọc nhiều, hợp đồng đưa ra quyền lợi lớn hơn thu nhập thực tế,… nhưng chính thị trường được đánh giá là tốt như Nhật Bản cũng còn tồn tại nhiều chuyện. Ví dụ, có DN Nhật Bản tiếp nhận 18 lao động/năm nhưng hợp tác với 11 DN Việt Nam, DN nào ưu đãi nhất, cắt giảm nhiều quyền lợi của lao động nhất thì DN này chọn. 

“Theo quy định thực tập sinh có 1 phần hỗ trợ của DN Nhật Bản trước khi đi, nhiều DN phía bạn cũng cắt luôn khoản này, hay việc hỗ trợ 1 lượt vé máy bay, DN cũng bỏ qua luôn. Nhiều DN Việt Nam chưa tốt, nhưng nhiều nghiệp đoàn Nhật Bản chưa hẳn tốt và việc này sắp tới sẽ được điều chỉnh lại” - ông Diệp nói.

 


Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Cảnh sát biển tạm giữ tàu chở 70.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Tổ công tác thuộc Đoàn trinh sát số 2 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) vừa phát hiện, tạm giữ một tàu gỗ chở 70.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.

Người thân Cảnh sát PCCC cứu nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ: Tôi tự hào về chồng của mình

Chân Phúc |

TPHCM - Ngày 18.2, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TPHCM đã đến thăm gia đình các chiến sĩ tham gia hỗ tìm kiếm cứu nạn cứu hộ sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhận được sự quan tâm đó, người thân của các cán bộ chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn đều rất phấn khởi, và tự hào về người con, người cha, người chồng của mình.

Hà Nội: Loạn số nhà, người dân khó tìm đúng địa chỉ

HỮU CHÁNH |

Nhiều tuyến phố Hà Nội hiện còn tình trạng loạn số nhà khi việc đánh số không tuân thủ theo quy tắc nào. Điều này khiến nhiều người phải loay hoay tìm đường, thậm chí mất vài chục phút mới đến được địa chỉ chính xác.