Thu tiền chênh mua nhà ở xã hội tại Bắc Ninh: Dấu hiệu trốn thuế, trục lợi

Trần Tuấn |

Chuyên gia và luật sư nhận định, việc chủ đầu tư một số dự án nhà ở xã hội tại Bắc Ninh bỏ ra ngoài mỗi hợp đồng mua bán hàng trăm triệu đồng "tiền chênh" có dấu hiệu trốn thuế và trục lợi từ chính sách Nhà ở xã hội.

Nhân viên một số dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Bắc Ninh nói về khoản tiền chênh khi mua nhà ở xã hội. Video: Trần Tuấn.

Dấu hiệu trốn thuế và trục lợi từ chính sách Nhà ở xã hội

Báo Lao Động ngày 22.2 có bài viết: Công nhân mất hàng trăm triệu đồng "tiền chênh" mua nhà ở xã hội ở Bắc Ninh, phản ánh việc người dân khi đi mua nhà ở xã hội tại một số dự án tại Bắc Ninh như: Môi trường xanh (phường Đồng Nguyên, TP.Từ Sơn), Cao Nguyên 3 (phường Tân Hồng, TP.Từ Sơn) và Dabaco Khắc Niệm (phường Khắc Niệm, TP.Bắc Ninh) mất số “tiền chênh” từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/căn hộ so với giá phê duyệt của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) phân tích, chủ đầu tư nhà ở xã hội được rất nhiều ưu đãi như không phải đóng tiền sử dụng đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác liên quan, được phép dành 20% diện tích xây dựng nhà ở xã hội để kinh doanh làm nhà ở thương mại…

Mức giá bán mà Sở Xây dựng thẩm định cho các dự án nhà ở xã hội cũng đã được tính toán trên dữ liệu đầu vào cộng với lợi nhuận cho phép là 10%. Vì vậy, việc chủ đầu tư bán cao hơn giá Sở Xây dựng phê duyệt có dấu hiệu trục lợi chính sách nhân văn về nhà ở xã hội.

 
Tại dự án nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm (TP.Bắc Ninh), khách hàng chỉ có thể mua nhà với giá đã bao gồm tiền sàn gỗ của chủ đầu tư mà không có lựa chọn khác. Ảnh: Trần Tuấn.

Ông Lê Hoàng Châu cho biết thêm, Luật Nhà ở có quy định 2 hình thức bàn giao căn hộ là căn hộ thô và căn hộ hoàn thiện. Trong trường hợp khách hàng mua nhà ở xã hội yêu cầu được tự hoàn thiện căn hộ thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện để khách hàng được làm việc đó.

“Nếu khách hàng không đồng ý mà chủ đầu tư vẫn ép phải mua theo mức giá đã bao gồm gói hoàn thiện nội thất mới cho ký hợp đồng mua bán thì chủ đầu tư đang làm sai quy định của pháp luật”, ông Châu khẳng định. Về việc mua bán nhà ở xã hội có tiền chênh ngoài hợp đồng, Chủ tịch HoREA cho rằng đây là hành vi sai quy định của pháp luật.

Đồng quan điểm, luật sư La Văn Thái (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, với số tiền chênh hàng trăm triệu đồng/căn hộ không được đưa vào hợp đồng mua bán, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Bắc Ninh như phản ánh của Lao Động đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.

 
Phần "tiền chênh" được kê rõ khi khách hàng mua nhà tại dự án nhà ở xã hội Cao Nguyên 3. Ảnh: Trần Tuấn.

Luật sư Thái lấy ví dụ, giá một căn hộ người mua phải trả cho chủ đầu tư là 900 triệu đồng nhưng thực tế, đưa vào hợp đồng mua bán chỉ là 700 triệu đồng thì ngân sách Nhà nước có thể bị thất thu thuế số tiền là 15% của 200 triệu đồng nằm ngoài hợp đồng, sổ sách (gồm 5% thuế VAT với nhà ở xã hội và 10% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội), tương đương 30 triệu đồng. Mỗi dự án có hàng trăm căn hộ thì số tiền nhà nước bị thất thu thuế là rất lớn.

“Trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên đã có thể bị xử lý hình sự rồi”, Luật sư Thái nói.

Trách nhiệm của địa phương

Ngày 12.1, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 438 về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, đồng thời đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các Cục Thuế để điều tra xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế, chuyển nhượng bất động sản hai giá nhằm ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách nhà nước. Hàng loạt các tỉnh, thành như: Quảng Bình, Đà Nẵng, Hà Nội... cũng đã ra văn bản siết việc mua bán bất động sản "hai giá".

Ngày 16.2, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi các tỉnh thành về việc tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội. Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về một số tồn tại, bất cập, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.

Cụ thể, đối tượng được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng; chủ đầu tư, khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; việc sử dụng căn hộ không đúng mục đích...

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên, tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

 
Dự án nhà ở xã hội Môi trường xanh (TP.Từ Sơn, Bắc Ninh) bán chênh hàng trăm triệu đồng/căn hộ, so với giá Sở Xây dựng phê duyệt. Ảnh: Trần Tuấn.

Về vấn đề quản lý, sử dụng nhà ở xã hội, ông Lê Hoàng Châu cho rằng cần nêu cao trách nhiệm của chính quyền địa phương.

“Chính quyền địa phương phải vào cuộc, quản lý chặt chẽ, thì sẽ đi vào quy củ. Nếu buông lỏng sẽ xảy ra tình trạng trục lợi từ chính sách nhà ở xã hội”, Chủ tịch HoREA nêu ý kiến.

Luật sư La Văn Thái cũng cho rằng, trong trường hợp để xảy ra vi phạm, cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý, thanh tra trong việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mất hàng trăm triệu đồng "tiền chênh" mua nhà ở xã hội ở Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Bắc Ninh bán cao hơn giá Sở Xây dựng đã phê duyệt hàng trăm triệu đồng/căn hộ. Phần vượt quá giá phê duyệt được chủ đầu tư gọi là "tiền chênh", không được đưa vào hợp đồng mua bán.

Sau loạt vi phạm nhà ở xã hội, quy trình quản lý được “siết” chặt

CAO NGUYÊN |

Sau loạt vi phạm nhà ở xã hội, Sở Xây dựng TP.Hà Nội yêu cầu quy trình quản lý phải chặt chẽ. Theo đó, sau khi ký hợp đồng bán, cho thuê nhà ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng tại dự án, có dán ảnh các thành viên trong hộ gia đình.

Công nhân mong ước có nhà ở xã hội trả góp phù hợp thu nhập

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Nhiều gia đình công nhân mặc dù đã hơn cả chục năm làm việc tại công ty nhưng vẫn không tích góp đủ tiền để mua được một căn nhà “an cư lạc nghiệp”. Do đó, nhiều công nhân mong muốn năm 2022 được địa phương hỗ trợ để có thể sở hữu căn nhà ở xã hội và được trả góp phù hợp với thu nhập.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Công nhân mất hàng trăm triệu đồng "tiền chênh" mua nhà ở xã hội ở Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Bắc Ninh bán cao hơn giá Sở Xây dựng đã phê duyệt hàng trăm triệu đồng/căn hộ. Phần vượt quá giá phê duyệt được chủ đầu tư gọi là "tiền chênh", không được đưa vào hợp đồng mua bán.

Sau loạt vi phạm nhà ở xã hội, quy trình quản lý được “siết” chặt

CAO NGUYÊN |

Sau loạt vi phạm nhà ở xã hội, Sở Xây dựng TP.Hà Nội yêu cầu quy trình quản lý phải chặt chẽ. Theo đó, sau khi ký hợp đồng bán, cho thuê nhà ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng tại dự án, có dán ảnh các thành viên trong hộ gia đình.

Công nhân mong ước có nhà ở xã hội trả góp phù hợp thu nhập

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Nhiều gia đình công nhân mặc dù đã hơn cả chục năm làm việc tại công ty nhưng vẫn không tích góp đủ tiền để mua được một căn nhà “an cư lạc nghiệp”. Do đó, nhiều công nhân mong muốn năm 2022 được địa phương hỗ trợ để có thể sở hữu căn nhà ở xã hội và được trả góp phù hợp với thu nhập.