Thư gửi… Gạc Ma

Hữu Long |

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma trở thành điểm đến tâm linh không thể thiếu của khách du lịch, người dân, công nhân, viên chức lao động trên cả nước khi tới  tỉnh Khánh Hòa. Những ngày tháng 7 lại về, lật dở từng trang lưu bút tại khu tưởng niệm mới thấy rõ lòng người Việt luôn mãi mãi tri ân sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo đất nước…

Tri ân người nằm xuống

Đến tháng 7 này đã là thời điểm hơn 5 năm kể từ khi Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở bắc đảo Cam Ranh đi vào hoạt động và trở thành điểm đến linh thiêng của bao người con người Việt.

5 năm có lẽ là con số không quá dài nhưng nó là một mốc thời gian đáng nhớ để chúng ta cùng ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc. Mỗi năm qua đi, quyển lưu bút tại khu tưởng niệm lại dày thêm với hàng vạn lời gửi gắm của người dân trong nước, kiều bào và cả những người ngoại quốc. Từng trang lưu bút có thể là dòng tri ân, một dòng ký ức hay có thể một bài thơ viết vội.

Dù được thể hiện bằng cách nào, những trang viết đó là lời gan ruột của những người Việt đang sống trong thời bình. Họ yêu chuộng hòa bình, căm thù chiến tranh và trân trọng sự hy sinh của các anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Đọc qua lưu bút viết vào giữa năm 2020 của ông Ngô Đức Thắng (huyện Long Thành, Đồng Nai) sau khi viếng thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Lời thơ ngắn gọn nhưng chứa chan tình cảm của một người con phương Nam khi đến dâng hương trước anh linh liệt sĩ.

Ông viết: “Tổ quốc đất nước mãi tri ân/ Sáu tư đồng chí đã quên thân/ Gạc Ma một phần của Tổ quốc /Thắp nén nhang này lòng thành tâm…”.

Giữa hàng ngàn dòng lưu bút, có lẽ ấn tượng hơn cả chính là trang viết chứa chan tình cảm bằng tiếng Lào của các bạn Lào khi đến viếng khu tưởng niệm vào tháng 2.2020.

Trong lưu bút đã ký, Chủ tịch T.Ư Liên hiệp Công đoàn Lào nói rằng: “Tôi và gia đình cùng với các đồng chí thành viên trong đoàn T.Ư Liên hiệp Công đoàn Lào có dịp sang thăm Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa và có dịp thăm, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma - Những người làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Việt Nam. Đó là những người đã hy sinh dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc”.

Có người hay ví von trang lưu bút tại khu tưởng niệm như lá thư của thế hệ hôm nay gửi ngoài khơi xa, nơi đó có Gạc Ma, có Hoàng Sa, một phần máu thịt của Tổ quốc đang bị quân thù xâm chiếm. Ở nơi đảo xa đó, có cả máu xương của các anh nằm dưới lòng biển cả...

Phát huy giá trị của khu tưởng niệm

Trong những ngày tháng 6 mới đây, cả nước lại bồi hồi xúc động khi người đứng đầu Chính phủ đã đặt chân đến dâng hương, hoa tại khu tưởng niệm Gạc Ma. Và, như truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Thủ  tướng Phạm Minh Chính đã viết lưu bút tại khu tưởng niệm.

Những dòng lưu bút của người đứng đầu Chính phủ ngắn nhưng khái quát được giá trị của độc lập tự do và đặc biệt đó là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những hy sinh của các anh hùng liệt sĩ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: “Nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh tại Gạc Ma, tôi và đoàn công tác đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại Gạc Ma.

Đây là những tấm gương đã anh dũng quên mình hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Những tấm gương chói sáng ấy luôn là minh chứng của chủ nghĩa anh hùng, tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam”.

Sau chuyến đi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã trao đổi cùng Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa về việc xây dựng, phát huy giá trị của Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma trong thời gian tới.

Ông Võ Duy Trúc - Chánh Văn Phòng LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa, kiêm Giám đốc Ban Quản lý Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, thay mặt nhân dân, chính quyền, thân nhân 64 liệt sĩ, cảm ơn tấm lòng của doanh nghiệp, người dân cả nước thời gian qua đóng góp cho Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

“Những đóng góp của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp là một niềm vinh dự, là trách nhiệm để ban quản lý nỗ lực quản lý, cải tạo, sửa chữa Khu tưởng niệm này càng khang trang, là điểm đến linh thiêng của người dân và du khách trong và ngoài nước” - ông Trúc chia sẻ.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma không chỉ là một địa chỉ để người dân đến tham quan, thắp hương tưởng niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ biển đảo quê hương, mà còn góp phần nhắc nhớ, giáo dục lịch sử cho các thế hệ mai sau về những sự kiện lịch sử không được quên.

Đặc biệt, hoạt động của Chương trình “Nghĩa tình Hoàng sa, Trường Sa” đã nhiều năm liên tiếp vận động sự đóng góp của các nhà hảo tâm, cán bộ công chức lao động, nhân dân cả nước và cả kiều bào nước ngoài chung tay vào việc hỗ trợ, giúp đỡ thân nhân các gia đình liệt sĩ.

Đến thời điểm này, tất cả thân nhân 64 liệt sĩ Gạc Ma, những cựu binh Gạc Ma đã được tri ân, hỗ trợ thiết thực, từ việc giúp đỡ xây dựng từng căn nhà, xin việc làm cho con em liệt sĩ cho đến hỗ trợ thăm hỏi thường niên đối với các gia đình khó khăn.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Liệt sĩ Gạc Ma và những kỷ vật còn mãi

Tô Thế - Phong Linh |

Những cuốn sách tiếng Nga, bộ quần áo Hải quân -  là những kỷ vật hiếm hoi mà thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) nhận lại sau khi anh Lập hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.

Thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Kiều Văn Lập, người đã hy sinh tại Gạc Ma

THẾ LINH |

Hà Nội - Sáng 20.7, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động, Giám đốc Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng có buổi thăm hỏi tri ân thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) - người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma - người 29 năm mặc áo của con, đã không còn trên đời

Tường Minh |

Đà Nẵng Gặp lại ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng, chúng tôi mới hay bà Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Gạc Ma Phan Văn Sự - người suốt 29 năm giữ bên mình chiếc áo kỷ vật của con đã không còn trên cõi đời.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Liệt sĩ Gạc Ma và những kỷ vật còn mãi

Tô Thế - Phong Linh |

Những cuốn sách tiếng Nga, bộ quần áo Hải quân -  là những kỷ vật hiếm hoi mà thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) nhận lại sau khi anh Lập hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.

Thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Kiều Văn Lập, người đã hy sinh tại Gạc Ma

THẾ LINH |

Hà Nội - Sáng 20.7, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động, Giám đốc Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng có buổi thăm hỏi tri ân thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) - người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma - người 29 năm mặc áo của con, đã không còn trên đời

Tường Minh |

Đà Nẵng Gặp lại ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng, chúng tôi mới hay bà Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Gạc Ma Phan Văn Sự - người suốt 29 năm giữ bên mình chiếc áo kỷ vật của con đã không còn trên cõi đời.