Hoạt động Công đoàn trong tình hình mới:

Thu kinh phí Công đoàn để chăm lo cho người lao động

Nguyễn Hùng |

Lực lượng công nhân, lao động ngày một tăng là xu hướng tất yếu trong bối cảnh đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Việc thu phí Công đoàn (CĐ) là cần thiết để có nguồn chi cho bộ máy CĐ và chăm lo đời sống cho người lao động.

Nên duy trì mức phí 2%

Sáng 13.10.2020, tại TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo “Tham vấn ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn”. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu và Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi dự hội thảo. Các nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận gồm: Tài chính CĐ và tổ chức bộ máy trong tình hình mới.

Ông Dương Văn Sao - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học CĐ - tính toán, với mức thu hiện nay, bình quân mỗi năm, mỗi Công đoàn cơ sở (CĐCS) thu phí CĐ được trên 70 triệu đồng. Theo quy định, 70% số này được phân bổ cho CĐCS, tương đương hơn 49 triệu đồng; 30% còn lại thì 2% nộp về Tổng LĐLĐVN; 18% chuyển về LĐLĐ cấp tỉnh, CĐ ngành…

Trong khi đó, theo quy định về tài chính CĐ, hằng năm, CĐCS chi phụ cấp cho cán bộ CĐ không quá 30%; 10% cho quản lý hành chính; 60% cho các hoạt động phong trào, gồm: Đào tạo, phổ biến pháp luật, thi đua khen thưởng, phát triển đoàn viên, hiếu-hỉ…

“Gần 50 triệu đồng chi cho hoạt động cả năm của một CĐCS, nhất là những CĐCS có hàng vạn công nhân lao động cho thấy, tài chính CĐ rất hạn hẹp” - ông Sao nói.

Ông Trương Anh Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định - cho rằng, đúng là nhiều ý kiến đề nghị hạ mức đóng phí CĐ xuống dưới 2%, nhưng nơi hoạt động CĐ tốt thì không có ý kiến gì. “Thậm chí, có nơi còn muốn đóng thêm, bằng nhiều hình thức để có thể tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động chăm lo cho người lao động (NLĐ). Vấn đề là sử dụng thế nào cho hiệu quả” - ông Tuấn cho biết.

Ông Nguyễn Thái Hưng - Giám đốc khách sạn Sài Gòn Hạ Long - cũng cho rằng, nên duy trì mức 2% để còn nguồn tài chính chăm lo, hỗ trợ cho NLĐ.

Thiếu người, nguồn tài chính hạn hẹp: Khó cho tổ chức CĐ

Ông Đỗ Cao Thượng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Quảng Ninh - bày tỏ sự bấp cập khi tổ chức CĐ được giao phải phát triển số lượng đoàn viên, CĐCS, nhưng lại phải giảm biên chế ít nhất 10%/năm. Theo ông Thượng, thiếu người, trong khi nguồn tài chính hạn hẹp thì rất khó chăm lo cho NLĐ và khó phát huy được vị thế của tổ chức CĐ.

“Không tăng người cho CĐ mà cứ giảm biên chế. Muốn CĐ mạnh thì phải có con người và tài chính. Cán bộ CĐ phải sát sao. Có những địa phương, cán bộ CĐ rất ít, trong khi số lượng CĐCS và CĐ viên rất lớn, có khi cả năm không thể xuống hết các CĐCS” - ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - chia sẻ.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho hay, việc thu phí CĐ là cần thiết để có nguồn chi cho bộ máy CĐ và chăm lo đời sống cho NLĐ. Tuy nhiên, cần có nhiều hình thức để công khai, minh bạch các nguồn thu - chi để NLĐ biết và giám sát.

Nhiều thông tin về khoản kết dư 29.000 tỉ đồng chưa chính xác

Tại hội thảo, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết, qua tìm hiểu, một số thông tin về khoản kết dư 29.000 tỉ đồng của Tổng LĐLĐVN là không chính xác. Đây không phải là số kết dư của năm 2019, mà do tổ chức CĐ tiết kiệm chi tiêu qua một thời gian rất dài. Hơn nữa, chỉ có khoảng 15% số kết dư trên là nằm ở Tổng LĐLĐVN, số còn lại được chuyển về các Công đoàn cấp dưới để chăm lo đời sống cho người lao động.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - giải thích thêm, số kết dư 29.000 tỉ đồng được công bố vào cuối năm 2019 - thời điểm số kết dư thường lớn. Nhưng ngay sau đó, một khoản tiền không nhỏ được chi để chăm lo đời sống của người lao động, Công đoàn viên trên toàn quốc để đón Tết Nguyên đán.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Triển khai quyết liệt chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới

Thanh Hà |

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện tích cực, chủ động, tập trung và ưu tiên triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại và tuyên truyền, bảo đảm chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới sẽ được triển khai quyết liệt ở trên các mặt trận với cách thức mới mẻ, sáng tạo và đạt kết quả tích cực.

Thị trường chứng khoán đang vận động theo diễn biến của khối ngoại

Đức Mạnh |

Thị trường chứng khoán muốn khởi sắc trở lại cần sự đồng thuận của nhiều nguồn lực tham gia. Bên cạnh dòng vốn mới từ khối ngoại thì dòng vốn trong nước cũng rất quan trọng.