Thu nhập thấp, nữ công nhân chật vật nuôi con

Bảo Hân |

Công ty ít việc làm, thu nhập thấp khiến cuộc sống của nhiều nữ công nhân hiện gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi có con nhỏ.

Làm công nhân 4-5 năm, không dành dụm được đồng nào 

3-4 tháng nay, công ty nơi chị Nguyễn Thị T (thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) ít đơn hàng, nên chị T chỉ đi làm 8 giờ/ngày, không được đi làm thêm.

Trước đây, khi công ty có nhiều việc, chị T thường xuyên tăng ca, làm thêm để có thu nhập. Tháng cao nhất, nữ công nhân này được 9 triệu đồng. Nhưng để có số tiền trên, chị T phải làm thêm cả ngày chủ nhật và cả ban đêm (2 tuần làm ban ngày, 2 tuần làm ban đêm). Nay khi chỉ đi làm giờ hành chính, chị chỉ được hưởng lương cơ bản là 5 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm công nhân, do công ty ít việc, anh cũng chỉ đi làm giờ hành chính, thu nhập dừng lại mức 6-7 triệu đồng/tháng.

Với tổng số tiền lương ít ỏi chỉ khoảng 11-12 triệu đồng/tháng, cuộc sống của gia đình trẻ này gặp rất nhiều khó khăn, chật vật. Chị T phải nhờ mẹ chồng lên trông con (17 tháng tuổi). Cả gia đình gồm 4 người sống chật chội trong căn phòng trọ.

“Mỗi tháng, riêng tiền thuê phòng trọ là 2 triệu đồng; cả khoản tiền dành cho con là khoảng 5 triệu đồng. Ngoài ra, còn tiền ăn, sinh hoạt cho 3 người lớn… Vì vậy, nếu chi tiêu tiết kiệm, vợ chồng tôi chỉ đủ để trang trải cho cuộc sống” - chị T chia sẻ.

Lương thấp, cuộc sống ở trọ nhiều chi phí đắt đỏ nên dù đã làm công nhân 4-5 năm nay, vợ chồng công nhân này vẫn chưa dành dụm được một khoản tiền đáng kể nào để đề phòng những lúc ốm đau.

“Công nhân như vợ chồng tôi chấp nhận đi xa nhà, thuê trọ là để kiếm tiền. Vì vậy, tôi luôn mong được làm thêm để có thêm thu nhập, cho cuộc sống đỡ khó khăn” - chị T nói và cho biết, khi con 2-3 tuổi, chị sẽ gửi cháu về quê nhờ ông bà trông. Nếu sống cùng vợ chồng chị phải gửi cháu ở trường mẫu giáo, sẽ rất tốn kém…

Chật vật nuôi con nhỏ  

Khác với chị T, chị Trần Thị L đã quyết định bỏ làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) để về quê Phú Thọ được 3 tháng nay.

Trước đây, vợ chồng chị L thuê trọ tại thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội. Các con lần lượt ra đời, cuộc sống trong căn nhà trọ ngày càng chật chội, khó khăn hơn. Chồng chị quyết định về quê ở cùng cháu lớn; còn chị L, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản cháu thứ 2, lại lên Khu công nghiệp Thăng Long làm việc, sống một mình trong căn phòng trọ.

“Mới 6-7 tháng tuổi, cháu đã phải sống xa mẹ. Mỗi khi nghĩ đến điều đó, mà lòng tôi xót xa. Nhiều đêm nhớ con, tức sữa, tôi chỉ biết khóc” - chị L kể.

Cách đây gần 3 tháng, chị L quyết định trả phòng trọ, trở về quê để được gần gia đình, gần con. Để mưu sinh, nữ công nhân này xin vào làm thời vụ tại một công ty cách nhà hơn 10km. Làm được gần 2 tháng, chị bị tai nạn giao thông, phải nghỉ ở nhà, nên chị quyết định nghỉ để chuyển sang nơi mới.

“Nơi làm việc cũ lương cơ bản rất thấp, chỉ ở mức 3.770.000 đồng/tháng. Công ty nơi tôi mới chuyển sáng có mức lương cơ bản là 4,2 triệu đồng/tháng. Đối với công nhân như tôi, chỉ cần tăng thêm 100.000-200.000 đồng là quý lắm rồi” - chị L chia sẻ.

Giải thích vì sao mới chỉ xin làm công việc thời vụ, nữ công nhân này cho biết, chị đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khi nào lĩnh hết 7 tháng, chị sẽ đi xin vào làm việc chính thức, có hợp đồng lao động, có được đóng bảo hiểm.

“Tính cả tiền bảo hiểm thất nghiệp và tiền lương đi làm, một tháng tôi được khoảng 8 triệu đồng. Chồng tôi làm nghề tự do, không có thu nhập ổn định, nên cuộc sống của gia đình rất chật vật” - chị L nói.

Vợ chồng chị L có 2 cháu, một cháu năm nay lên lớp 2 và 1 cháu mới 14 tháng tuổi. “Nếu cứ ở nhà thì thu nhập rất thấp nên chồng tôi đang chờ để đi xuất khẩu lao động. Còn tôi, nếu chồng ra nước ngoài làm việc mà “ổn ổn”, tôi cũng sẽ sang cùng” - chị L chia sẻ dự định. Mặc dù điều này đồng nghĩa một lần nữa anh chị phải xa các con, nhưng vì mưu sinh, để có tương lai tốt hơn, vợ chồng trẻ này đành chấp nhận…

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ tại DN

Hà Anh |

Hà Nội - LĐLĐ huyện Thanh Oai đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ tại Công ty TNHH sản xuất Nhựa Việt Nhật; Công ty TNHH May xuất khẩu DHA; Công ty TNHH Bao Bì Hoa Nam. Đây là 3 doanh nghiệp có đông nữ công nhân lao động.

Lắp đặt cabin vắt, trữ sữa mẹ tại công ty có hơn 100 lao động nữ

Nam Dương |

TPHCM- LĐLĐ quận 6 vừa phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ của quận lắp đặt cabin vắt, trữ sữa mẹ tại Công ty TNHH may Trần Trúc có hơn 100 lao động nữ trên địa bàn quận.

Thực hiện quyền của lao động nữ trong DN: Còn hạn chế do thiếu kiến thức

Linh Nguyên |

Vẫn còn những lao động nữ (LĐN) nghĩ rằng chế độ thai sản là 4 hoặc 5 tháng, thậm chí có người nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi không dám nghỉ khi con ốm vì sợ bị trừ lương… Đó là một trong những vấn đề đặt ra tại Hội thảo đánh giá thực trạng thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp và đề xuất giải pháp của tổ chức CĐ thúc đẩy thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 30.6.

Chánh Thanh tra Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì đại dự án 25.000 tỉ đồng

Hữu Long |

Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây là dự án từng bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì các sai phạm trong thủ tục đầu tư, thậm chí còn để mất 257ha đất rừng…

Thu hồi đất, bồi thường... được đặc biệt quan tâm góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cát Tường - Thái Mạnh |

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhận được nhiều ý kiến góp ý gồm có việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Ám ảnh cảnh hút chích, kim tiêm trong nhà vệ sinh công cộng

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN |

Hà Nội - “Ám ảnh tới già” là cảm nhận của nhiều người dân sau khi trải nghiệm nhà vệ sinh công cộng tại bến xe, công viên bởi kim tiêm, rác thải. Còn nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại đây cũng cảm thấy "ớn" mỗi khi phải chạm mặt với những đối tượng nghiện hút chích.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

Công khai tổ chức đánh bạc, quay video phát lên mạng xã hội

Vân Trường |

Nhiều đối tượng công khai đánh bạc, tổ chức đánh bạc, quay lại video rồi phát lên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem.

Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ tại DN

Hà Anh |

Hà Nội - LĐLĐ huyện Thanh Oai đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ tại Công ty TNHH sản xuất Nhựa Việt Nhật; Công ty TNHH May xuất khẩu DHA; Công ty TNHH Bao Bì Hoa Nam. Đây là 3 doanh nghiệp có đông nữ công nhân lao động.

Lắp đặt cabin vắt, trữ sữa mẹ tại công ty có hơn 100 lao động nữ

Nam Dương |

TPHCM- LĐLĐ quận 6 vừa phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ của quận lắp đặt cabin vắt, trữ sữa mẹ tại Công ty TNHH may Trần Trúc có hơn 100 lao động nữ trên địa bàn quận.

Thực hiện quyền của lao động nữ trong DN: Còn hạn chế do thiếu kiến thức

Linh Nguyên |

Vẫn còn những lao động nữ (LĐN) nghĩ rằng chế độ thai sản là 4 hoặc 5 tháng, thậm chí có người nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi không dám nghỉ khi con ốm vì sợ bị trừ lương… Đó là một trong những vấn đề đặt ra tại Hội thảo đánh giá thực trạng thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp và đề xuất giải pháp của tổ chức CĐ thúc đẩy thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 30.6.